Thụ tinh trong ống nghiệm IVF là một phương pháp thụ tinh theo đó trứng được thụ tinh bằng tinh trùng bên ngoài cơ thể, trong ống nghiệm.

Thụ tinh trong ống nghiệm (In vitro fertilization – IVF) là kỹ thuật điều trị vô sinh – hiếm muộn, trong đó, tinh trùng của người chồng và trứng của người vợ sẽ được thụ tinh trong phòng thí nghiệm để tạo thành phôi.

Sau một thời gian nuôi cấy bên ngoài (thường 2-5 ngày), phôi sẽ được đưa trở lại buồng tử cung của người vợ.

Thụ trinh trong ống nghiệm là gì?

Thụ tinh trong ống nghiệm là một phương pháp thụ tinh theo đó trứng được thụ tinh bằng tinh trùng bên ngoài cơ thể, trong ống nghiệm. Đây là một phương pháp được áp dụng sau khi kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đã thất bại, được áp dụng cho những được dành cho những cặp vợ chồng hay những người phụ nữ đang ở độ tuổi sinh sản, vì bất kỳ lý do gì đó, tinh trùng không thể thụ tinh cho trứng bằng phương pháp tự nhiên. 

Tìm hiểu thêm: Thụ tinh ống nghiệm mất bao lâu, giá bao nhiêu




Sự rụng trứng được điều khiển bởi hormone và trứng đã thụ tinh sẽ được đưa vào tử cung. Người được thụ tinh được tiêm thuốc gonadotrophin để kích thích trứng lớn. Việc này được thực hiện dưới sự kiểm soát chặt chẽ về y tế, sử dụng lượng hormone vừa đúng, sau đó sẽ bác sĩ tiến hành siêu âm để phát hiện những trứng lớn.

Khi trứng lớn, chúng sẽ được hút ra khi đã chín nhưng chưa tự phóng. Hormone gondotropins, loại hóc môn gây tắt kinh nguyệt của người được dùng để kích thích rụng trứng. 36 giờ sau, bào tương (chứa tế bào trứng) sẽ được lấy ra bằng đường âm đạo (bằng kim và siêu âm). Các trứng trong bào tương sẽ được thụ tinh với tinh trùng đã lấy từ trước, và 2 trứng đã thụ tinh sẽ được đưa lại vào tử cung người phụ nữ. 

Đọc thêm: 





Ai là đối tượng nên sử dụng phương pháp này

Chỉ định đối tượng thụ tinh trong ống nghiệm

Những người thuộc một trong 3 nhóm nguyên nhân hiếm muộn dưới đây sẽ được chỉ định thụ tinh trong ống nghiệm:

- Nguyên nhân hiếm muộn từ người vợ như tổn thương tắc, ứ dịch vòi trứng, lạc nội mạc tử cung hay rối loạn phóng noãn sau khi thất bại bơm tinh trùng nhiều lần.

- Nguyên nhân hiếm muộn từ người chồng như tinh trùng ít, yếu và dị dạng hoặc không có tinh trùng.


- Hiếm muộn chưa rõ nguyên nhân và đã bơm tinh trùng nhiều lần thất bại.




Cần chuẩn bị gì trước thụ tinh ống nghiệm


  • Ở giai đoạn chuẩn bị làm thụ tinh ống nghiệm IVF, cả 2 vợ chồng sẽ được thực hiện một số xét nghiệm đánh giá khả năng sinh sản phục vụ cho quá trình thụ tinh ống nghiệm IVF.
  • Tiếp theo khâu xét nghiệm đánh giá khả năng sinh sản là khâu khám tiền mê để bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát của người vợ và để xem người vợ có khả năng làm thụ tinh ống nghiệm và mang thai hay không.
  • Sau khi đã được các bác sĩ khám, tư vấn và có chỉ định thực hiện thụ tinh ống nghiệm IVF, người vợ được hẹn quay lại bệnh viện để thăm khám vào ngày có kinh thứ 2 hay thứ 3 của chu kỳ.



Đây cũng là thời gian để các cặp vợ chồng chuẩn bị tâm lý, sức khỏe và sắp xếp công việc, chi phí… để chuẩn bị bước vào quy trình chính thức của quá trình thụ tinh ống nghiệm IVF.

Quy trình thụ tinh ống nghiệm


  • Bước 1: Kích thích trứng (hay còn gọi là kích trứng)


Người vợ sẽ được tiêm thuốc kích thích buồng trứng liên tục mỗi ngày, thường trong khoảng thời gian 10-12 ngày. Trong thời gian tiêm thuốc, người vợ sẽ được hẹn để siêu âm và xét nghiệm máu để theo dõi sự phát triển của nang noãn.

Khi nang noãn đạt kích thước theo yêu cầu, người vợ sẽ được tiêm mũi thuốc cuối cùng để kích thích trứng trưởng thành (còn gọi là mũi kích rụng trứng). Mũi thuốc này sẽ cần phải tiêm đúng giờ.

  • Bước 2: Chọc hút trứng


Khi trứng đạt yêu cầu, việc chọc hút trứng được tiến hành qua đường âm đạo vào khoảng 36 giờ sau mũi tiêm thuốc cuối cùng. Khi chọc hút trứng, người vợ sẽ được gây mê nên không gặp đau đớn gì. Thời gian chọc hút trứng chỉ từ 10-15 phút cho mỗi ca. Cùng lúc, người chồng lấy tinh trùng để chuẩn bị cấy phôi hoặc được thông báo lấy mẫu tinh trùng đông lạnh (nếu đã được trữ đông trước đó).

Sau khi chọc hút trứng, người vợ sẽ nằm theo dõi tình trạng sức khỏe tại bệnh viện 2-3 giờ.


  • Bước 3: Tạo phôi


Trứng và tinh trùng sẽ được chuyển đến phòng labo để thụ tinh và tạo phôi. Phôi sẽ được nuôi cấy bên ngoài 2-5 ngày.

Trong thời gian này, người vợ sẽ được dùng thuốc đường uống và đặt âm đạo để chuẩn bị cho quá trình chuyển phôi.

Nếu được chuyển phôi ngay sau khi tạo phôi thì gọi là chuyển phôi tươi.

Trong trường hợp người vợ không đủ điều kiện sức khỏe để được chuyển phôi tươi, toàn bộ số phôi đạt chất lượng sẽ được trữ đông và người vợ sẽ được chuyển phôi trữ vào chu kỳ tiếp theo.


  • Bước 4: Chuyển phôi


Cặp đôi sẽ được thông báo về số lượng, chất lượng phôi được tạo thành. Sau đó, số phôi chuyển vào buồng tử cung, cũng như số phôi dư có thể đông lạnh cũng sẽ được thống nhất giữa 2 vợ chồng và bác sĩ.

Sau khi kiểm tra và thấy rằng niêm mạc tử cung đủ độ dày cần thiết và chất lượng tốt, tạo thuận lợi cho sự làm tổ và phát triển của phôi sau khi đặt vào buồng tử cung, bác sĩ sẽ thực hiện chuyển phôi.

Sau khi hoàn tất quá trình chuyển phôi, người vợ nằm nghỉ khoảng 2-4h tại bệnh viện.
Trong thời gian 2 tuần sau chuyển phôi, người vợ tiếp tục sử dụng các loại thuốc nội tiết và nghỉ ngơi, sinh hoạt theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

Trong trường hợp chuyển phôi trữ, người vợ sẽ được siêu âm và dùng thuốc theo dõi niêm mạc bắt đầu từ ngày thứ 2 của chu kỳ kinh tiếp theo trong vòng từ 14-18 ngày, sau đó bác sĩ sẽ chọn thời điểm phù hợp để chuyển phôi trữ.


  • Bước 5: Thử thai


Hai tuần sau, người vợ đến trung tâm để xét nghiệm máu (xét nghiệm Beta HCG) để biết kết quả. Nồng độ beta HCG sau 2 tuần chuyển phôi nếu ở mức > 25 IU/l được xác định là có thai, nồng độ này cao thấp còn tuỳ thuộc từng cơ thể mỗi người.

Nếu nồng độ sau 2 ngày tăng gấp rưỡi trở lên thì được xác định là thai đang phát triển và tiếp tục cho thuốc dưỡng thai đến ngày siêu âm để xác định túi thai và tim thai.

Nếu beta xét nghiệm sau 2 ngày không tăng hoặc giảm thì tiếp tục theo dõi. Trường hợp thai sinh hoá là khi nồng độ beta khi trở về âm tính (<5 IU/l).


Trường hợp chưa có thai nhưng còn phôi trữ, người vợ có thể tiếp tục dùng phôi trữ để chuyển vào tử cung ở các chu kỳ tiếp theo mà không cần phải thực hiện lại các bước kích thích trứng, chọc hút trứng.



Video Quy trình thụ tinh ống nghiệm IVF

Tỉ lệ thành công của IVF

Trên thế giới, tỉ lệ thụ tinh ống nghiệm thành công là khoảng 40-45%. Tại Việt Nam, tỉ lệ này ở khoảng 35-40%. Tỉ lệ thành công này sẽ giảm từ 2-10% đối với phụ nữ lớn tuổi (sau tuổi 40).


Hiện nay, đây là phương pháp có tỉ lệ thành công cao nhất trong các phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện nay.

Thông tin tham khảo từ Wikimedia và Tamanhhospital
Nhãn:

Đăng nhận xét

Sức Khỏe

[Suc-khoe][fbig1]

Làm Đẹp

[Lam-dep][fbig2]

Làm Mẹ

[Lam-me][column1]

Ẩm Thực

[Am-thuc][column2]

Khám Phá

[Kham-pha][hot]

Thời Trang

[Thoi-trang][gallery1]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.