Articles by "Am-thuc"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Am-thuc. Hiển thị tất cả bài đăng

Những món ăn cay xé lưỡi luôn có sức hấp dẫn đến kì lạ. Chính vị cay “chảy nước mắt” này lại là lý do khiến các món ăn dưới đây được yêu thích đặc biệt.

Lẩu Tứ Xuyên
Mô tả ảnh.
Món lẩu Tứ Xuyên với nước dùng đỏ rực cay nhất thế giới
Nguyên liệu để tạo ra nước lẩu gồm nhiều thành phần như xương hầm, ớt Tứ Xuyên kết hợp cùng tiêu và những đồ gia giảm như vỏ quế, hạt thì là, thảo quả, lá thơm, sả, đinh hương để nồi lẩu ngon hơn và "nóng hơn". Nước lẩu Tứ Xuyên phải có vị cay của ớt, vị chua từ giấm, vị ngọt tự nhiên từ nguyên liệu.
Bò xào kiểu Thái
Mô tả ảnh.
Món bò xào với các loại ớt xanh đỏ cay chảy nước mắt
Nổi tiếng là một trong những quốc gia ăn cay nhất thế giới, những món ăncủa Thái Lan luôn có rất nhiều ớt. Trong số những món ăn cay của Thái Lan, nổi tiếng nhất là món thịt bò xào kiểu Thái hay còn có tên là Neu Pad Prik được làm từ thịt bò thái lát, hành lá, húng quế và đặc biệt là rất nhiều ớt chỉ thiên xanh, loại ớt nhỏ siêu cay còn có vị hơi chát vì chưa chín.
Cà ri Vindaloo - Ấn Độ
Mô tả ảnh.
Cà ri Ấn Độ là món ăn cay nhất nhì thế giới
Món ăn là sự kết hợp tuyệt vời giữa các hương liệu tự nhiên như rau mùi, thì là, nghệ, hạt mù tạt và ớt Chili khô. Vindaloo có vị cay nóng đặc biệt vì thịt ngoài được ướp với các gia vị trên còn được tăng cường hương vị với giấm, và điều này giúp cảm giác cay nóng tăng lên nhanh chóng.
Cocktail Tôm
Mô tả ảnh.
Cocktail Tôm cay nóng khiến lưỡi bạn có cảm giác như "điện giật"
Món ăn này có xuất xứ từ Hawaii (Mỹ), là tôm tươi sống chấm với mù tạt cay xè, đến độ vị cay xộc lên mũi, cùng cảm giác cứ như điện giật sẽ đến với bạn ngay khi vừa nếm thử. Điểm đặc biệt nằm ở nước sốt ăn kèm, được chế biến từ rất nhiều loại ớt cùng hành lá, ngò tây…
Kimchi
Mô tả ảnh.
Món kimchi có màu đỏ rực của bột ớt Hàn Quốc
Hàn Quốc là một nước Đông Bắc Á có nhiệt độ trung bình hàng năm rất thấp, mùa đông lại cực kỳ lạnh. Chính vì điều này mà các món ăn của Hàn Quốc thường có rất nhiều ớt để thực khách có thể giữ ấm cho cơ thể. Kimchi là món ăn truyền thống của người Hàn Quốc với vị cay nồng đặc trưng, đây cũng là niềm tự hào và gắn liền với hình ảnh người dân Hàn Quốc.
Gà nướng vùng Caribbean
Mô tả ảnh.
Gà nướng Caribean được chế biến bằng những nguyên liệu cực cay
Món gà nướng đặc biệt này được tẩm ướp từ các nguyên liệu tuyệt vời nhất vùng Caribbean cùng các loại gia vị có mùi hương mạnh: tiêu Jamaica, đinh hương, quế, hành lá, hạt nhục đậu khấu, húng tây và tỏi. Và không thể không nhắc đến vị cay đến từ ớt Scotch Bonnet - một trong những loại ớt cay gắt nhất thế giới.
Wot - Món hầm của Ethiopia
Mô tả ảnh.
Món Wot siêu cay của người dân xứ nóng Ethiopia
Món Wot (món hầm) siêu cay của Ethiopia được chế biến bằng các loại gia vị là hành tây, tỏi, gừng, và không thể thiếu được bột Berbare - một loại hỗn hợp của ớt khô và một vài gia vị khô khác. Toàn bộ các gia vị cay nóng đó được dùng để hầm gà trong nhiều giờ, để các gia vị ngấm sâu vào thịt. Sau đó, món ăn được phục vụ cùng trứng luộc và một loại bánh mỳ kê gọi là injera.
Theo Phunutoday

Món nộm rau muống không những dễ làm mà mùi vị cực thơm ngon, vị ngọt mát, chắc sẽ khiến cả nhà mê tít.

Cách 1
Nguyên liệu:
me
Nộm rau muống rất giòn, ngon và dễ ăn.
- 1 mớ rau muống
- 200gr lạc
- Ớt, chanh, tỏi
- Rau kinh giới
- Đường
- Bột canh
Cách làm:
Bước 1: Bạn nhặt sạch rau muống, bỏ lá, chỉ giữ lại 1-2 lá nhỏ ở phần ngọn. Có thể ngâm rau trong nước 15-20 phút để làm sạch rau.
Bước 2: Bạn chần rau qua nước sôi, chỉ chần vừa đủ (khoảng một phút), để lâu quá rau sẽ bị nát và vàng rau.
Bước 3: Vớt rau ra để ráo nước. Sau đó, bạn bỏ vài viên đá lạnh lên rau để rau giữ được màu xanh.
Bước 4: Rang lạc và giã, lưu ý là không giã lạc quá nát, như vậy lúc làm nộm sẽ bị vụn.
Bước 5: Bạn vắt 1-1,5 quả chanh, sau đó thêm chút đường, bột canh, tỏi giã nát, ớt. Hãy nêm nếm cho nước làm nộm sao cho vừa, có vị chua ngọt vừa phải.
Bước 6: Bạn thái rau kinh giới thành từng đoạn dài 1 đốt ngón tay rồi đổ vào cùng với rau, hỗn hợp nước nộm cũng đổ vào cùng.
Tiếp đó đảo đều, nhớ nhẹ tay để rau không bị nát.
Cách 2
Nguyên liệu:
me
Món ăn này nhâm nhi rất thú vị.
- 1 bó rau muống
- 1 bó rau kinh giới
- 1 quả chanh, 1 củ tỏi, 2 quả ớt
- 1 thìa canh đường, 1 thìa canh nước mắm
- 50g lạc rang.
Cách làm:
Bước 1:
Rau muống rửa sạch, nhặt bỏ hết phần lá xanh.
Đun sôi một nồi nước, thả rau muống vào chần.
Bước 2:
Để rau được xanh và giòn các bạn nên để lửa to, chần rau ngập nước, khi nước sôi trở lại thì vớt rau ra thật nhanh và thả ngay vào bát nước đá.
Bước 3:
Pha nước trộn nộm
Tỏi bóc vỏ, đập dập. Ớt bỏ hạt, thái sợi.
Bước 4:
Cho tỏi, ớt, nước cốt chanh, đường, mắm vào khuấy đều cho tan hết đường.
Bước 5:
Trước khi ăn khoảng 30 phút bạn vớt rau muống ra vẩy ráo nước rồi trộn với nước mắm chua ngọt đã pha nhé!.
Khi ăn mới trộn thêm rau kinh giới & rắc chút lạc rang đã giã dập lên trên ăn kèm
Nộm rau muống làm theo cách này rất giòn, ngon và dễ ăn. 
Chúc các bạn thành công và ngon miệng!
Theo Phunutoday

Nộm hoa chuối tai heo (tai lợn) giúp bạn đổi vị cho bữa tối nay. Cùng trổ tài nấu nướng với món nộm hoa chuối tai heo nhé.


Cách 1
Nguyên liệu:
me
Nộm hoa chuối tai heo giúp bạn đổi vị cho bữa tối.
- 1 cái tai heo
- 300g hoa chuối, 1 củ cà rốt, 1 quả dưa chuột, 200g giá đỗ
- Rau thơm, 2 quả chanh, 1 củ tỏi, 1 quả ớt
- 100g lạc khô, đường, giấm, bột canh
Cách làm:
Tai heo bóp muối, rửa sạch, đem luộc chín rồi vớt ngay ra nước đá để tai giòn và không bị thâm, sau đó để ráo nước, đem thái mỏng.
Hoa chuối thái mỏng, ngâm vào nước có pha vài giọt giấm cho trắng, cà rốt bào sợi nhỏ.
Rau thơm nhặt rửa sạch, giá đỗ rửa sạch để ráo nước.
Dưa chuột cắt khúc 3-5cm rồi thái theo chiều dọc hoặc thái vát, lạc rang giã dập.
Thái nhỏ rau thơm, trộn giá đỗ với ½ thìa café bột canh, 2 thìa café nước cốt chanh và 2 thìa café đường trước khi ăn 30 phút.
Pha nước chua ngọt để trộn nộm: vắt 1 quả chanh, bỏ hạt rồi từ từ cho đường vào đến khi nếm thấy độ chua ngọt vừa ăn thì cho tỏi ớt băm nhỏ vào, khuấy đều cho các gia vị hòa trộn với nhau.
Cho tất cả hoa chuối, cà rốt, dưa chuột, tai heo vào cùng giá, đổ hỗn hợp chua ngọt pha bên trên vào, thêm bột canh vừa ăn rồi nhẹ tay bóp thật kỹ, để thêm 30 phút cho ngấm gia vị, khi nào chuẩn bị ăn thì mới trộn thêm rau thơm vào nữa là xong.
Thế là món nộm hoa chuối tai keo đã hoàn thành, cho nộm ra đĩa, rắc lạc rang giã nhỏ lên trên và thưởng thức thôi nào. Nếu khéo tay, bạn có thể tỉa thêm vài bông hoa từ quả ớt để trang trí cho đĩa nộm càng thêm hấp dẫn nhé!
Cách 2
Nguyên liệu:
me
Món ăn này rất ngon và thanh mát.
- 1-2 bắp hoa chuối
- 1 cái tai heo đã làm sạch
- 2 – 3 quả ớt
- 2-3 quả chanh
- 1 quả cà rốt
- 1-2 quả khế
- 3 tép tỏi
- 200 g giá đỗ
- 100g lạc rang
- Rau thơm các loại
- Gia vị: đường. súp, mì chính.
Cách làm:
Bước 1: Hoa chuối bóc phần vỏ ngoài, giữ phần non và thái mỏng. Để hoa chuối không bị thâm ta nên cho vài lát chanh tươi cùng chút muối.
Bước 2: Tai lợn làm sạch luộc chín, để khô và thái mỏng.
Bước 3: Cà rốt gọt vỏ rửa sạch bào sợi, giá đỗ, khế rửa sạch thái mỏng.
Bước 4: Rau thơm các loại nhặt sạch, rửa để ráo thái rối.
Bước 5: Sau khi ngâm hoa chuối khoảng 30 phút vớt ra để ráo, trần qua nước ấm rồi cho vào âu sạch. Thêm cà rốt, giá đỗ cùng khế chua vào trộn đều, thêm phần tai lợn.
Bước 6: Hòa 2 thìa đường, 3 thìa chanh tươi, 1 thìa súp, ớt tươi cắt lát, tỏi đập dập. (Tùy theo khẩu vị của bạn để pha phần nước trộn cho hợp nhé) rồi trộn vào phần nộm.
Bước 7: Thêm phần rau thơm và tiếp tục trộn đều tay để nộm ngấm gia vị.
Bước 8: Lạc rang chín, bỏ phần vỏ ngoài giã dối rắc đều lên nộm.
Món nộm hoa chuối giờ đã hoàn thành bạn nhé. Nhìn thật hấp dẫn phải không?
Chúc các bạn thành công nhé!
Theo Phunutoday

Ẩm thực Việt Nam với vô vàn các món ăn đa dạng là nét thu hút du khách thập phương.

1. Thịt trâu gác bếp – Sơn La
Thịt trâu gác bếp là một món ăn quý của người Thái đen (Sơn La). Từng thớ thịt trâu nâu hồng ngon mắt, vừa dai dai của thịt, vừa có mùi hăng hắc, cay cay của khói bếp lâu ngày, cuối cùng đọng lại nơi đầu lưỡi là vị ngọt đặc biệt. Đây chắc chắn là món ăn nên thử khi có dịp khám phá núi đồi Tây Bắc.
Mô tả ảnh.
Thịt trâu gác bếp là món đặc sản lâu đời của người dân tộc miền núi phía Bắc
2. Thịt chua Phú Thọ
Thịt chua được làm từ hai thành phần chính là thịt lợn và thính gạo rang, tuy nhiên hương vị độc đáo của thịt lại đến từ vị chua dịu nhẹ, rất thanh khi thịt được lên men một cách tự nhiên. Đây là món ăn thường ngày của người dân tộc Mường, thịt chua được ăn kèm với các loại lá như lá mơ, đinh lăng, lá sung, rau húng... và chấm với mắm cay.
Mô tả ảnh.
Thịt chua là món ăn có mặt trong đời sống hàng ngày và cả những mâm tiệc, cỗ
3. Bún thang Hà Nội
Hà Nội nổi tiếng với nhiều món ăn ngon, nhưng món ăn thanh nhã, tinh tế nhất phải kể đến bún thang. Bún thang được làm từ các loại nguyên liệu tôm khô, thịt gà, giò lụa, trứng muối, củ cải... Đây là món được ăn quanh năm, nhưng ngon nhất là ăn vào dịp sau Tết, khi đã quá ngấy với các loại thịt cá, bánh kẹo... Bún thang ăn với mắm tôm, thêm một vài giọt tinh dầu cà cuống sẽ dậy mùi thơm khó cưỡng.
Mô tả ảnh.
Bún thang là món ăn chứa đựng sự tinh tế trong văn hóa ẩm thực người Hà Nội
4. Bánh đậu xanh Hải Dương
Đã có mặt từ rất lâu đời, bánh đậu xanh góp vào nền ẩm thực Việt Nam một hương vị đặc biệt. bánh được làm từ đậu xanh xay nhuyễn, trộn đường và mỡ, nhưng không hề ngấy mà trái lại, thơm tho, ngọt dịu thanh tao. Bánh đậu xanh kèm với tách trà nóng chính là cách thưởng thức món bánh sang trọng. lich lãm này.
Mô tả ảnh.
Bánh đậu xanh là món đặc sản đến từ vùng đất Hải Dương
5. Nem chua Thanh Hóa
Nem chua được làm từ thịt lợn xay nhỏ, bì lợn giòn giòn cùng với ớt và tỏi, tất cả được gói chung trong lớp lá chuối tươi xanh. Bóc lớp vỏ lá bên ngoài, chiếc nem nhỏ bằng ngón tay, màu hồng hồng hiện ra thích mắt. Nem chua ăn kèm với lá đinh lăng là một món ngon miễn chê.
Mô tả ảnh.
Nem chua là đặc sản nổi tiếng của Thanh Hóa
6. Cơm hến Huế
Cơm hến là thứ đặc sản chỉ có ở Huế và chỉ ăn ở Huế mới thấy ngon. Cơm nguội bình thường trộn với các nguyên liệu cũng đơn giản như: hến, nước luộc hến, da lợn chiên giòn, ruốc, tương ớt, tiêu, tỏi, đậu phộng rang, muối mè... ăn kèm rau sống tạo nên món ăn rất đặc trưng, mang đậm phong cách Huế.
Mô tả ảnh.
Món cơm hến đơn giản nhưng hương vị lại rất đậm đà
7. Mỳ Quảng
Những tô mỳ thơm ngon, tỏa mùi nước hầm xương ngọt thanh, cùng cọng mỳ trắng ngà, mềm mại với miếng bánh đa giòn tan bùi bùi luôn níu chân du khách mỗi khi ghé thăm Quảng Nam. Món mỳ nhưng không quá nhiều nước, lại kèm thêm đậu phộng rang bùi bùi, miếng trứng gà luộc vàng tươi mang đến hương vị khó quên cho thực khách.
Mô tả ảnh.
Mỳ Quảng là món ăn "gây thương nhớ" nhiều nhất cho du khách tới Quảng Nam
8. Cơm tấm Sài Gòn
Cơm tấm là một món ăn rất phổ biến ở Sài Gòn. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp quán cơm tám ở bất kỳ con đường nào trong thành phố. Một đĩa cơm tấm với sườn, bì, chả, trứng ốp kèm thêm dưa góp, rau thơm... đã là một bữa trưa hoàn hảo trên mảnh đất đắt đỏ này.
Mô tả ảnh.
Đĩa cơm tấm đầy đặn sẽ cho bạn một bữa trưa ngon miệng và no căng
9. Kẹo dừa Bến Tre
Đặc sản của “xứ dừa” Bến Tre không gì khác chính là kẹo dừa, không một du khách nào đến đây quên mang một vài gói kẹo dừa “chính hãng” về làm quà cho gia đình. Kẹo dừa béo béo, ngậy ngậy, cuốn bên ngoài là lớp bánh tráng mỏng như tờ giấy, người không biết sẽ bóc lớp bánh tráng bỏ đi, nhưng cách ăn kẹo dừa ngon nhất là để lớp bánh tan trong miệng, sau đó mới thưởng thức hương vị của viên kẹo.
Mô tả ảnh.
Kẹo dừa béo ngậy là đặc sản Bến Tre
Ẩm thực Việt Nam như một kho tàng khổng lồ với những món ăn đa dạng và cách chế biến hấp dẫn. Tuy thế, mỗi vùng đất lại có các món đặc sản mà chỉ cần gọi tên, người ta cũng biết ngay xuất xứ.
Theo Phunutoday

Những món ăn của Việt Nam không chỉ ngon ở cách chế biến, cách bài trí, mà hầu như tất cả đều có chung một bí quyết gây ấn tượng đặc biệt với du khách nhiều nơi.

Trong các quán ăn Việt Nam, ở bất cứ đâu, khi khách gọi bất kỳ món ănnào, từ bún, phở cho đến nem cuốn, bánh mỳ... người phục vụ đều mang kèm một đĩa rau tươi. Nhiều thì cả đĩa, ít thì vài lát, nhưng hầu hết các món đều ăn với rau. Mỗi món cũng đều phải ăn kèm với một loại rau nhất định. Rau không chỉ là món bổ sung, mà còn là thành phần không thể thiếu trong mỗi bữa ăn, nó giúp chống ngấy, tăng hương vị cho bữa ăn.
Hành lá
Loại rau gia vị không thể thiếu trong hầu hết các món ăn Việt Nam chính là hành lá. Từ món xương ninh, món xào, cho đến phở bò, bún, phở cuốn... Hành lá mang đến cho món ăn nhiều màu sắc, đặc biệt có thể giải cảm cho những người đang ốm bằng cách nấu cho họ một bát cháo nóng rắc vài cọng hành.
Mô tả ảnh.
Không chỉ là gia vị quen thuộc, hành lá còn là vị thuốc giải cảm hữu hiệu
Tía tô
Loại rau thơm dân dã này hay được dùng trong các loại bún riêu, canh chua, nhất là làm món cà bung mà không có một chút lá tía tô thì coi như thiếu vị.
Mô tả ảnh.
Tía tô cũng có tác dụng giải cảm khá tốt
Rau mùi (rau ngò)
Đây là loại rau thơm phổ biến nhất được dùng trong nhiều món ăn của Việt Nam. Người ta hay dùng rau mùi để trang trí các đĩa salad trộn hoặc ăn kèm với bún, nem hoặc chả giò.
Mô tả ảnh.
Rau mùi được dùng trong nhiều món ăn hàng ngày trong bũa cơm Việt
Rau húng quế
Rau húng quế là loại rau ăn kèm đặc trưng cho ẩm thực Việt. Thực khách có thể ăn húng quế trong các món canh, súp hay bánh xèo. Loại rau này hơi cay, có mùi thơm nồng, dùng để khử tanh và trang trí cho nhiều món ăn.
Mô tả ảnh.
Húng quế ăn với thịt vịt rất ngon và đúng vị
Bạc hà
Lá bạc hà tươi có mùi hơi hăng nồng, thơm mát. Đây là loại rau xuất hiện nhiều trong phở, bánh mỳ và các đĩa rau thơm ăn kèm với thịt nướng.
Mô tả ảnh.
Cây bạc hà có mùi hơi nồng, dùng để ăn kèm các món nhiều dầu, mỡ
Sả
Với vị ngọt thơm của tinh dầu sả, người ta có thể làm được nhiều món ăn ngon như nấu nước dùng cho các loại bún,  đặc biệt là bún bò, làm các món xào và khử đi mùi tanh, tăng thêm hương vị cho món cá kho.
Mô tả ảnh.
Sả là thứ lá gia vị dân dã ai cũng biết đến
Thì là
Đây là món rau rất phổ biến trong các món cá, từ canh cá, cá hấp, cá sốt cho đến món chả cá đặc sản. Đây cũng là nguyên liệu hay được dùng trong các món bún, nhất là bún cá, bún riêu cua.
Mô tả ảnh.
Thì là giúp tăng hương vị, khử mùi tanh trong các món cá
Xà lách
Loại rau này được dùng phổ biến trong hầu hết các món vì vị ngọt và khá dễ ăn. Xà lách làm giảm đi cảm giác ngấy khi ăn các loại thịt, đồng thời làm món ăn thêm thanh mát hơn.
Mô tả ảnh.
Rau xà lách có thể kết hợp với mọi món ăn
Các loại rau gia vị không chỉ mang đến hương vị khác lạ của ẩm thực Việt Nam, chúng còn là trợ thủ đắc lực cho các bà nội trợ khi làm bếp.
Theo Phunutoday

Thịt lợn xào chua ngọt là món ăn ngon, bổ dưỡng cả nhà khó cưỡng, bạn hãy học cách chế biến ngay hôm nay!

Miếng thịt chua chua ngọt ngọt mặn làm cảm giác ngon miệng cho mọi người. Cực tiện lợi và nhanh cho món thịt lợn xào chua ngọt ngon cơm. Dưới đây là cách làm thịt lợn sốt chua ngọt lạ miệng dễ ăn hãy cùng tham khảo nhé.
thịt xào chua ngọt
Thịt lợn xào chua ngọt là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng.

Cách ướp thịt

280 gram thịt  vai, cắt thành miếng cỡ đốt ngón tay.
1 muỗng cà phê nước tương.
1 muỗng cà phê dầu hào.
1 muỗng cà phê rượu trắng.
1/2 thìa cà phê nước cốt gừng (vắt từ gừng nạo).
50 gram bột mỳ.
20 gram bột khoai tây.
1/2 muỗng cà phê bột nở (có thể có hoặc không).
1 quả trứng lớn.
Làm nước sốt:
1/3 chén nước
1/4 chén giấm gạo
1/4 chén  nước sốt cà chua
3 muỗng canh đường
2 muỗng cà phê bột ​​khoai tây
1/4 thìa cà phê muối
Rau:
50 gram ớt chuông xanh lá cây (1/2 quả ớt chuông) cắt thành hình vuông.
125 gram dứa tươi (1/4 quả dứa) cắt thành hình khối.
50 gram hành tây (1/4 củ hành tây), cắt thành hình vuông.
50 gram cà rốt (1/2 củ cà rốt) xắt lát.

Cách chế biến 1:

Ướp thịt lợn trong nước tương, dầu hào, rượu trắng, và nước gừng trong ít nhất 15 phút. Chuẩn bị nước sốt chua ngọt: trộn nước, dấm gạo, đường, tinh bột khoai tây và muối, đun trên bếp cho đến khi tạo thành nước sốt hơi sệt.
Trộn bột mỳ, bột khoai tây và bột nở, cho thêm nước, đánh đều tay thành hỗn hợp bột lỏng. Đánh trứng đều tay để lòng đỏ và lòng trắng quện vào nhau, đổ trứng vào hỗn hợp bột mỳ, bột khoai tây và bột nở. Nếu bột mỳ còn vón cục, thêm tiếp nước, trộn cho đến khi thành một hỗn hợp sánh, mịn, nhuyễn.
Cho dầu ngập đáy chảo, để nhiệt độ khoảng 1.700 C. Nhúng thịt lợn qua bột và nhúng qua dầu ăn trước khi cho vào chiên. Chiên ngập dầu cho đến khi thịt vàng đều hai mặt thì vớt ra.
Cho ớt chuông, hành tây, dứa, cà rốt vào đảo chín tới. Cho thịt lợn chiên và rau vào nước sốt, đun nhỏ lửa cho đến khi thịt ngấm và rau mềm vừa phải thì cho ra đĩa.

Cách chế biến 2:

Cho nước sốt vào đun cùng với thịt, đảo đều tay để nước sốt ngấm vào thịt và nước sốt cạn bớt, thịt khô ngon, có mùi thơm lừng.
Khi thịt khô nước, miếng thịt mềm, thịt chín màu đẹp cho hành tươi vào đảo đều tay cho hành chín rồi tắt bếp. Đã hoàn thành món thịt sốt chua ngọt với nguyên liệu cực đơn giản và ngon. Bạn nhớ khi rang thịt chúng ta không đậy vung, mở vung để mùi thịt bay đi và nước sốt cạn nhanh. Khi ăn thịt chín mềm nhưng phần thịt nạc hơi dai mới ngon.
Vậy là bạn đã có món thịt lợn xào chua ngọt cho cả nhà! Cơm lành canh ngọt cách làm thịt lợn sốt chua ngọt ngon cơm, nó thể hiện sự khéo léo của người phụ nữ trong gia đình, vậy bạn còn chờ gì nữa mà không chế biến ngay hôm nay!

Mẹo hay: 

Để có món thịt lợn sốt chua ngọt ngon nhất các bạn nên lưu ý trong cách chọn thịt nhé: Thịt lợn ngon là thịt lợn màu thịt còn tươi, sáng, mỡ màu trắng sáng, thịt có độ đàn hồi tốt, mùi thơm, không lạnh. Chọn mua thịt lợn nách hoặc thịt lợn vai sẽ hợp cho những món sốt như thế này. Mua thịt về để miếng thịt rửa rồi mới thái miếng vừa ăn. 
Theo Phunutoday

Ẩm thực Việt Nam rất đa dạng với nhiều món ngon, trong số đó có những loại bánh thơm ngon mang hương vị từ ngàn xưa truyền lại.

1. Bánh chưng/ bánh tét
Bánh chưng (bánh tét) cùng với bánh dày là hai loại bánh không thể thiếu ở bất cứ đâu trên đất nước Việt Nam mỗi dịp Tết đến, xuân về. Những chiếc bánh chưng vuông gói lá dong xanh mướt, đòn bánh tét tròn lẳn gợi lên cảm giác ấm cúng, no đủ cho năm mới. Bánh được làm từ gạo nếp, nhân đậu xanh, thịt lợn, khi ăn bánh thường ăn kèm với hành, kiệu muối.
Mô tả ảnh.
Bánh chưng và bánh tét - hai loại bánh cổ truyền quen thuộc vào ngày Tết tại Việt Nam
2. Bánh nướng/ bánh dẻo
Bánh nướng, bánh dẻo là món quà ý nghĩa cho người thân mỗi dịp trung thu. Bánh nướng thường đóng hình vuông, trên mặt bánh là hình hoa cúc đặc trưng cho mùa thu, được nướng đến vàng ươm, còn bánh dẻo làm bằng bột nếp đồ chín, có màu trắng tinh, thường đóng hình tròn, trên mặt bánh ép hình đóa sen như dấu hiệu mùa hè còn sót lại. Nhân bánh thường rất đa dạng: từ bánh chay, đến nhân ngọt, nhân mặn, nhân thập cẩm... Ăn bánh trung thu, uống trà, ngắm trăng, nói vài ba câu chuyện, chính là nét văn hóa truyền thống của Việt Nam.
Mô tả ảnh.
Bánh nướng - bánh dẻo là món quà ý nghĩa tặng người thân mỗi dịp Trung thu
3. Bánh cốm
Hà Nội vào thu thường có những hàng cốm rong trên khắp các nẻo đường, từng bọc cốm xanh mướt gói trong lá sen tươi mang đến hương vị đồng quê thoang thoảng. Từ những hạt cốm ấy, người ta chế biến ra món bánh cốm. Cốm được xào với đường cho đến khi nhuyễn, sau đó bọc lại cất kín, nhân bánh là đậu xanh xào đường bở tơi, bùi bùi ngọt ngọt, thêm vài sợi dừa nạo trắng tinh, bên ngoài là lớp vỏ bánh được làm từ cốm xao khi nãy. Ai may mắn được đến Hà Nội mùa thu, đều muốn ra hàng Than mua một vài cặp bánh cốm về làm quà.
Mô tả ảnh.
Bánh cốm - thức quà riêng của Hà Nội mỗi độ thu về
4. Bánh tôm
Bánh tôm Hồ Tây lại là một đặc sản của Hà Nội được rất nhiều du khách ưa thích. Bên trên lớp vỏ bánh vàng xuộm vừa rán xong là một, hai con tôm đỏ tươi, căng bóng. Bánh ăn kèm với nước chấm chua ngọt và rau sống, vị beo béo, ngọt ngọt của bánh và tôm quyện với vị đậm đà của nước chấm mang đến cho món ăn phong vị đặc sắc không đâu có được.
Mô tả ảnh.
Bánh tôm - món ăn nổi tiếng chính hiệu Tây Hồ - Hà Nội
5. Bánh gai
Những chiếc bánh gai làm bằng bột nếp trộn với bôt của cây gai nên có màu đen nhánh là đặc sản của miền đất Hải Dương. Bao bọc bên trong lớp vỏ ngoài ấn tượng là lớp nhân đậu xanh giã nhuyễn với dừa nạo sợi, mứt bí, hạt sen. Bánh được gói trong lá chuối khô nên khi mở ra ngào ngạt mùi thơm của cây gai cùng với mùi thơm của lá chuối.
Mô tả ảnh.
Bánh gai với vẻ ngoài đen thui nhưng hương vị lại rất ngọt ngào
6. Bánh xèo
Bánh xèo có một lớp bột vàng ươm bên ngoài, bên trong là nhân tôm, thịt băm , giá đỗ. Khi chế biến, cuộn bánh thành hình bán nguyệt, rán trong chảo dầu cho đến khi chín tới. Có hai loại bánh xèo là bánh xèo giòn và bánh xèo dai, tùy sở thích của khách hàng mà người bán sẽ chế biến món bánh theo từng kiểu.
Mô tả ảnh.
Bánh xèo vàng ươm được ví là "pizza Việt Nam"
7. Bánh bò
Bánh bò phổ biến ở miền Trung và Nam Việt Nam. Bánh làm từ bột gạo, nước, đường và men. Bánh bò có rất nhiều cách chế biến, thông thường có các cách: bánh bò nướng, bánh bò hấp, bánh bò sữa, bánh bò dừa... mỗi cách chế biến đều tạo ra hương vị khác nhau nhưng đều thơm ngon khó cưỡng.
Mô tả ảnh.
Bánh bò hấp thơm lừng đủ màu sắc
8. Bánh tiêu
Bánh tiêu làm từ bột mỳ cùng với đường, vừng trắng (mè) và rán bằng chảo ngập dầu nóng. Bánh cần ăn nóng, nên chỉ khi nào có khách hỏi người bán hàng mới rán cho nóng, giòn. Bánh tiêu ngọt nhẹ, thơm ngậy, bùi bùi bởi những hạt vừng (mè) bám trên bề mặt. Bánh căng phồng, ăn dai dai hấp dẫn.
Mô tả ảnh.
Bánh tiêu dai dai, bùi bùi với lớp vừng lấm tấm rắc bên ngoài
9. Bánh bột lọc
Bánh bột lọc là món đặc sản của người dân miền Trung. Bánh được làm bằng bột sắn (khoai mì) hoặc bột năng. Bánh nhỏ tầm hai đốt ngón tay, được cuộn thành hình bán nguyệt. Bánh có màu trong suốt có thể nhìn thấy được nhân bên trong – một con tôm bóc vỏ đỏ tươi. Bánh vừa làm xong, rắc lên một chút hành, ăn với nước chấm, rau mùi sẽ tạo nên một thứ hương vị độc đáo, pha trộn lẫn nhau rất thú vị.
Mô tả ảnh.
Bánh bột lọc hấp dẫn với phần vỏ trong suốt để lộ con tôm đỏ tươi, căng bóng bên trong
10. Bánh cuốn
Bánh cuốn Hà Nội nổi tiếng nhất là ở đất Thanh Trì. Đây là một món ăn chơi khá cầu kỳ của người dân Hà thành. Bánh làm từ bột gạo xay mịn, tráng trên lớp vải mỏng căng ngang nồi nước đun sôi sùng sục, rắc thêm một chút thịt băm, mộc nhĩ thái nhuyễn, rồi nhanh tay cuốn lại kẻo bánh nát. Bánh cuốn dai dai, rắc thêm một chút hành phi, ăn kèm nước mắm và dưa góp.
Mô tả ảnh.
Một suất bánh cuốn đầy đủ với bánh, chả quế, rau thơm và nước chấm ngon
Mỗi địa phương trên đất nước ta đều có một loại bánh đặc sản gây nhớ, gây thương cho du khách. Bất kỳ ai đến Việt Nam cũng đều mong muốn một lần nếm thử cho hết những đặc sản ngon không cưỡng nổi ở miền đất này.
Theo Phunutoday

Danh sách các món ăn này được tổng hợp từ nhiều trang facebook và blog của các phượt thủ nổi tiếng thế giới.


Theo nhiều trang web du lịch trên thế giới, có hàng loạt lý do để bạn ghé thăm Việt Nam và ẩm thực chắc chắn là một trong những lý do thuyết phục nhất. Ẩm thực nước ta không chỉ ngon miệng, mà còn đầy chất sáng tạo và hài hòa như một bức tranh nghệ thuật.
Dưới đây là top 10 món ăn nổi tiếng của Việt Nam được người nước ngoài cực kỳ ưa thích:
1. Phở bò
Tô phở bò nghi ngút khói, nước dùng ngọt thanh, thơm lừng mùi hoa hồi từ lâu đã là món khoái khẩu của nhiều người Việt Nam chứ không chỉ với du khách nước ngoài. Phở bò Hà Nội và phở bò Nam Định từ lâu đã trở thành “thương hiệu” nổi tiếng. Không có gì ngạc nhiên khi phở bò lại trở thành món ăn được ưa thích nhất khi đến Việt Nam.
Mô tả ảnh.
Phở bò - món ăn nức tiếng xưa nay của Việt Nam trong lòng nhiều du khách quốc tế
2. Chả cá
Chả cá là món ăn chơi “độc quyền” Hà Nội, thậm chí, có cả một con phố mang tên Chả Cá vì đặc snar này xuất phát từ đây – chả cá Lã Vọng. Những con cá tươi ngon, nhiều thịt được lọc bỏ xương, xay nhỏ, thêm rau thì là, tẩm ướp và rán sơ qua, sau khi khách đến mới đem ra rán hoặc nướng giòn, ăn kèm bún và nước mắm ngon.
Mô tả ảnh.
Chả cá vàng ươm cũng là món ăn được ưa thích của nhiều du khách
3. Nem
Rất nhiều du khách cảm thấy thích thú khi thưởng thức món nem của Việt Nam. Các nguyên liệu cầu kỳ như miến, mộc nhĩ, nấm hương, trứng, thịt lợn băm nhuyễn, tôm, hành, giá đỗ... tất cả được trộn đều với gia vị sau đó cuốn trong lớp bánh tráng mỏng, rán vàng ươm trên chảo mỡ xèo xèo. Nem ăn kèm với rau sống và nước chấm khi còn nóng.
Mô tả ảnh.
Nem rán giòn rụm ăn với bún là món ăn quen thuộc nhưng cũng rất hấp dẫn
4. Phở cuốn
Cũng là thịt và bánh phở, nhưng món ăn này lại chứa đựng hương vị thanh khiết hơn, vì có rất nhiều rau được cuốn kèm trong đó. Những miếng phở trắng dai dai, cuốn trong đó là thịt xào, tôm, trứng, kèm lá húng quế xanh mướt, rau xà lách và hành tây ngòn ngọt, dọn kèm với nước chấm chua ngọt thêm vài lát ớt chắc chắn sẽ khiến bạn hài lòng.
Mô tả ảnh.
Phở cuốn thanh mát và đẹp mắt
5. Bánh cuốn
Bánh cuốn có loại có nhân và không nhân. Bánh được làm từ gạo nếp ngon xay nhuyễn, tráng trên nồi nước sôi bốc khói nghi ngút, rắc một chút thịt băm và mộc nhĩ, cuốn nhanh tay kẻo bánh nát. Khi ăn, bánh được dọn kèm rau xà lách xắt nhỏ, dưa chua ngọt cùng hành phi chiên giòn rất bắt mắt. Bí quyết của món ăn nằm ở bát nước chấm pha khéo vừa miệng. Đặc biệt, du khách nước ngoài rất thích được xem công đoạn tráng bánh.
Mô tả ảnh.
Món bánh cuốn Thanh Trì (Hà Nội) nổi tiếng
6. Bún chả
Món ăn trưa bình dân tại Việt Nam này lại lọt vào mắt xanh của du khách nước ngoài và được rất nhiều người yêu thích. Chả được làm từ thịt lợn xay nhỏ, thêm hạt tiêu, gia vị rồi nướng trên than hồng, kèm thêm vài miếng thịt ba chỉ thái mỏng, tẩm ướp rồi cũng nướng thơm lừng, bày trong bát nước chấm chua ngọt với ớt, đu đủ xanh và cà rốt.
Mô tả ảnh.
Bún chả kèm rau sống xanh mướt là món ăn nên thử một lần
7. Bánh mỳ
Được vinh danh là món ăn đường phố ngon nhất thế giới, bánh mỳ là món được du khách “săn lùng” nhiều nhất khi đến Việt Nam. Bánh mỳ kẹp rau sống, với nhân pate, thịt, trứng, rưới nước sốt đậm đà và tương ớt cay nồng, sau đó nướng giòn lên, thơm nức mũi. Hơn nữa, bánh mỳ lại là món ăn bình dân quen thuộc với giá rất rẻ, có mặt ở khắp nơi, trong đó, bánh mỳ Hội An là thương hiệu nổi tiếng nhất.
Du khách nước ngoài tiết lộ 10 món ăn ngon nhất khi đến Việt Nam
Bánh mỳ là món ăn đường phố nổi tiếng nhất trên thế giới
8. Bún bò Huế
Bún bò là món ăn đặc biệt của đất cố đô. Sự kết hợp giữa nước hầm xương ngọt tự nhiên, thịt móng giò dai mềm với chả Huế và rau thơm khiếm món ăn có sức lôi cuốn đối với không chỉ du khách trong nước mà còn cả khách nước ngoài.
Mô tả ảnh.
Tô bún bò hấp dẫn, là món ăn ưa thích của nhiều vị khách nước ngoài đến Việt Nam
9. Chè
Chè là món ăn vặt được rất nhiều người Việt Nam ưa thích. Những vị khách nước ngoài khi đến nước ta cũng rất ưa món giải khát tinh tế này. Chè được nấu từ các loại đỗ đen, đỗ xanh, đỗ đỏ, thêm nước cốt dừa và các loại thạch trái cây. Không chỉ mùa nóng mà ngay cả mùa lạnh cũng có những món chè nóng hổi cho bạn thưởng thức. Ngon nhất là chè Hà Nội và chè cung đình Huế.
Mô tả ảnh.
Chè là món giải nhiệt thanh mát và rất tốt cho sức khỏe
10. Hủ tiếu
Cách làm hủ tiếu khá công phu và có sự kết hợp của nhiều nguyên liệu. Hủ tiếu có nhiều loại: hủ tiếu chay, hủ tiếu bò viên, hủ tiếu sườn mọc, hủ tiếu thập cẩm... Du lịch Sài Gòn, bạn dễ dàng bắt gặp món ăn dân dã nhưng ngon lành này trên các xe đẩy gọi là “hủ tiếu gõ”. Nổi tiếng nhất là hủ tiếu Nam Vang, hủ tiếu Mỹ Tho..
Mô tả ảnh.
Hủ tiếu Việt Nam hấp dẫn du khách nước ngoài
Ẩm thực Việt Nam độc đáo và hấp dẫn, ngoài những món ăn được kể tên ở trên, còn rất nhiều món đặc sản tại mỗi vùng đất khác nhau trên khắp nước ta.
Theo Phunutoday

Sức Khỏe

[Suc-khoe][fbig1]

Làm Đẹp

[Lam-dep][fbig2]

Làm Mẹ

[Lam-me][column1]

Ẩm Thực

[Am-thuc][column2]

Khám Phá

[Kham-pha][hot]

Thời Trang

[Thoi-trang][gallery1]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.