Articles by "Lam-me"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Lam-me. Hiển thị tất cả bài đăng

Việc chuẩn bị cho sự ra đời của một thành viên mới thường khiến các bậc phụ huynh bối rối. Trước tiên, hãy hoàn thành danh sách 5 điều dưới đây, bạn sẽ thấy những áp lực giảm đi một nửa đấy!

“Cần chuẩn bị gì để mang đến bệnh viện? Cho con ngủ ở đâu? Ai sẽ giúp chăm nom bé?” Đó là những câu hỏi thường trực của các cặp vợ chồng chuẩn bị trở thành bố mẹ. Cho dù có bao nhiêu việc phải chuẩn bị trước khi sinh, bạn cũng sẽ đi qua những bước dưới đây. Hãy làm cho hành trình trở thành cha mẹ trở nên nhẹ nhàng hơn nhé!

1. Chuẩn bị túi đồ đi sinh càng sớm càng tốt

Túi đồ đi sinh là ưu tiên hàng đầu danh sách cần chuẩn bị đồ trước khi sinh. Bạn sẽ không thể thiếu các giấy tờ liên quan đến y tế như giấy chuyển viện, sổ khám thai kèm các kết quả siêu âm, xét nghiệm trong suốt thai kỳ, bảo hiểm y tế và cả bản sao chứng minh nhân dân hay sổ hộ khẩu. Trong thời gian chuyển dạ, bạn cũng sẽ cần bổ sung năng lượng, nên đừng quên bỏ sẵn vào túi đồ một ít thức ăn như bánh kẹo, trái cây sấy khô và nước uống hay sữa. Bạn nhớ lưu ý kiểm tra hạn sử dụng của thức ăn sao cho trễ hơn ngày dự sinh nhé.


Nếu muốn ung dung “khoác giỏ lên và đi” khi có dấu hiệu chuyển dạ, bạn nên bắt đầu những chuẩn bị trước khi sinh càng sớm càng tốt

Trong túi đồ đi sinh cũng không thể thiếu quần áo, khăn quấn, khăn giấy ướt, miếng lót sơ sinh dùng cho những ngày đầu tiên của bé cùng quần áo và băng vệ sinh cho mẹ, miếng lót thấm sữa… Ngoài ra, nếu có dự định vắt sữ thì đừng quên chuẩn bị cả máy vắt sữa và túi trữ sữa.

2. Chuẩn bị không gian cho bé

Việc chuẩn bị trước khi sinh cũng không thể thiếu bước này. Bạn muốn cho con ngủ riêng từ nhỏ? Vậy thì đừng quên việc chuẩn bị một chiếc nôi và xem sẽ đặt ở đâu trong phòng ngủ. Nếu chọn cách cho con ngủ cùng bố mẹ, hãy kiểm tra xem nệm của bạn đã đủ lớn chưa, bạn có cần drap chống thấm không và bạn cần chuẩn bị bao nhiêu gối, chăn và tấm trải riêng cho bé.

Tiếp đến, hãy nghĩ đến không gian dành cho việc ăn, chơi, tắm và sinh hoạt thường ngày của bé. Hãy đảm bảo dọn sạch những yếu tố nguy cơ như hóa chất độc hại, vật dụng sắc nhọn, đồ vật bé dễ nuốt phải gây nguy cơ hóc, nghẹn và những món đồ có thể gây dị ứng ra khỏi không gian này. Bạn cũng cần để ý đến các ổ cắm điện ở dưới thấp. Cách tốt nhất là che kín chúng lại và đưa ổ cắm lên cao, xa khỏi tâm tay bé.

Cách hiệu quả nhất để kiểm tra tính an toàn của ngôi nhà là giả vờ bò quanh nhà và nhìn mọi thứ từ tầm mắt của bé. Bằng cách này, bạn sẽ phát hiện ra những mối nguy tiềm ẩn cho bé ở trong nhà.

3. Tìm kiếm sự giúp đỡ

Bạn đã tìm được ai để giúp đỡ chăm sóc cho bé trong một hai tuần đầu sau khi sinh hoặc cho lâu hơn? Đó là thời gian cơ thể bạn còn khá mệt mỏi, chưa kịp hồi phục sau cuộc vượt cạn dài. Trong những ngày đầu tiên, em bé lại cần bú mẹ và chăm sóc rất nhiều. Nếu không có người đỡ đần, bạn sẽ rất vất vả và căng thẳng. Việc tìm người giúp đỡ là một trong những bước chuẩn bị trước khi sinh quan trọng nhất mà bạn không nên bỏ qua.

Nếu bạn muốn thuê người giữ trẻ, nên bắt đầu từ một vài tháng trước khi sinh. Vấn đề tiền công, giờ giấc làm việc, những nguyên tắc cần thực hiện khi chăm bé cần được thỏa thuận trước khi công việc chính thức bắt đầu. Tìm người giúp trông trẻ càng sớm, bạn sẽ càng có nhiều cơ hội được cùng chăm sóc, quan sát và điều chỉnh cách chăm sóc bé theo mong muốn của mình.

4. Tập thói quen ngăn nắp, gọn gàng và chú ý sự an toàn

Thói quen ngăn nắp sẽ giúp cho cuộc sống của bạn không trở nên rối tung khi có con. Hãy đảm bảo rằng ngay cả khi bé đang khóc om sòm thì bạn vẫn biết chính xác tã và kem chống hăm để đâu. Ngay từ lúc còn mang thai bạn đã tập được thói quen này thì khi bé đã ra đời, bạn sẽ đỡ vất vả hơn rất nhiều. Thói quen ngăn nắp, gọn gàng cũng giúp bạn biết có những thứ gì đã bị xáo trộn và những xáo trộn này liệu có gây bất cứ nguy hiểm gì cho con hay không. Mọi người thường bỏ qua bước chuẩn bị trước khi sinh này, nhưng nếu cố gắng thay đổi lối sống của mình để trở nên ngăn nắp hơn, bạn sẽ thấy những cố gắng này mang lại kết quả tuyệt vời sau khi sinh đấy.

5. Chuẩn bị về tâm lý


Các bà mẹ tương lai phải sẵn sàng đối mặt với tất cả các tình huống có thể xảy ra. Nếu bạn làm tốt việc chuẩn bị trước khi sinh, bạn sẽ loại bỏ được rất nhiều phiền toái nhưng chắc chắn vẫn sẽ có đủ loại rắc rối xuất hiện. Hãy biết rằng khi bạn đưa bé về nhà thì sự việc ngoài tầm kiểm soát của bạn cũng xuất hiện. Lý do khiến nhiều người thấy khó khăn sau khi sinh con là vì đó là lần đầu tiên họ mất quyền kiểm soát cuộc sống của mình. Chẳng hạn, bạn đang buồn đi vệ sinh đến bứt rứt cả người, nhưng không có ai giúp bạn trông con lúc này, và con của bạn thì khóc đòi mẹ, bạn sẽ làm gì?

Sau khi sinh con, bạn sẽ nhận ra hầu hết mọi thứ không diễn ra đúng như kỳ vọng của mình. Hãy linh động và nhìn vào khía cạnh tích cực của vấn đề, bạn sẽ tìm thấy sự thoải mái dù chăm con thật vất vả.

Theo MarryBaby

Tiểu đường là vấn đề lớn đối với phụ nữ đang mang thai. Những lưu ý sau đây sẽ giúp các mẹ có thể kiểm soát tình trạng bệnh và luôn khỏe mạnh.

Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở phụ nữ đang mang bầu. Bệnh chỉ xuất hiện, tồn tại trong thời gian này và tự khỏi sau khi sinh. Nếu trong vòng 6 tuần sau khi sinh, người mẹ chưa khỏi thì bệnh thuộc thể tiểu đường loại 1, loại 2 và cần được điều trị.



Để phòng ngừa và phát hiện kịp thời bệnh đái tháo đường thai kỳ, phụ nữ có thai cần chú ý các điều sau:

1. Kiểm soát lượng đường trong máu

Nếu bạn dự định mang thai, hãy thay đổi các thói quen xấu như ăn nhiều đồ ngọt, hút thuốc lá, giảm cân và cần bổ sung vitamin cho cơ thể ngay từ khi bào thai hình thành. Đồng thời, trong thai kỳ, bạn nên kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên để phát hiện kịp thời bệnh tiểu đường. Bởi vấn đề này khiến người mẹ đối mặt với nguy cơ mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) và nhiều biến chứng nguy hiểm như sinh non, thai nhi khó thở...

Nếu đã mắc bệnh, thai phụ cần kiểm tra lượng đường trong máu theo thời gian biểu hàng ngày, thậm chí hàng giờ (trước và sau mỗi bữa ăn...), để kiểm soát lượng thức ăn, can thiệp kịp thời khi sự cố xảy ra.

2. Thường xuyên gặp bác sĩ để kiểm tra

Phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường nên đi khám thai định kỳ thường xuyên hơn. Bác sĩ sẽ theo dõi thai nhi và tình trạng nội tiết tố của bạn để có thể can thiệp kịp thời nếu sự cố xảy ra.

3. Luôn dự trữ thức ăn

Các chuyên gia khuyên phụ nữ mắc bệnh tiểu đường trong thời kỳ thai nghén nên có chế độ ăn thích hợp để đảm bảo sức khỏe. Ngay sau khi thức dậy, bạn nên ăn nhẹ để hạn chế buồn nôn do ốm nghén.

Khi nồng độ insulin trong máu quá cao hoặc lượng thức ăn nạp vào không phù hợp với nhu cầu cơ thể, phụ nữ có thai có thể bị hạ đường huyết. Vì vậy, bạn cần chuẩn bị sẵn thức ăn để đối phó với hiện tượng này như bánh kẹo, nước trái cây, sữa...

4. Dừng uống thuốc

Các chuyên gia sản khoa khuyên phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường loại 2 nên hạn chế uống thuốc (qua đường miệng). Phương pháp điều trị này có thể ảnh hưởng tới thai nhi.

Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng. Phụ nữ mang thai nên khám định kỳ đúng hạn và kiểm soát chế độ sinh hoạt để kịp thời phát hiện các triệu chứng. Nếu mắc bệnh, bạn nên tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ để điều trị ổn định và đảm bảo sức khỏe cho mẹ và con.

Vẫn biết sinh con là thiên chức của người phụ nữ, nhưng trong thời khắc quan trọng đó, vai trò của người chồng cũng rất quan trọng. Bạn sẽ là chỗ dựa cho vợ lúc mệt mỏi, cùng vượt qua những cơn đau. Đồng thời cũng là người đại diện, đưa ra quyết định trong tình huống khẩn cấp.

Dưới đây là một số gợi ý các ông bố tương lai có thể tham khảo để ngày trọng đại thêm suôn sẻ nhé!

1/ Đồng hành cùng vợ

Sau một thời gian dài mong ngóng, cuối cùng, bạn cũng có cơ hội nhìn thấy đứa nhóc nghịch ngợm kia. Chắc hẳn bạn đang cảm thấy một niềm hạnh phúc dâng trào. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý: Thời gian trung bình của quá trình chuyển dạ khoảng 6 tiếng rưỡi nhưng vẫn có trường hợp quá trình này kéo dài trong suốt 20 giờ. Và chuyện này hoàn toàn bình thường. Bạn cần giữ bình tĩnh trong suốt quá trình này để hỗ trợ cho vợ tốt nhất.

Đừng chỉ “cắm mặt” vào điện thoại. Gác mọi việc sang một bên, và cùng vợ đi bộ, xoa bóp nhẹ phần đầu, lưng, bàn chân cũng như nắm chặt tay vợ khi các cơn co thắt tràn về.

2/ Chuẩn bị tâm lý

Khi các cơn co thắt ngày một dồn dập, mẹ bầu sẽ thấy đau dữ dội. Người vợ hiền lành của bạn hoàn toàn có thể trở nên hung dữ hơn bao giờ hết với khuôn mặt nhăn nhó, cau có, rên rỉ, thậm chí lo lối om sòm. Có khả năng bạn sẽ tự hỏi “người vợ dịu dàng hàng ngày của mình biến đâu mất tiêu rồi?”. Bạn cần chuẩn bị tâm lý để lờ đi khoảnh khắc này, bỏ qua cả những lời nói khó nghe của vợ. Chỉ vì quá đau mà thôi, vợ bạn thực sự không có ẩn ý gì trong lời nói của mình cả.



Cử chỉ yêu thương của chồng sẽ là động lực giúp vợ vượt qua những cơn đau

3/ Sẵn sàng cho những việc ngoài ý muốn

Dù chuẩn bị cẩn thận đến mấy, mọi chuyện cũng không thể hoàn hảo 100%. Ngay cả các chuyên gia giỏi và giàu kinh nghiệm nhất cũng khó lòng tiên đoán được quá trình sinh con sẽ diễn biến như thế nào. Thay vì quá lo lắng, bạn nên thoải mái, tỉnh táo và sẵn sàng đối diện với những điều bất ngờ không nằm trong kế hoạch.

Chẳng hạn, hai vợ chồng bạn đã thống nhất sẽ sinh con theo cách truyền thống và không nhờ đến sự can thiệp của thuốc tê, thuốc mê… Tuy nhiên, trong quá trình chuyển dạ, có thể vợ bạn sẽ không thể chịu nổi cơn đau và biện pháp gây tê ngoài màng cứng sẽ là một giải pháp tuyệt vời.

4/ Hãy là một người “đại diện” thông minh

Trong suốt quá trình vượt cạn, vợ bạn gần như không còn sức để nói được lời nào. Vì vậy, bạn chính là người đại diện cho vợ mình trong mọi tình huống. Những quyết định lúc này của bạn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cả mẹ và bé. Do đó, bạn cần phải tỉnh táo và khôn ngoan. Trao đổi ngay với bác sĩ khi bạn nhận thấy điều gì không ổn đang diễn ra. Trong trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn bác sĩ cần mổ để cứu 2 mẹ con, ít nhất bạn cũng có quyền yêu cầu bác sĩ đưa ra lý do tại sao bác sĩ chọn hướng giải quyết này.

5/ Đừng bỏ lỡ những khoảnh khắc tuyệt vời

Nhờ sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại, việc ghi hình lại hành trình vượt cạn của vợ yêu dường như đã trở thành một việc quá quen thuộc và đơn giản. Tuy nhiên, đừng quá nhập tâm vào việc quay phim mà không kịp cảm nhận cảm xúc thực một cách trọn vẹn nhé. Mai này khi nhớ lại, chắn bạn sẽ cảm thấy rất hối tiếc vì đã không kịp cảm nhận khoảnh khắc tuyệt vời này.

6/ Cử chỉ yêu thương

Luôn thể hiện những cử chỉ yêu thương với vợ. Không chỉ cảm nhận được tình yêu thương của chồng, những cử chỉ dù nhỏ cũng sẽ là động lực to lớn giúp vợ bạn vượt qua những cơn đau.

Bạn không cần quá cầu kỳ. Chỉ một câu cám ơn, một cái ôm hay một cành hoa nhỏ…, những hành động nho nhỏ và chân thành này sẽ là món quà ý nghĩa, thiết thực nhất bạn nên trao cho vợ mình sau một cuộc vượt cạn vất vả.


Nguồn tham khảo: MarryBaby

Lên danh sách và chuẩn bị đồ đi sinh trước khi vượt cạn thật kỹ lưởng sẽ giúp bạn bớt bỡ ngỡ và bối rối khi chào đón con yêu ra đời. Dưới đây là những gợi ý rất hữu ích mà một bà mẹ trẻ hiện đại cần chuẩn bị.



Những thứ cần chuẩn bị trước khi sinh

Những đồ cần mang khi đi sinh cho mẹ và bé đã được chuẩn bị từ trước đó 1-2 tháng. 

Dưới đây là 6 món đồ luôn cần có trong bộ nhớ của bố mẹ khi đi sinh:


  • Điện thoại di động
  • Giấy tờ cần thiết (các loại hồ sơ, sổ khám thai, kết quả xét nghiệm, siêu âm thai kể từ ngày bắt đầu đi khám thai…)
  • Tiền mặt
  • Đồ dùng cá nhân của người thân đi cùng
  • Máy ảnh hoặc máy quay để ghi lại khoảnh khắc chào đời đầu tiên của con


Chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé

Đồ cho bé lỉnh kỉnh cũng khá nhiều, mẹ cần lên danh sách cụ thể để tránh bỏ sót món nào đó nhé!

Đồ vải


  • Áo cho bé sơ sinh: tối thiểu 10 cái size nhỏ, 10 cái size lớn hơn
  • Tã vải (dán 2 bên): 10 cái cỡ nhỏ nhất, 10 cái cỡ tiếp theo
  • Miếng tã lót để dán vào tã vải: 1 gói newborn 1 (em bé mau lớn nên không cần mua nhiều newborn 1), nhiều gói newborn 2 (bình quân 1 ngày sẽ dùng 8-10 miếng)
  • Tả bỉm (mặc khi đi ngủ, ra ngoài đi chích ngừa): 2 gói
  • Vớ tay, vớ chân: 10 đôi
  • Nón cho trẻ sơ sinh: 5 cái
  • Khăn lông lớn (để quấn người em bé, kê đầu cho em bé nằm, lau khô sau khi tắm): hơn 10 cái
  • Khăn sữa nhỏ, mềm: 20 cái nhỏ + 30 cái lớn (dùng khi cho bú, lau người em bé, …)
  • Khăn lót mông bé khi nằm (1 lớp khăn dính liền 1 lớp nilong không thấm): Loại dài hình chữ nhật/hình vuông lớn: hơn 15 cái
  • Yếm (đắp ngực em bé khi ngủ): 10 cái
  • Áo khoác dài tay bằng vải cotton có nón liền, cỡ lớn: Khoác cho bé khi đưa đi ra ngoài, đi chích ngừa (cu Bảo dùng áo này từ sơ sinh đến 18 tháng vẫn còn vừa)
  • Việc chuẩn bị trước khi sinh đối với những đồ dùng này bạn có thể thực hiện từ lúc bắt đầu mang thai cho đến ngày sinh.


Dụng cụ ăn uống


  • 1 bình sữa mini, núm cao su mềm: Cho bé bú trong những ngày đầu chưa có sữa mẹ, sau đó làm bình cho bé uống nước
  • 1 bình sữa cỡ vừa bằng thủy tinh, cổ to (sau này kết hợp làm ly pha bột cho bé)
  • 1 hộp sữa bột cho trẻ từ 0 tháng: Cho bé bú khi sữa mẹ chưa xuống kịp
  • Ly + muỗng cho em bé uống nước (dùng đồ có sẵn trong nhà)
  • Bình thủy/hoặc bình giữ nhiệt: Lấy nước ấm pha sữa cho bé, nước ấm cho mẹ uống


Dụng cụ vệ sinh


  • Cây rữa bình sữa: Không nên lựa loại có lõi kim loại vì có thể rỉ sét, không mua loại có gắn mút ở đầu vì hay bị rách, rơi mút ra chỉ còn cái lõi phía trước khó chùi đáy bình sữa
  • Chậu tắm dài, có lỗ thoát phía dưới + đồ đỡ gác vào chậu tắm để tắm cho bé (kiểu như cái ghế bố, hoặc cái võng mắc vào chậu tắm)
  • Chậu tròn để đựng nước tắm dội lại lần 2 + ca/gáo múc nước (vì em bé chưa tắm bằng vòi sen được, phải để sẵn chậu nước ấm)
  • Chậu tròn nhỏ để giặt khăn lau
  • Chậu đựng đồ dơ để giặt
  • Rơ lưỡi: 40 cái (khi con hơn 18 tháng, bác sĩ vẫn khuyên mình tiếp tục rơ lưỡi cho bé để hạn chế viêm họng)
  • Gạc băng rốn: 10 cái (khoảng 2 hộp)
  • Khăn giấy ướt: 1 hộp lớn/hoặc 2 hộp nhỏ
  • Que tăm bông ngoáy tai cho bé: Lau nhẹ phía ngoài lỗ tai + vành tai sau khi tắm
  • Que bông tiệt trùng: dùng lau cồn vào rốn sau khi tắm
  • Nước muối nhỏ mắt, mũi cho trẻ sơ sinh: 10 lọ
  • 1 bình xịt nước biển để xịt cho bé hơn 3 tháng: Dùng khi sổ mũi hoặc sau khi đi ra ngoài về
  • Ống hút mũi: loại có 2 đầu dài, 1 đầu để vào lỗ mũi bé, 1 đầu cho mẹ hút
  • Nhiệt kế: đo nhiệt độ cho em bé khi thấy nghi ngờ nóng sốt, hoặc theo dõi sau khi chích ngừa
  • Cồn 70 độ (lau rốn sau khi tắm, lúc rốn chưa rụng)
  • Thuốc Povidine: Thuốc sát trùng, bôi vào rốn khi chưa rụng, thỉnh thoảng khi con bị nổi ít hạt rôm ở mông, mình cũng bôi một vài lần để tránh việc vết rôm vỡ ra gây nhiễm trùng.
  • Kem chống hăm (không nên dùng phấn rôm): Tốt nhất là chỉ dùng miếng lót cho bé 1-2 tháng đầu, sau đó tập xi tè
  • Dầu khuynh diệp/hoặc dầu chàm: Nếu em bé ra khỏi nhà, khi về trước khi ngủ nên bôi 1 ít vào lòng bàn chân để tránh bị cảm gió (không được bôi dầu gió cho bé vì nóng rát da)
  • Dầu gội và tắm cho bé


Những đồ linh tinh khác


  • Rổ chữ nhật cỡ vừa để đầu giường
  • Chiếu mỏng cho em bé nằm, bằng vải bố nếu chuẩn bị đồ đi sinh mùa Hè
  • Móc phơi đồ cho em bé: 20 móc cỡ nhỏ, 1 treo phơi đồ linh tinh


Chuẩn bị đồ đi sinh cho mẹ bầu

Không quá nhiều vật dụng lỉnh kỉnh như của bé, đồ chuẩn đi sinh của mẹ chỉ gồm khoảng 9 món cần thiết sau:


  • Áo dài tay cài nút (không nên mặc áo chui đầu vì khó cho bé bú), quần dài: 4-5 bộ
  • Vớ chân: 4-5 đôi
  • Dép đi trong nhà
  • Băng vệ sinh cho bà đẻ: 1 gói (vào bệnh viện đã được phát 1 gói rồi)
  • Quần lót giấy: vài cái (vào bệnh viện cũng được phát 1 gói)
  • Sữa bột hoặc sữa tươi
  • Ly thủy tinh (pha sữa/nước nóng uống cho mau xuống sữa mẹ) + muỗng
  • Nghệ tươi (dùng khi về nhà, bôi mặt+ toàn thân)
  • Dầu chàm/dầu khuynh diệp: bôi vào bàn chân, sau tai sau khi tắm cho ấm người


Những vật dụng không cần thiết khi đi sinh 

Trong quá trình chuẩn bị trước khi sinh, không phải thứ nào cũng cần thiết. Dưới đây là những đồ có thể không cần đến khi chuẩn bị trước khi sinh:


  • Đồ xay thức ăn bằng tay
  • Bộ chăn gối cho bé
  • Loại 2 gối ôm có miếng lót nối ở giữa
  • Giường nôi: Để em bé nằm chung giường tiện hơn là nằm nôi, thường ít em bé nào chịu nằm nôi
  • Giày trẻ sơ sinh: Không cần thiết vì em bé dùng vớ chân, ít ra ngoài


Lưu ý việc chuẩn bị trước khi sinh càng chi tiết, cụ thể bao nhiêu thì bạn sẽ yên tâm hơn bấy nhiêu.

Thời gian chuẩn bị giỏ đồ đi sinh

Bắt đầu từ tam cá nguyệt thứ hai mẹ có thể bắt đầu mua sắm đồ sơ sinh cho bé. Trong 3 tháng đầu thai kỳ thì còn quá sớm, lúc này việc quan trọng hơn là nghỉ ngơi, tránh vận động nhiều. Tới giai đoạn tháng thứ 8-9 nên sắp xếp đồ đạc “lần lần” là vừa. Lúc này bụng cũng đã to, đi lại nặng nề, ngồi tỉ mẩn chuẩn bị đồ theo danh sách đồ sơ sinh là hợp lý nhất.

Chuẩn bị đồ đi sinh với những ai lần đầu làm mẹ luôn kèm theo thật nhiều rắc rối trong cách sắp xếp và ghi nhớ. Cộng thêm tình trạng não cá vàng khi mang thai càng mệt mỏi hơn. Những lúc này đừng quên mẹ bầu còn có anh xã và người thân nhé! Hãy nhờ vả khi bạn cảm thấy đuối sức.

Tham khảo MarryBaby

Để thực hiện 1 lần thụ tinh trong ống nghiệm thì chi phí bạn phải bỏ ra có thể từ hàng chục triệu đến cả trăm triệu tùy trường hợp. Ngoài ra, bạn phải tốn rất nhiều thời gian và công sức. Vì thế, trước khi thực hiện TTON, bạn cần phải chuẩn bị cẩn thận từ sức khỏe và thời gian.


Dưới đây là 3 vấn đề mà bạn nên chuẩn bị kỹ lưỡng để có thể đem đến kết quả thực hiện thụ tinh ống nghiệm thành công nhất

1/ Chế độ dinh dưỡng

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, chế độ dinh dưỡng cũng có vai trò quan trọng tới tỷ lệ thành công của thụ tinh trong ống nghiệm. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, một chế độ dinh dưỡng trước khi mang thai đầy đủ, hợp lý sẽ giúp tăng khả năng thụ thai, ngăn chặn nguy cơ sảy thai cũng như bảo vệ một thai kỳ khỏe mạnh.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, trong thời gian chuẩn bị, bạn và anh xã nên từ bỏ các thói quen không lành mạnh như hút thuốc, uống rượu bia, thức khuya… Đồng thời cố gắng duy trì một thực đơn có lợi cho sức khỏe sinh sản. Phụ nữ nên tăng cường thực phẩm có lợi cho buồng trứng, tử cung. Trong khi đó, các ông chồng nên bổ sung đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của tinh trùng.

2/ Chỉ số khối cơ thể BMI

Tùy thuộc vào chỉ số khối cơ thể của bạn, bác sĩ sẽ tiến hành sử dụng thuốc kích thích buồng trứng phù hợp. Những phụ nữ có chỉ số BMI cao sẽ phải dùng thuốc liều cao và mất nhiều thời gian hơn. Ngược lại, nếu quá gầy, lượng hoóc-môn cơ thể sản sinh sẽ giảm, làm lớp niêm mạc tử cung cũng bị ảnh hưởng, dẫn đến tăng tỷ lệ sảy thai.

3/ Tâm trạng


Quá căng thẳng, lo lắng có thể là nguyên nhân làm bạn thất bại khi tiến hành thụ thai trong ống nghiệm. Khi tinh thần bất ổn, bạn có nhiều nguy cơ gặp phải những cơn co bóp tử cung, làm phôi thai khó làm tổ khi được chuyển vào buồng tử cung.

Ngoài ra còn có nhiều vấn đề khác, nhưng 3 vấn đề trên là bước quan trọng để bạn có thể làm tăng khả năng thành công của mỗi lần thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm

Thụ tinh trong ống nghiệm IVF thắp sáng hi vọng cho những cặp vợ chồng hiếm muộn. Có rất nhiều câu hỏi xung quanh vấn đề thụ tinh ngoài cơ thể này nhưng không phải ai cũng đủ can đảm để hỏi bác sĩ.

Dưới đây là tổng hợp 7 câu hỏi mà nhiều cặp đôi thường thắc mắc nhất trong vấn đề làm thụ tinh trong ống nghiệm IVF và giải đáp các thắc mắc này nhé. 




1. Thời điểm thích hợp để thử IVF?

Trong suốt 1 năm quan hệ tình dục thường xuyên và không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào mà vẫn không có tin vui vợ chồng son nên tìm đến các chuyên gia hiếm muộn. Ngay thời điểm thăm khám, bác sĩ sẽ đán giá tình trạng tinh trùng của chồng, ống dẫn trứng của vợ để biết liệu người vợ có đang rụng trứng hay không.

Tùy thuộc vào kết quả kiểm tra, chuyên gia sẽ chia sẻ liệu trình điều trị phù hợp. Điều quan trọng nhất của lần thăm khám sức khỏe này chính là xác định vấn đề gây vô sinh đến từ đâu để tối đa hóa sự thành công của việc triều trị hiếm muộn.


Mặc dù phương pháp điều trị thụ tinh ống nghiệm IVF có thể mang đến tỉ lệ thành công cao nhưng không nhất thiết phải dùng. Vì một số biện pháp đơn giản như tính ngày rụng trứng, điều chỉnh phẫu thuật nội mạc tử cung và  loại bỏ polyp có thể giúp một số cặp vợ chồng thụ thai tự nhiên.

2. IVF có phải là cách tốt nhất đảm bảo thụ thai thành công?

IVF không phải là phương pháp đảm bảo 100% cặp vợ chồng tham gia sẽ thụ thai thành công nhưng đây là cách tốt nhất thời điểm hiện tại hoặc khi tất cả nhưng liệu pháp điều trị khác đều thất bại.  Tỷ lệ mang thai lâm sàng là trên 50% cho mỗi lần chuyển phôi.

3. IVF sẽ gây đau đớn và đòi hỏi phải tiêm hàng ngày. Điều đó có đúng không?

Khi áp dụng phương pháp điều trị hiếm muộn IVF thì đòi hỏi phải tiêm các hoóc-môn kích thích nang dưới da hàng ngày. Điều này cũng tương tự như bệnh nhân tiểu đường phải dùng  insulin vậy.

Toàn bộ quá trình có thể dao động từ hai đến ba tuần – đôi khi lâu hơn – tùy theo yêu cầu của bác sĩ. Cảm giác đau đớn do kim tiêm sẽ giảm dần, đừng quá lo lắng!

4. Với IVF, các cặp đôi sẽ phải đối mặt với những nguy cơ nào?

Quá trình này không gây ra bất kỳ rủi ro nào cho người chồng. Tuy nhiên, phụ nữ phải đối mặt với những rủi ro như hội chứng kích thích buồng trứng (OHSS) và mệt mỏi thai kỳ. OHSS là nơi người phụ nữ cho thấy phản ứng quá mức với thuốc IVF, sản sinh ra nhiều trứng và mức độ hormone cao.

Trong trường hợp nặng (khoảng 1% các phương pháp điều trị IVF), sẽ có tích tụ nước ở vùng bụng và phổi. Người vợ thậm chí có thể được yêu cầu phải ngừng lại.

5. Em bé sau khi chào đời bằng phương pháp IVF có phát triển bình thường không? 

Thai nhi nào cũng có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh cao hoặc thấp. Nhưng hiện tượng này có thể có hoặc không phải xuất phát từ nguyên nhân IVF. Nhiều thai phụ thụ tinh nhân tạo khi đã quá lớn tuổi, do đó có nguy cơ cao hơn về nhiễm sắc thể và bất thường về cấu trúc ở thai nhi.

Nhiều chồng của phụ nữ thực hiện IVF cũng có tinh trùng bất thường và có vấn đề di truyền cơ bản, có thể được truyền cho trẻ sơ sinh thông qua quá trình thụ thai trong ống nghiệm.

Tham khảo thêm: 





6. IVF có thể thụ thai cùng lúc nhiều phôi thai?

Đúng là phương pháp IVF có thể dẫn đến thụ thai thành công nhiều phôi thai – sinh đôi hoặc sinh ba hoặc là không gì cả. Vì vậy, để tăng cơ hội thụ thai, nhiều hơn 1 phôi thai được đưa vào tử cung của người phụ nữ nhưng nhiều nhất cũng chỉ có 3 phôi. Điều tuyệt vời nhất là 2 phôi thai có sự sống.

7. Nếu  không thể sử dụng trứng hoặc tinh trùng của chính các cặp vợ chồng thi sao?

Có thể sử dụng trứng, tinh trùng hoặc phôi được hiến tặng. Trứng hiến tặng được dùng khi chức năng buồng trứng của phụ nữ yếu không thể tự sản xuất trứng.


Tinh trùng hiến tặng sẽ cần thiết khi có một rối loạn di truyền nghiêm trọng ở tinh trùng người chồng, khiến ông xã không thể sản xuất tinh trùng thích hợp để điều trị. Đương nhiên, thông tin về trứng và tinh trùng được hiến tặng sẽ giấu kín.

Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm IVF vẫn đang là lựa chọn hàng đầu của các cặp vợ chồng hiếm muộn. Tại Việt Nam, chi phí điều trị tại các bệnh viện lớn khoảng từ 60-100 triệu/ ca. Cả 2 vợ chồng nên đến khám sức khỏe để bác sĩ biết chính xác cần phải làm gì để sớm có tin vui.


Tham khảo Marrybaby

Mẹ bầu có muốn con mình sinh ra khỏe mạnh không? Mẹ có muốn con sinh ra phát triển toàn diện? 

Hãy nhớ 8 kiêng kỵ này nhé:



 1. Mẹ bầu không nên tiếp xúc nhiều với động vật.

- Trong thời gian mang thai mẹ bầu nên hạn chế tiếp xúc với các động vật như: chó, mèo...Cũng không nên ăn thịt động vật chưa được nấu chín kỹ. Vì mẹ có khả năng nhiễm virus Cytomegalo ( gây dị dạng, tàn phế), ảnh hưởng đến sự phát triển trí lực của trẻ.

2. Mẹ bầu nên hạn chế tiếp xúc mới máy tính.

- Khi mẹ bầu tiếp xúc quá nhiều với máy tính hoặc các công tác chiếu chụp vi tính, có khả năng cao sẩy thai, sinh non, khó đẻ và con sau khi sinh ra dễ bị tật bẩm sinh, dị dạng.



3. Mẹ bầu không nên đứng thao tác máy phô tô.

- Với thời gian làm việc với máy phô tô mẹ có khả năng xuất hiện các triệu chứng: khô háo vòng miệng, họng, tức ngực, thị lực giảm sút.

 4. Mẹ bầu không nên dùng hóa mỹ phẩm để uốn sấy, nhuộm tóc.

- Thành phần thuốc nhuộm tóc rất độc hại, nếu sử dụng trong thời kỳ mang thai sẽ ảnh hưởng tới mẹ và con trong bụng, làm đứa trẻ yếu hơn.

5. Mẹ bầu không nên tiếp xúc với chì.

- Nếu mẹ tiếp xúc với chì dù ít hay nhiều, thụ động hay chủ động cũng đều ảnh hưởng tới thai nhi: trọng lượng trẻ sinh ra bị giảm đi nhiều, sự phát triển về tâm sinh lý cũng bất ổn.

6. Mẹ bầu không nên kiểm tra bằng các tia phóng xạ.

- Khi mang thai các mẹ nên hạn chế tiếp xúc với các tia phóng xạ, trẻ sinh ra có nguy cơ bị bệnh máu trắng, trí tuệ chậm phát triển.

7. Tránh nhiễm độc khí gas.

- Việc sử dụng bếp ga, lò sưởi không đúng cách làm gas rò rỉ và mẹ hít vào khiến lượng oxy trong máu giảm, dẫn đến việc thai nhi thiếu oxy, chậm phát triển, có nguy cơ lưu thai.

8. Tuyệt đối tránh sử dụng, hít phải khói thuốc.

- Dù là thuốc lá, hay thuốc lào thì khói mà mẹ bầu hít vào vẫn là độc cho con, khiến sẩy thai, dị dạng thai, sau sinh tâm sinh lý không tốt, trí tuệ phát triển chậm. Các ông bố tuyệt đối không hút thuốc trước mặt mẹ bầu.

   Mong rằng với 8 kiêng kỵ này mẹ bầu có những biện pháp phòng tránh để con có thể phát triển toàn diện nhất.

Để đáp ứng nhu cầu tiêm chủng vắc xin phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe cho trẻ của các bậc phụ huynh, số lượng các trung tâm, cơ sở y tế tư nhân tiêm chủng được mở ra ngày càng nhiều. Dưới đây là danh sách những cơ sở tiêm phòng uy tín tại TP. HCM đã được nhiều bậc phụ huynh đánh giá tốt.




1. Trung tâm tiêm chủng vacxin VNVC

Địa chỉ: 198 Hoàng Văn Thụ, Phường 9, Phú Nhuận, Hồ Chí Minh

Điện thoại: 1800 6595

2.    Bênh viện Từ Dũ

Địa chỉ: 284 Cống Quỳnh, Quận 1, Tp.HCM
Điện thoại: (08) 54 042 829 – 38 395 117 – 38 392 722

3.    Bệnh viện phụ sản Mekong

Địa chỉ: 243-243A-243B Hoàng Văn Thụ, Phường 1, Q. Tân Bình, TP.HCM
ĐT: (84-8) 38 442 986 – (84-8) 38 442 988

4.    Viện Pasteur HCM

167 Pasteur, Phường 8, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (84-8) 38230352

5.    Trung tâm Dinh dưỡng thành phố HCM

Địa chỉ: 180 Lê Văn Sỹ, phường 10 quận Phú Nhuận. TP.HCM
Điện thoại: 84-8-38445990

6.    Bệnh viện Nhi Đồng 1

Địa chỉ: 341 Sư Vạn Hạnh – P.10 – Q.10 – TP.Hồ Chí Minh
Điện thọai: (08) 39271119

7.    Bệnh viện Nhi Đồng 2

Địa chỉ: 14 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM
Điện thoại: (08)38295723

8.    Bệnh viện Phụ sản Quốc tế

Địa chỉ: 63 Bùi Thị Xuân, Quận 1, TP.HCM
ĐT: 39253619 – 39253625

9.    Bệnh viện An Sinh

Địa chỉ: 10 Trần Huy Liệu, Phường 12, Quận Phú Nhuận, Tp.HCM
Điện thoại: 84 – 8 – 3.845.7777 (Hotline: 093.810.0810)

10. Trung Tâm Chăm Sóc Sức Khỏe Quốc tế HẠNH PHÚC

Địa chỉ: Số 97 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, Tp. HCM, Việt Nam
ĐT: (84) 8) 3925 9797

Một số Lưu ý cho các bà mẹ khi đưa bé đi tiêm phòng:


  • Các bạn các mẹ nên gọi điện hoặc đến xem lịch tiêm và check xem vacxin tại trung tâm mình định đến tiêm có còn không.
  • Nên mang theo sổ theo dõi tiêm lần 1 để bác sĩ tư vấn (Sổ có thể tiêm tại xã, phường).
  • Nếu trẻ bị sốt nhẹ, tiêu chảy hay suy dinh dưỡng vẫn cho trẻ tiêm chủng như thường lệ.
  • Sau khi tiêm, nếu trẻ bị sốt nhẹ, chỗ tiêm bị sưng đỏ là phản ứng bình thường, không đáng ngại.
  • Sau năm đầu, nhớ đưa trẻ đi tiêm ngừa nhắc lại theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

Tiêm vắc xin là một việc cần thiết để phòng chóng các bệnh cho các bà mẹ đang mang thai và trẻ em. Hiện nay ngoài các trung tâm y tế dự phòng được hỗ trợ các mũi tiêm vắc xin miễn phí thì còn có các trung tâm tiêm chủng dịch vụ cung cấp đầy đủ các loại vắc xin phù hợp với mọi người. 

Dưới đây là danh sách 10 trung tâm, địa chỉ tiêm phòng uy tín và tốt nhất tại Hà Nội mà chúng tôi thống kế được ở thời điểm hiện tại.

1. Trung tâm tiêm chủng vacxin VNVC

Địa chỉ 1: 180 Trường chinh, Quận Đống Đa

Địa chỉ 2: Số 3 Cầu Giấy, P. Láng Thượng, Q. Đống Đa

Liên Hệ: 0243 8824 666

Tuy mới ra mắt mới hơn 1 năm nhưng VNVC đã được các bà mẹ tin tưởng về chất lượng và dịch vụ


2. Trung tâm y tế dự phòng 70 Nguyễn Chí Thanh

Địa chỉ: 70 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa

Liên hệ: 0243 9035 688

3. Trung tâm dịch vụ khoa học kỹ thuật và y tế dự phòng

Địa chỉ: 131 Lò Đúc, Hai Bà Trưng

Liên hệ: 0243 9717 694

4. Phòng tiêm chủng SAFPO

Địa chỉ: 135 Lò Đúc, Hai Bà Trưng

Liên hệ: 0988 7777 00

5. Bệnh viện Việt Pháp

Địa chỉ: Số 1, Phương Mai, Đống Đa

Liên hệ: 0243 5771 100

6. Bệnh viện nhi Trung ương

Địa chỉ: 18/879 La Thành, Đống Đa

Liên hệ: 0243 8343 700

7. Trung tâm kiểm dịch y tế Số 3, Ông Ích Khiêm

Địa chỉ: Số 3, Ông Ích Khiêm, Ba Đình

Liên hệ: 0423 7339 803

8. Trung tâm tiêm phòng 35 Trần Bình, Mai Dịch, Cầu Giấy

Địa chỉ: 35 Trần Bình, Mai Dịch, Cầu Giấy

Liên hệ: 0423 7685 512

9. Phòng tiêm chủng dịch vụ 182 Lương Thế Vinh

Địa Chỉ: 182, Lương Thế Vinh


Liên hê: 1900256

10. Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương:

Địa chỉ: Số 1 Yecxanh, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: (04) 39716356 / 38213241

Tiêm chủng cho trẻ em mặc dù không thể bảo vệ trẻ tránh được bệnh tật hoàn toàn nhưng nó được đánh giá là phương pháp tốt nhất giúp giảm thiểu được các bệnh nguy hiểm ở trẻ.

Hi vọng danh sách này đáp ứng được thông tin về danh sách địa chỉ tiêm chủng uy tín và tốt nhất tại Hà Nội cho các bạn. 

Một thai kỳ khỏe mạnh với chế độ dinh dưỡng khoa học cùng tâm lý thoải mái của mẹ bầu đóng góp rất lớn vào sự phát triển của em bé trong bụng. Và để thời gian 9 tháng 10 ngày suôn sẻ, không gặp trắc trở, ốm đau gì, mẹ nhớ đừng bỏ qua những điều này:



-  Uống nước: suốt thời kỳ mang thai, người mẹ phải luôn nhớ uống đủ 2l nước mỗi ngày. Nước sẽ giúp cho cơ thể người mẹ tránh tình trạng táo bón và tăng cường các chức năng của thận.

-  Tránh vận động quá sức cơ bắp: đừng tự làm kiệt sức vì các bài tập thể dục, thể thao nhưng nên duy trì hoạt động này ở mức độ phù hợp. Đi bộ và bơi là những phương pháp đáng khích lệ.

-  Ngủ nhiều: cơ thể phụ nữ mang thai trải qua những biến đổi sâu sắc. Điều này giải thích nguyên nhân dễ cảm thấy mệt mỏi. Ngủ nhiều, kể cả ban ngày, sẽ giúp cho người mẹ mang thai nạp được thêm năng lượng.

- Không ăn kiêng: cần nhớ rằng lúc này người mẹ ăn không chỉ để nuôi cơ thể mình mà còn nuôi thai nhi trong bụng. Ăn nhiều bữa trong một ngày sẽ giúp cơ thể người mẹ mang thai có nhiều chất dinh dưỡng hơn là cứ giữ nếp ăn đúng 3 bữa/ngày.

- Tăng cường axit folic: người mẹ mang thai cần rất nhiều axit folic. Có thể tăng cường bằng cách ăn thêm nhiều cật lợn, rau xanh và các loại đậu.

- Nghỉ ngơi: hãy tranh thủ thời gian nghỉ ngơi cho bản thân và cho thai nhi. Đây là giai đoạn người mẹ cần tích luỹ cho cả quá trình nuôi con bằng sữa mẹ sau này.

Sức Khỏe

[Suc-khoe][fbig1]

Làm Đẹp

[Lam-dep][fbig2]

Làm Mẹ

[Lam-me][column1]

Ẩm Thực

[Am-thuc][column2]

Khám Phá

[Kham-pha][hot]

Thời Trang

[Thoi-trang][gallery1]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.