Latest Post

Khi nào nên kết hôn - đó là một câu hỏi có vô số câu trả lời, mỗi người một cách, một con số khác nhau. Người 22, người 25, người lại 30...vv…vv... với vô vàn những câu trả lời mang tính cá nhân như thế, dư luận đồng tình cũng có, phản bác cũng không ít. Vì đơn giản mỗi người một suy nghĩ, và “chín người mười ý” làm sao có đáp án nào để thỏa lòng tất cả những chàng trai, cô gái, các bậc cô chú phụ huynh, các anh chị và bạn bè ở đây.

Khi nào nên kết hôn?

“Khi nào nên kết hôn?” là một chủ đề nóng hổi trong các cuộc trò chuyện của các bạn trẻ. Trước câu hỏi tưởng chừng ngắn gọn và súc tích như thế, người chưa có người yêu thì bối rối, kẻ có người yêu rồi nhưng chưa có ý định cưới thì hoang mang. Mỗi người đưa ra một con số khác nhau: người 22, người 25, người lại 30 tuổi... với vô vàn những câu trả lời mang tính cá nhân như thế, dư luận đồng tình cũng có, phản bác cũng không ít. Vì đơn giản mỗi người một suy nghĩ, và “chín người mười ý” làm sao có đáp án nào để thỏa lòng tất cả những chàng trai, cô gái, các bậc cô chú phụ huynh, các anh chị và bạn bè ở đây.

Tôi nghĩ chúng ta không thể trả lời cho câu hỏi bao nhiêu tuổi thì kết hôn, vì đó là duyên số, là tương lai. Thần thánh mấy mới đoán được điều này. Tất cả dường như chỉ nói lên con số mình thích một cách chủ quan mà thôi. Vấn đề không nằm ở tuổi tác (dĩ nhiên là bạn không thể kết hôn khi mà bạn chưa đủ tuổi pháp luật cho phép kết hôn), mà điều quan trọng là bạn đã gặp được đúng người hay chưa, bạn đã hoàn toàn sẵn sàng cho một cuộc hôn nhân, cho cuộc sống gia đình hay chưa, vì kết hôn đồng nghĩa với việc bạn sẽ bước vào một cuộc sống mới.

Trước hết, hãy chỉ kết hôn khi bản thân đã thực sự sẵn sàng

Một cuộc hôn nhân sẽ không thể nào đúng nghĩa nếu một trong hai người không hoặc chưa sẵn sàng. Bạn kết hôn trong trạng thái hoang mang, trong tâm lý lo lắng và sợ sệt, chưa nhận thức được việc bản thân sắp làm có ý nghĩa như thế nào. Nếu người kia, cô dâu hoặc chú rể của bạn biết được điều này thì sao, họ yêu bạn thật lòng, họ chuẩn bị tất cả một cách tốt nhất để cùng bạn đi suốt quãng đường còn lại của cuộc đời, nhưng đổi lại chính sự mơ hồ chưa sẵn sàng của bạn sẽ làm họ tổn thương và thất vọng biết bao. Như thế cả hai cũng chẳng vui sướng gì. Kết hôn là một việc trọng đại nhất đời người, hãy cân nhắc kỹ càng, hãy đối mặt với nó một cách chờ mong hạnh phúc nhất, và đừng làm thấp đi ý nghĩa giá trị của nó.

Khi nào nên kết hôn?
Hãy chỉ kết hôn khi bản thân đã thực sự sẵn sàng

Nên kết hôn với người bạn thực sự yêu và được yêu chân thành

Kết hôn là bạn và đối phương sẽ hằng ngày gặp mặt, tối ngủ cùng giường, và nắm tay nhau đi đến đầu bạn răng long. Là dung hòa được cái riêng của cả hai thành cái chung của nhau. Là biến nhược điểm của đối phương thành ưu điểm để mà yêu. Nếu hai người kết hôn với nhau mà không thực sự yêu, không thực sự hiểu nhau thì làm sao làm được những điều đó?  Đừng nghĩ sống với nhau lâu ngày thì ắt hiểu nhau, đó có chăng cũng chỉ có trong phim mà thôi. Thực tế rất nhiều cuộc hôn nhân đỗ vỡ vì cả hai không chịu đựng được nhau, họ nhìn nhau thôi cũng thấy chán, vì có những người mất cả đời cũng chẳng hiểu được nhau.


Thế nên, trước khi kết hôn, bạn nên tự hỏi bản thân mình kết hôn với người kia vì điều gì, và phải trả lời thật thực tâm. Vì trong xã hội ngày nay người ta đến với nhau vì rất nhiều lý do, không nhất thiết phải là chân tình, mọi thứ đều có thể quy đổi thanh tiền tài, địa vị và hằng hà sa số những thứ khác. Hãy nhớ rằng hôn nhân nên bắt đầu từ tình yêu thực sự. Những toan tính ban đầu sẽ chỉ là yếu tố tạo nên vết thương khó lành cho cuộc hôn nhân của chính bạn mà thôi. Cùng một người mình không yêu đối diện nhau suốt những năm tháng còn lại của cuộc đời là một điều không hề dễ dàng, không tránh khỏi những lúc bạn muốn bỏ cuộc, muốn đường ai nấy đi và thôi ràng buộc nhau, nhưng nếu lỡ hai người đã có những đứa con thì sao? Để con mình chịu cảnh cha mẹ mỗi người một nơi, hay sống trong một gia đình không trọn vẹn? Hãy suy nghĩ cho những đứa trẻ đáng thương ấy. Chúng không có tội.

Kết hôn khi sự nghiệp, kinh tế đã phần nào vững vàng

Tôi nghĩ đây là một vấn đề nên nghiêm túc suy nghĩ trước khi quyết định cưới. Dù hai người bắt đầu “góp gạo thổi cơm chung” nhưng cũng không thể kết hôn khi bản thân không có gì cả, không nhất thiết phải giàu nứt vách hay tiền tiêu không hết nhưng ít nhất cũng phải có một phần tài sản trong tay, để tránh việc trông chờ vào đối phương. Nếu bạn là cô gái sắp lấy một người chồng giàu có cũng đừng hy vọng quá nhiều vào mớ tài sản của anh ta, nên nhớ tiền là thứ nhạy cảm và dễ gây mâu thuẫn nhất, chẳng dễ gì người khác cho không bạn (kể cả chồng bạn). Còn nếu ngược lại, bạn là một người đàn ông thì điều này càng quan trọng, cưới vợ cũng như sắm thêm cho mình cái quyền bảo hộ chăm lo cho cô ấy, nếu là một người đàn ông thực thụ thì chẳng ai muốn bản thân mang tiếng “bám váy đàn bà”. Là một trụ cột gia đình, người đàn ông hẳn biết cách nào để hoàn thành vai trò của mình tốt nhất.

Khi nào nên kết hôn?
Kinh tế và sự nghiệp vững vàng sẽ đảm bảo cho hôn nhân hạnh phúc

Kết hôn khi đã “mỏi mệt” với tuổi trẻ và mong muốn một gia đình nhỏ an yên

Tuổi trẻ vốn dĩ nhiều ước mơ, thích tự do và rất háo thắng. Nếu bạn vẫn còn thích những chuyến phượt đầy ngẫu hứng đến những nơi xa lạ, thích phóng xe hóng gió khắp thành phố cả đêm, thích vào pup những cuối tuần, thích ngủ đến tận trưa những ngày nghỉ,… thì xin hãy đừng nghĩ đến chuyện kết hôn. Vì đơn giản, tuổi trẻ của bạn chưa đủ, bạn vẫn còn phải làm việc, phải kiếm tiền để thỏa mãn nhưng giấc mơ tuổi trẻ. Đó là những giấc mơ tuyệt vời mà chỉ có tuổi trẻ bạn mới có thể biến chúng thành hiện thực. Thế nên hãy cứ bay đi một cách tự do với những nhiệt huyết của mình, cứ chinh phục những gì bản thân khao khát. Đến khi nào đã thực sự hài lòng, bản thân đã đủ điềm đạm, đến một thời điểm nhất định nào đó, khi một sáng chủ nhật bạn thức dậy, bỗng không muốn ngủ nướng nữa mà lại muốn một ai đó hôn chào buổi sáng, rồi vào bếp làm điểm tâm, pha một cốc cà phê và cùng nhau chào ngày mới. Tối đến bạn chán việc ra ngoài lượn lờ mà lại muốn ở nhà xem tin tức, và trong những chuyến du lịch sắp tới, bạn bỗng thấy cô đơn quá, bạn cần ai đó nắm tay đi cùng cho bớt xa xôi và buồn chán… Thì lúc đấy, là lúc thích hợp để kết hôn.

Như vậy, vấn đề đâu phải là kết hôn khi nào, ở tuổi bao nhiêu, mà là bạn đã sẵn sàng hay chưa thôi. Hôn nhân vốn là chuyện nghiêng về định mệnh, bản thân chúng ta trốn tránh cũng không được mà chờ mong cũng không xong. Nếu bạn không bị bắt ép, bạn có quyền quyết định cuộc hôn nhân của mình thì đó là một điều may mắn, và đừng lãng phí nó. Vì đó có thể là chiếc vé duy nhất trong đời đưa bạn đến hạnh phúc.

Theo Tapchicuoihoi

Thông thường trong một đám cưới, chi phí sẽ tiêu tốn cho phần tiệc cưới vào khoảng 60% ngân sách và những khoản quan trọng khác sẽ chiếm 40% còn lại.

Hầu hết các cô dâu đều đau đầu với câu hỏi: “Chúng ta phải chi trả bao nhiêu tiền để tổ chức một đám cưới chu đáo, trọn vẹn và thật vui vẻ”. Trầu Cau sẽ cùng bạn tính toán để tìm ra câu trả lời cho đám cưới của mình.

1. Dự trù chi phí phù hợp với ngân sách

Ngân sách là khả năng tài chính của bạn và tầm tiền mà bạn có thể chi trả. Còn chi phí đám cưới là toàn bộ số tiền bạn dự định sẽ phải bỏ ra để chi trả các hoạt động và dịch vụ trong hôn lễ. Chi phí cho đám cưới không giới hạn vì với số tiền lớn bạn sẽ có một đám cưới hoành tráng cùng lượng khách mời lớn, ngược lại, nếu ngân sách hạn hẹp thì bạn vẫn có thể tổ chức đám cưới vui vẻ ở quy mô nhỏ hơn và lượng khách mời ít.

Trước tiên, bạn cần xác định ngân sách mà mình sẽ dành cho đám cưới là bao nhiêu. Tốt nhất bạn nên tính toán con số cụ thể và cả những khoản có thể phát sinh. Như vậy, đám cưới mất bao nhiêu tiền là phụ thuộc vào ngân sách bạn có như thế nào. Vấn đề khó khăn của cô dâu chú rể là làm thế nào tổ chức được một đám cưới thật ưng ý với các khoản chi hợp lý và nằm trong tầm ngân sách dự trù.

dudamcuoi.jpg
Tiệc cưới là phần tốn kém nhất trong đám cưới.

2. Tìm ra những vấn đề ưu tiên

Theo kinh nghiệm chia sẻ của các nhà tổ chức tiệc cưới ở Việt Nam, chi phí của một đám cưới thông thường sẽ bao gồm các khoản như: đãi tiệc chiếm 60% chi phí, 30% dành cho các khoản như lễ ăn hỏi, nhẫn cưới, hoa cưới, váy cưới, thiệp cưới, album ảnh cưới và các trang trí khác trong buổi tiệc, chi phí phát sinh ngoài ý muốn chiếm 10%.

Sau khi xác định được vấn đề cần ưu tiên, chắc chắn bạn sẽ có cách phân chia ngân sách hợp lý. Bạn nên đầu tư nhiều tiền cho các khoản thiết yếu và cắt giảm các khoản khác một cách tiết kiệm nhất. Bạn cũng cần nhớ rằng, trong bất kỳ trường hợp nào cũng tránh để ngân sách dự trù của mình thâm hụt.

Bạn có thể chọn các nhà hàng có tiếng hoặc khách sạn hạng sang nếu xác định phần đãi tiệc của mình quan trọng nhất. Bạn phải nắm rõ được số lượng khách mời để chọn nơi đãi tiệc phù hợp và tính toán số tiền cần chi cho mỗi bàn tiệc. Những nhà hàng nhỏ có giá từ 1 – 2 triệu đồng/ bàn, các trung tâm tiệc cưới hay khách sạn nhỏ thường đưa ra mức giá 3 -5 triệu đồng/ bàn, và nếu chọn khách sạn lớn thì giá tiệc thường khá cao, dao động từ 8 – 10 triệu đồng/ bàn.

Bạn nên giảm nhiều khoản khác như tiền chụp ảnh, váy cưới... nếu chi phí cho tiệc quá cao. Nếu muốn bớt số tiền chi cho phần đãi tiệc, bạn có thể hạn chế lượng khách mời hoặc tìm nhà hàng có giá cả phù hợp hơn.

Trên thực tế, một đám cưới đơn giản, nhỏ gọn nhưng vui vẻ hạnh phúc bao giờ cũng đáng nhớ và ý nghĩa hơn một lễ cưới linh đình, hoành tráng nhưng sau đó cô dâu chú rể phải gánh khoản nợ lâu dài và có cuộc sống hôn nhân ngôt ngạt khi phải tìm mọi cách vun vén tài chính trong gia đình. Vì thế, tùy vào khả năng chi trả của mình, bạn hãy tính toán chi phí đám cưới một cách hợp lý, không nên tổ chức lãng phí, tốn kém vượt ngoài khả năng của mình.

Theo Trầu Cau

Đám cưới là khởi đầu trọng đại của một cuộc sống mới do đó mọi thứ luôn được chú ý cẩn thận để diễn ra một cách hoàn mỹ, chuẩn mực. Chỉ cần chú ý một chút đến quy luật phong thủy, bạn và gia đình sẽ rất yên tâm trong ngày lễ trọng đại này. Hãy đọc bài viết dưới đây để biết một số lưu ý khi kết hợp màu sắc theo phong thủy trong đám cưới bạn nhé!

Không phải ngẫu nhiên mà trang phục cưới phổ biến là vest đen và váy trắng. Hai màu này không chỉ sang trọng mà còn là đại diện của hai thái cực Âm – Dương, giúp bổ sung năng lượng cho cô dâu và chú rể. Ở nền văn hóa Á Đông, sự kết hợp màu sắc cũng hướng đến việc cân bằng năng lượng Âm và Dương để đạt đến sự hài hoà lý tưởng. Cụ thể hơn, màu sắc trong đám cưới được vận dụng để tăng cường những yếu tố thuận lợi và hạn chế những điều bất lợi từ môi trường tác động vào cuộc hôn nhân của bạn.

Trong phong thủy, bản mệnh của con người được chia thành ngũ hành: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Mối quan hệ giữa con người sẽ theo luật tương sinh – tương khắc:

Tông màu cưới theo mệnh phong thuỷ

Ngũ hành tương sinh là: Thổ – Kim – Thủy – Mộc – Hỏa – Thổ; ngũ hành tương khắc là: Kim # Mộc, Thủy # Hỏa, Hỏa # Kim, Mộc # Thổ, Thổ # Thủ

Giống như vậy trong đám cưới, màu sắc kết hợp với bản mệnh của cô dâu chú rể cũng phải ‘’tương sinh’’, chứ đừng nên “tương khắc’’. Chúng tôi sẽ lý giải cụ thể sự kết hợpmàu sắc tốt đẹp theo từng mệnh dưới đây:

1. Với cô dâu chú rể mệnh Kim (1984, 1985, 1992, 1993)

Thổ sinh Kim. Kim khắc Mộc.

Nếu cô dâu/chú rể mệnh Kim, hãy sử dụng tông màu sáng và những sắc ánh kim vì màu trắng là màu của bản mệnh. Những màu như trắng, xám, ghi, vàng, nâu đất đều đặc biệt hoà hợp vì đây là những màu sắc sinh vượng (Hoàng Thổ sinh Kim).

Tuy nhiên bạn phải tránh những màu sắc kiêng kỵ như màu hồng, màu đỏ, màu tím (Hồng Hoả khắc Kim).

2. Với cô dâu chú rể mệnh Mộc (1980, 1981, 1988, 1989)

Thủy sinh Mộc. Mộc khắc Thổ.

Nếu bạn mệnh Mộc, đám cưới nên sử dụng tông màu xanh lá của cây cỏ,  ngoài ra kết hợp với tông màu đen, màu xanh biển sẫm (nước đen sinh Mộc).

 Tránh dùng những tông màu trắng và sắc ánh kim (Màu trắng bạch kim khắc Mộc) trong trang trí không gian cưới, xe cưới.

3. Với cô dâu chú rể mệnh Thủy (1982, 1983, 1996, 1997)

Kim sinh Thủy. Thủy khắc Hỏa.

Màu tượng trưng của mệnh Thủy là màu xanh biển sẫm, màu đen. Bạn mệnh Thuỷ nên sử dụng tông màu đen, màu xanh biển sẫm, ngoài ra kết hợp với các tông màu trắng và những sắc ánh kim (Màu trắng bạch kim sinh Thuỷ). Trong trang trí tránh dùng những màu sắc kiêng kỵ như màu vàng đất, màu nâu (Hoàng thổ khắc Thuỷ).

4. Với cô dâu chú rể mệnh Hỏa (1986, 1987, 1994, 1995)

Mộc sinh Hỏa. Hỏa khắc Kim.

Cô dâu chú rể mệnh Hoả nên sử dụng tông màu đỏ,màu hồng, màu tím ngoài ra kết hợp với các màu xanh (Thanh mộc sinh Hoả). Trang trí nên tránh dùng những tông màu đen, màu xanh biển sẫm (nước đen khắc Hoả) và bạc, trắng, vàng ánh kim.

5. Với cô dâu chú rể mệnh Thổ (1990, 1991, 1988, 1999)

Hỏa sinh Thổ. Thổ khắc Thủy.

Cô dâu hoặc chú rể mệnh Thổ nên sử dụng tông màu vàng đất, màu nâu, ngoài ra có thể kết hợp với màu hồng, màu đỏ, màu tím (Hồng hoả sinh Thổ). Các tông khác nhau của màu xanh lá là màu sắc kiêng kỵ nên tránh dùng (Thanh mộc khắc Thổ).

Thông thường cô dâu và chú rể khác nhau về bản mệnh, nên không nhất thiết phải chọn màu sắc theo một người mà nên kết hợp hài hòa màu sắc phù hợp cho cả hai mệnh. Cụ thể, các bạn nên chọn màu hoa theo ngũ hành tương sinh cho cô dâu. Còn về trang phục, chú rể nên chọn màu cravat và áo sơmi hợp mệnh của mình. Với cô dâu, nếu mặc váy cưới màu trắng thì nên có trang sức là dây chuyền có gắn đá quý theo mạng của mình.

Việc tổ chức cưới hỏi luôn là việc trọng đại trong cuộc đời mỗi người, hãy chú ý một số nguyên tắc cơ bản của phong thủy để hôn nhân thêm hạnh phúc.

Theo Happywedding

Nếu hôn lễ của bạn diễn ra trong tháng 3, bạn sẽ có một cuộc hôn nhân đầy ngọt ngào và không bao giờ nhàm chán.

Kết quả hình ảnh cho Ngày cưới

Tháng 1

Đồng lòng xây dựng tương lai.


Cuộc sống hôn nhân của các cặp đôi cưới trong tháng 1 thường xoay quanh công việc và sự nghiệp. Hai bạn luôn nỗ lực để cùng nhau xây dựng một tương lai vững chắc với tài chính dư dả, sự nghiệp vững trãi. Cuộc sống vợ chồng của hai bạn ứng với câu ca dao: "Đồng vợ đồng chồng, tát nước biển Đông cũng cạn".

Tháng 2

Cuộc hôn nhân của những cặp đôi kết hôn trong tháng 2 khá khác biệt so với các đôi uyên ương khác. Hai bạn khá thoải mái, tự do và không có thói quen ràng buộc nhau dù đã cưới. Tuy nhiên, chính vì sự phóng khoáng này mà hai bạn ít dành sự quan tâm cho người bạn đời của mình. Đôi vợ chồng cưới trong tháng 2 được ví như hai đường thẳng song song, luôn đồng hành bên nhau nhưng không bao giờ "giao nhau".

Tháng 3

Lãng mạn, ngôn tình.


Nếu hôn lễ của bạn diễn ra trong tháng 3, bạn sẽ có một cuộc hôn nhân đầy ngọt ngào và không bao giờ nhàm chán. Cặp đôi này đều rất nhạy cảm và luôn quan tâm đến cảm xúc của người bạn đời. Đạo đức, lòng chung thủy trong cuộc sống vợ chồng được cả hai đặc biệt lưu tâm, giữ gìn.

Tháng 4

Sôi nổi, nhiệt huyết.

Hôn nhân của cặp đôi tổ chức hôn lễ trong tháng 4 không phẳng lặng, nhàm chán mà luôn sôi nổi, kịch tính. Hai bạn luôn biết cách làm mới và "nêm gia vị" cho cuộc sống hôn nhân. Tuy nhiên, sự mới lạ và phiêu lưu này đôi khi cũng khiến gia đình xáo trộn.

Tháng 5

Lãng mạn.

Hôn nhân của những cặp đôi cưới trong tháng 5 luôn tràn ngập sự ngọt ngào, lãng mạn. Nếu tổ chức đám cưới vào tháng này, bạn và người bạn đời sẽ có cuộc sống khá giả.

Tháng 6

Trầm lặng, hướng nội.

Các cặp đôi cưới trong tháng 6 có xu hướng hướng nội, ít khi muốn bộc lộ những suy nghĩ của mình, vì vậy, cuộc sống hôn nhân của hai bạn khá trầm lặng, không nhiều sóng gió. Tuy nhiên, bạn nên giao tiếp với bạn đời nhiều hơn. Hãy cùng nhau chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ để ngăn ngừa sự hình thành khoảng cách giữa hai vợ chồng.

Tháng 7

Đặt con cái lên hàng đầu.

Gia đình và con cái là ưu tiên hàng đầu của các cặp đôi tổ chức hôn lễ trong tháng này. Hai bạn muốn có con ngay trong đám cưới và dồn hết sức lực để vun vén cho tổ ấm.

Tháng 8

Ổn định.

Sự ổn định luôn là ưu tiên hàng đầu trong đời sống vợ chồng của cặp đôi cưới vào tháng 8. Cuộc hôn nhân của hai bạn sẽ rất vững bền và kéo dài trọn đời. Hai bạn có tính cách sôi nổi, lạc quan.

Tháng 9

Hơi tẻ nhạt.

Cuộc hôn nhân của hai bạn khá tẻ nhạt, thiếu cảm xúc. Để cải thiện hôn nhân, những đôi uyên ương này nên dành nhiều thời gian cho nhau hơn và thử những hoạt động mới mẻ như cùng nhau nướng bánh, đi du lịch... Hai bạn cũng có thể nuôi một thú cưng để gia tăng cảm xúc yêu thương, sự bền chặt trong gia đình.

Tháng 10


Viên mãn, hoàn hảo.

Đôi vợ chồng cưới vào tháng 10 luôn ý thức về việc xây dựng một mái ấm hạnh phúc. Hai bạn thậm chí chấp nhận từ bỏ cá tính riêng của mình để có được cuộc sống hôn nhân vui vẻ, viên mãn nhất.

Tháng 11

Con đàn cháu đống.

Tình dục là thứ gia vị quan trọng trong cuộc sống hôn nhân của những cặp đôi kết hôn trong tháng 11. Hai bạn đều có nhu cầu "xác thịt" khá cao. Vì thế, các cặp đôi cưới trong tháng này thường có đông con, gia đình lúc nào cũng rộn ràng, vui vẻ.

Tháng 12

Đam mê du lịch.

Những cặp đôi cưới trong thời gian này thường có tinh thần phóng khoáng, thích tự do và ham xê dịch. Hai bạn đều có nhiều mối quan hệ xã hội và dành nhiều thời gian cùng nhau đi du lịch, khám phá những vùng đất mới.

Phong bì mừng cưới phụ thuộc vào khả năng tài chính, mối quan hệ thân tình, nơi tổ chức đám cưới và quy mổ của lễ cưới.

>> 4 gợi ý cho thực đơn tiệc cưới ngon, sang trọng
>> Mẹo hữu dụng cho các cô dâu trong ngày cưới

1. Mức độ thân thiết với cô dâu/ chú rể

Nếu là bạn bè thân thiết với cô dâu/ chú rể, thông thường, phong bì tiền mừng cưới của bạn rơi vào khoảng từ 1 triệu - 2 triệu (nếu đi cùng chồng, người yêu). Số tiền mừng cưới này được coi như khoản vay trước của cô dâu chú rể, họ sẽ ghi chú lại số tiền của bạn để đi trả lễ với số tiền tương ứng ở đám cưới bạn. Do đó, rộng tay đôi chút vừa làm hài lòng cô dâu chú rể, vừa là “khoản để dành” khi đến đám cưới của bạn.

Xét trên quan hệ xã hội, nếu bạn đi đám cưới của con lãnh đạo trong cơ quan, hoặc đối tác lớn của công ty, số tiền bỏ phong bì mừng cưới nằm trong khoảng từ 1 triệu - 5 triệu. Thay vì tiền mặt, bạn cũng có thể tặng những món quà có giá trị tương ứng như nữ trang, đồ gia dụng...

Với bạn bè bình thường hoặc đồng nghiệp ở công ty, bạn nên bỏ từ 300.000 - 500.000 đồng vào phong bì mừng cưới.

4-dieu-can-nho-khi-bo-phong-bi-mung-cuoi-2

2. Địa điểm tổ chức đám cưới

Nếu tiệc cưới tổ chức ở tư gia với chi phí tiết kiệm hơn, phong bì mừng cũng có thể "mỏng" hơn. Trái lại, nếu dự đám cưới ở một nhà hàng hoặc khách sạn sang trọng, thông thường tiền mừng tối thiểu là 500.000 đồng. Trong trường hợp vắng mặt, bạn cũng nên gửi phong bì chúc mừng khoảng 200.000 - 300.000 đồng.

Ở một số địa phương, khách mời dự đám cưới kiêng mừng số tiền chẵn như 400.000 đồng, 600.000 đồng mà sử dụng số lẻ để mừng cưới như 300.000 đồng hoặc 500.000 đồng.

4-dieu-can-nho-khi-bo-phong-bi-mung-cuoi-1

3. Hoàn cảnh của cô dâu, chú rể

Nếu cô dâu, chú rể sinh ra trong gia đình khá giả, có điều kiện kinh tế vững, bạn nên mừng số tiền tương xứng.

4. Số người đi cùng

Tùy theo số lượng người đi cùng mà bạn nên cân nhắc số tiền mừng cưới. Nếu đi cùng chồng hoặc người yêu, số tiền mừng cưới thường gấp đôi. Nếu đi với trẻ con, bạn có thể cho thêm vào phong bì từ 200.000 - 300.000 đồng. Nếu đi cùng cả gia đình, bạn nên gộp chung vào một phong bì lớn với giá trị từ 1 triệu đến 2 triệu đồng. 

Theo Ngôi Sao

Sức Khỏe

[Suc-khoe][fbig1]

Làm Đẹp

[Lam-dep][fbig2]

Làm Mẹ

[Lam-me][column1]

Ẩm Thực

[Am-thuc][column2]

Khám Phá

[Kham-pha][hot]

Thời Trang

[Thoi-trang][gallery1]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.