Latest Post

Không chỉ các em nhỏ cần tiêm vắc xin phòng ngừa một số bệnh nghiêm trọng, là người lớn, bạn cũng nên tiêm ngừa những loại vắc xin sau nhé!

Bạn hãy xem những loại vắc xin trong danh sách dưới đây để tìm ra loại vắc xin bạn đã tiêm ngừa hay chưa. Nếu chưa, hãy chắc chắn thu xếp đi tiêm ngừa các  chủng này ở Bệnh viện và Trung tâm sức khỏe nhé!

1. Vắc xin ngừa cúm

Ai cần tiêm nó?

Bạn nên tiêm phòng chủng ngừa này nếu bạn đang ở độ tuổi 50 hoặc độ tuổi lớn hơn. Hay như bạn có một bệnh mãn tính hoặc một hệ thống miễn dịch yếu. Bạn làm việc trong môi chăm sóc sức khỏe.



Bạn sống ở một cơ sở chăm sóc sức khỏe; bạn đang sống hoặc chăm sóc cho bất cứ người có nguy cơ biến chứng cao; bạn cũng nên tiêm phòng ngừa cho trẻ 5 tuổi hoặc trẻ nhỏ hơn; hoặc bất kỳ độ tuổi nào chỉ vì muốn giảm nguy cơ mắc bệnh cúm. 

Thuốc chủng ngừa cúm cũng được đề nghị tiêm cho phụ nữ mang thai nếu bạn chưa được chích ngừa cúm.

Khi nào nên thực hiện tiêm ngừa?

Bạn nên được tiêm ngừa một chủng liều thuốc ngừa cúm hàng năm và lý tưởng nhất là nên tiêm phòng ngừa vào tháng 10 -11.

Những đối tượng không nên tiêm ngừa?

Thuốc chủng ngừa cúm không nên được tiêm ngừa nếu bạn bị dị ứng với trứng, nếu bạn đã có một phản ứng dị ứng với thuốc chủng ngừa cúm trước đó hoặc bạn đang bị bệnh. 

2. Vắc xin viêm phổi

Ai cần tiêm nó?

Bạn nên tiêm ngừa vắc xin viêm phổi nếu bạn đang ở độ tuổi 65 trở lên; bạn có một bệnh mãn tính hoặc một hệ thống miễn dịch yếu; hoặc lá lách của bạn đã bị cắt.



Khi nào nên thực hiện tiêm ngừa?

Bạn nên nhận được một liều thuốc chủng ngừa bệnh viêm phổi tại bất kỳ thời điểm nào. Bạn có thể cần tiêm một liều thứ hai nếu bạn 65 tuổi hoặc lớn tuổi hơn và đã được tiêm liều đầu tiên trước khi 65 tuổi; 

Bạn có hệ thống miễn dịch yếu hoặc bệnh thận; bạn đã cấy ghép tủy xương hoặc lá lách đã bị cắt.

Những đối tượng không nên tiêm ngừa?

 Không nên tiêm ngừa chủng ngừa viêm phổi nếu bạn đã có một phản ứng dị ứng với thuốc chủng ngừa viêm phổi trước đó hoặc bạn đang bị bệnh.

3. Vắc xin uốn ván, bạch hầu và ho gà

Ai cần tiêm nó? 

Bạn nên tiêm phòng vắc-xin uốn ván, bạch hầu và ho gà kết hợp nếu bạn đang trong độ tuổi từ 19-64. Hoặc bạn đã tiêm chủng ngừa uốn ván mũi cuối cùng đã hơn 10 năm trước đây.

Bạn có một vết thương dễ bị viêm nhiễm và vắc-xin uốn ván bạn đã tiêm cách đây 5 năm trở lên. 

Khi nào nên thực hiện tiêm ngừa?

Nhận một liều vắc xin này nếu bạn không bao biết bạn đã bao giờ có thuốc chủng ngừa bệnh này hay chưa. Tiêm nhắc lại một liều thứ hai 4 tuần sau liều đầu tiên. 

Nhắc lại một liều thứ ba 6- 12 tháng sau liều thứ hai. Nếu bạn đang độ tuổi 19-64 và chưa nhận được một liều vắc xin nào thì có thể tiêm ngừa bất cứ lúc nào nhé.

Những đối tượng không nên tiêm ngừa?

Thuốc chủng ngừa vắc-xin uốn ván, bạch hầu và ho gà kết hợp không nên tiêm nếu bạn đã có một phản ứng dị ứng với một liều vắc xin cuốn ván, ho gà hoặc bạch hầu nhé. Bạn đang mang thai, bạn đã bị hôn mê hoặc co giật trong vòng 7 ngày khi dùng thuốc chủng ngừa bệnh ho gà trước đó, hoặc bạn đang bị bệnh.  

Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn có bệnh động kinh hoặc bạn đã có hội chứng Guillain-Barre.

4. Viêm màng não

Ai cần tiêm nó?

Bạn nên tiêm vắc-xin viêm màng não nếu bạn có một đứa trẻ hoặc thanh thiếu niên hoặc bạn đang sống trong ký túc xá. Bạn đi du lịch hoặc làm việc trong môi trường nơi mà bệnh viêm màng não phổ biến, hoặc lá lách của bạn đã bị cắt. 



Thuốc chủng này cũng có thể được khuyến khích nếu bạn có nguy cơ cao hoặc phát sinh ổ dịch xảy ra trong cộng đồng.

Khi nào nên thực hiện tiêm ngừa?

Bạn nên tiêm một liều thuốc chủng ngừa viêm màng não bất cứ lúc nào.

Những đối tượng không nên tiêm ngừa?

Thuốc chủng ngừa viêm màng não không được khuyến cáo nếu bạn đang bị bệnh. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn đã có hội chứng Guillain-Barre.

5. Bệnh thủy đậu 

Ai cần tiêm nó? 

Bạn nên tiêm phòng chủng ngừa thủy đậu nếu bạn chưa bao giờ bị bệnh thủy đậu (đặc biệt là nếu bạn sống với một người có hệ thống miễn dịch yếu). 

Hay như bạn không chắc chắn cho dù bạn đã bị bệnh thủy đậu hoặc bạn đang xem xét việc mang thai và không biết bạn đang miễn dịch với bệnh thủy đậu hay không.

Khi nào nên thực hiện tiêm ngừa?

Nên tiến hành nhận được một liều thuốc chủng ngừa bệnh thủy đậu bất cứ lúc nào. Và lưu ý sau khi tiêm mũi đầu tiên, bạn hãy tiêm nhắc lại mũi thứ hai 4-8 tuần sau liều đầu tiên.

Những đối tượng không nên tiêm ngừa?

Thuốc chủng ngừa thủy đậu không nên tiêm ngừa nếu bạn có một hệ thống miễn dịch yếu, bạn đang mang thai, hoặc bạn có thể có thai trong vòng 4 tuần.

6. Bệnh sởi, quai bị và rubella

Ai cần tiêm nó?

Bạn nên tiêm phòng bệnh sởi- quai bị- rubella kết hợp (MMR) nếu bạn được sinh ra trong hoặc sau năm 1957 và chưa bao giờ được tiêm phòng một chủng ngừa MMR.

Khi nào nên thực hiện tiêm ngừa?

Bạn có thể tiêm phòng một liều vắc-xin MMR bất kỳ lúc nào. Tiêm nhắc lại một liều thứ hai 4 tuần sau liều đầu tiên nếu mới đây bạn tiếp xúc với bệnh sởi hay phát sinh ổ dịch xảy ra trong cộng đồng của bạn.

Bạn là một nhân viên y tế, bạn đã được chích ngừa với thuốc chủng ngừa bệnh sởi. Bạn đi du lịch thường xuyên, bạn đang là một sinh viên đại học, hoặc bạn đã có một xét nghiệm máu cho thấy không bị rubella miễn dịch.

Những đối tượng không nên tiêm ngừa?

Thuốc chủng ngừa MMR không được khuyến cáo nếu bạn được sinh ra trước năm 1957, bạn có hệ thống miễn dịch yếu, bạn đang mang thai, hoặc bạn có thể có thai trong vòng bốn tuần sau khi tiêm chủng ngừa.

7. Bệnh HPV

Ai cần tiêm nó?

Bạn nên tiêm chủng ngừa HPV (ung thư cổ tử cung) nếu bạn là một người phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 26 hoặc trẻ hơn. Hoặc khi còn vị thành niên, bạn chưa được tiêm ngừa. 

Nếu bạn là nam giới, bạn cũng nên xem xét việc tiêm chủng ngừa HPV nhất là những người đàn ông độ tuổi 26 hoặc trẻ hơn. Đối với nam giới, vắc-xin HPV sẽ giúp ngăn ngừa mụn cóc sinh dục.

Khi nào nên thực hiện tiêm ngừa?

Nên nhận được một liều thuốc chủng ngừa HPV bất kỳ lúc nào. Nhắc lại một liều thứ hai 2 tháng sau liều đầu tiên, và liều thứ ba 6 tháng sau liều đầu tiên.

Những đối tượng không nên tiêm ngừa?

Bạn không nên tiêm phòng chủng ngừa này nếu bạn bị dị ứng với nấm men; bạn đã có một phản ứng dị ứng với một liều vắc-xin, bạn đang mang thai hoặc đang bị bệnh.

8. Viêm gan A

Ai cần tiêm nó?

Bạn nên tiêm thuốc chủng ngừa viêm gan A nếu bạn muốn bảo vệ mình khỏi bệnh viêm gan A, bạn có một rối loạn đông máu, yếu tố hoặc bệnh gan mãn tính.

Bạn là một người đàn ông có quan hệ tình dục với người đàn ông khác, bạn chích ma túy bất hợp pháp hoặc có quan hệ tình dục với một người nào đó.

Bạn là một nhân viên y tế chăm sóc những người có thể được tiếp xúc với virus trong phòng thí nghiệm, hoặc bạn đi du lịch hoặc làm việc trong môi trường mà nhiều người nhiễm bệnh viêm gan A.

Khi nào nên thực hiện tiêm ngừa?

Nên nhận được một liều vắc xin viêm gan A bất cứ lúc nào. Nhắc lại một liều thứ hai từ 6- 18 tháng sau liều đầu tiên.

Những đối tượng không nên tiêm ngừa?

Thuốc chủng ngừa viêm gan A không được khuyến cáo nếu bạn đã có một phản ứng dị ứng với một liều thuốc chủng ngừa hoặc bạn đang bị bệnh.

9. Bệnh viêm gan B

Ai cần tiêm nó

Bạn nên tiêm thuốc chủng ngừa viêm gan B nếu bạn đang sinh hoạt tình dục không chung thủy. Bạn là một người đàn ông có quan hệ tình dục với người đàn ông khác, bạn có quan hệ tình dục với một người bị nhiễm viêm gan B, bạn chích ma túy bất hợp pháp.

Bạn đang nhận chạy thận nhân tạo, là một người chăm sóc sức khỏe hoặc an toàn công cộng, hoặc bạn sống với người bị nhiễm viêm gan B mãn tính.

Khi nào nên thực hiện tiêm ngừa?

Nên nhận được một liều vắc-xin viêm gan B bất lúc nào. Nhắc lại một liều thứ hai 1 tháng sau liều đầu tiên. Nhắc lại một liều thứ ba ít nhất 2 tháng sau liều thứ hai và ít nhất 4 tháng sau liều đầu tiên.

Những đối tượng không nên tiêm ngừa?

Thuốc chủng ngừa viêm gan B không nên tiêm ngừa nếu bạn bị dị ứng với nấm men, bạn đã có một phản ứng dị ứng với một liều thuốc chủng ngừa hoặc bạn đang bị bệnh.

10. Bệnh zona

Ai cần tiêm nó?

Bạn nên tiêm phòng chủng ngừa bệnh zona nếu bạn lớn hơn tuổi 60.

Khi nào nên thực hiện tiêm ngừa?

Nên tiêm một liều thuốc chủng ngừa bệnh zona bất kỳ lúc nào.

Những đối tượng không nên tiêm ngừa?

Thuốc chủng ngừa bệnh zona không nên tiêm nếu bạn đang mang thai, bạn đang bị bệnh, bạn đã có một phản ứng dị ứng với gelatin, kháng sinh hoặc một thành phần nào khác của thuốc chủng ngừa bệnh zona.

Bạn có hệ thống miễn dịch yếu do nhiễm HIV/AIDS, bạn đang điều trị bằng các phương pháp như bức xạ, steroid hoặc hóa trị liệu. Bạn bị ung thư bạch huyết, hoặc có bệnh lao mà không được điều trị.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến béo bụng như ngủ ít, ăn nhiều, uống quá nhiều bia rượu, di truyền…Đàn ông béo bụng có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm như tim mạch, ung thư, tiểu đường…


Ảnh minh họa từ Internet

1. Thường xuyên ăn trái cây "nhiệt đới"

 Các loại trái cây hay trồng ở vùng nhiệt đới ( trong đó có Việt Nam) là đu đủ, dứa, chuối, thanh long, bưởi, xoài... Có một nghiên cứu đáng ngạc nhiên mà không phải ai cũng biết đó là trái cây nhiệt đới có nhiều loại enzym kích thích tiêu hóa hơn các loại trái cây thông thường. Các loại quả này có thể giúp dạ dày hoạt động tốt hơn, tăng cường khả năng thải độc của cơ thể. Nếu chúng ta lựa chọn ăn những loại trái cây này chắc chắn sẽ làm cho bụng chúng ta nhỏ đi đáng kể.

2. Không nên uống nước ngọt có ga, uống nhiều sữa chua

 Để tốt cho sức khỏe khi chọn trà và đồ uống, người ta sẽ không bao giờ chọn nước ngọt có ga. Nên chọn sữa chua thay cho nước ngọt có ga. Sữa chua thực sự rất tốt cho dạ dày, chứa các axit lactic giúp tiêu hóa hết các năng lượng, chất béo dư thừa. 

3, Không mua đồ ăn vặt, nên ăn nhiều hạt dẻ

Mỗi người đều thích ăn vặt, nhưng về mức độ nói chung, mỗi người đều khác nhau. Không nên mua các đồ ăn chiên giòn như bim bim. Mặc dù có thể trong đó không có chất béo, nhưng muối và đường không nhất thiết phải có chất béo thì thức ăn mới chuyển hóa thành chất béo trong cơ thể. Có một thứ chúng ta nên ăn là hạt dẻ. Nó không chứa các axit béo no, có thể tăng cường hoạt động của hệ tuần hoàn, có lợi cho sức khỏe tim mạch.

4, Việt quất – "vua" của các loại quả giảm béo. 

Một chùm quả việt quất tươi chứa khoảng 4 gam chất xơ, chiếm 14% lượng thức ăn hàng ngày của chúng ta, chất xơ hòa tan trong nước này có thể ngăn ngừa táo bón. Ngoài ra, polyphenol có nhiều trong quả Việt Quất có thể giúp giảm mỡ bụng, giúp kiểm soát cân nặng cơ thể.

5. Ăn chậm, ăn thưởng thức

 Cô gái bụng nhỏ ăn rất chậm, mất một tiếng đồng hồ là chuyện bình thường. Trong thực tế, chế độ ăn uống chậm có thể ức chế béo bụng, ăn quá nhanh có thể cho phép chúng ta ăn quá nhiều không khí, tự nhiên sẽ làm cho cơ thể béo lên.

6, Nên tập aerobic

 Tập thể dục aerobic có thể loại bỏ mỡ bụng lâu ngày tích tụ trong cơ thể. Bài tập thể dục aerobic thông thường rất khó để có kết quả. Vì vậy cần tập những bài tập có cường độ cao liên tục để kích thích đốt cháy mỡ bụng.

7. Đứng thẳng, ngồi đúng

 Đây là một cách đơn giản, có thể nhiều người không tin. Bạn có thể đứng lên ngồi xuống, duy trì tốt động tác này giúp kéo dãn cơ bụng.

8, Thắt chặt bụng mọi lúc mọi nơi

Luôn luôn co bụng lại, không để cho bụng thả lỏng hoàn toàn. Trong thực tế, điều này giống như việc thực hiện thể dục thường xuyên của mình. Nếu thực sự bạn không thể kiên trì hãy dành ra 1 phút mỗi ngày. Chắc chắn sẽ có sự thay đổi lớn.

Ngày nay rất nhiều các phương pháp ăn uống tập luyện giúp giảm mỡ bụng. Người ta có thể hít không khí mà vẫn béo là do các chế độ ăn kiêng không hợp lí. Nhiều trường hợp còn gây nguy hiểm cho sức khỏe nếu không áp dụng các chế độ một cách khoa học.

Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim thường có trong các bệnh viện lớn và được sử dụng trong tiêm dịch vụ có trả phí chứ không có trong danh sách  các loại vắc xin miễn phí của chương trình tiêm chủng mở rộng. 

Vắc xin Pentaxim phòng được 5 bệnh là: bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm màng não mủ do Hib và bại liệt. Tuy nhiên, vắc xin này không ngăn ngừa được bệnh viêm màng não hay viêm màng não mủ do các vi khuẩn khác gây ra.



Pentaxim có ưu điểm là rất ít gây đau nhức, sưng hoặc sốt. Tuy nhiên giá thành lại cao hơn các loạc vắc xin khác. Loại vắc xin này do hãng dược phẩm Sanofi Pasteur của Pháp sản xuất. Là một trong những công ty sản xuất vắc xin hàng đầu thế giới, Sanofi Pasteur có thể cung cấp đến hơn 1 tỉ liều vắc xin mỗi năm và bảo vệ hơn 500 triệu người trên thế giới khỏi 20 loại bệnh nhiễm trùng khác nhau.

Tham khảo thêm: Vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem là gì

Lịch tiêm vắc xin Pentaxim

Gồm 3 mũi được tiêm vào các tháng thứ 2, 3, 4 hoặc 3, 4, 5 hoặc 2, 4, 6. Khoảng cách giữa các mũi tiêm tối thiểu là 1 tháng. Mũi tiêm nhắc lại tốt nhất là vào tháng thứ 16.

Chống chỉ định cho các bé

- Chống chỉ định đối với những trường hợp mẫn cảm với các hoạt chất hay bất cứ tá dược hoặc chất tồn dư nào trong thuốc.

- Trẻ bị dị ứng với một trong các thành phần của vắc xin hay với vắc xin ho gà (vô bào hoặc nguyên bào), hay trước đây trẻ đã có phản ứng dị ứng sau khi tiêm vắc xin có chứa các chất tương tự.

- Trẻ có bệnh não tiến triển hoặc tổn thương ở não.


– Nếu lần trước trẻ từng bị bệnh não (tổn thương ở não) trong vòng 7 ngày sau khi tiêm vắc xin ho gà (ho gà vô bào hay nguyên bào).

Tác dụng phụ

- Các phản ứng thường gặp nhất là bị kích thích, tại nơi tiêm có nổi quầng đỏ, nốt cứng lớn hơn 2cm. Các dấu hiệu và triệu chứng này thường gặp trong vòng 48 giờ sau khi tiêm và có thể kéo dài 48-72 giờ. Chúng thường tự khỏi mà không cần điều trị đặc hiệu.

- Các phản ứng toàn thân: sốt, dễ kích động, buồn ngủ, rối loạn giấc ngủ và ăn uống, tiêu chảy, ói mửa, khóc nhè khó dỗ và kéo dài. Hiếm hơn, có thể thấy nổi mề đay, phát ban ngoài da, co giật kèm sốt hoặc không kèm sốt trong vòng 48 giờ sau khi tiêm.

- Tình trạng giảm trương lực cơ hoặc các đợt giảm trương lực cơ-giảm phản ứng đã được báo cáo.


- Sau khi tiêm các vắc xin chứa thành phần Haemophilus influenzae týp b, phản ứng sưng phù chi dưới cũng đã được báo cáo. Những phản ứng này đôi khi đi kèm với sốt, đau và quấy khóc.

Thận trọng khi sử dụng

– Có nguy cơ bị chảy máu khi tiêm bắp nếu trẻ bị giảm tiểu cầu hay bị rối loạn đông máu.

– Trong vắc xin có một lượng rất nhỏ glutaraldehyde, neomycin, streptomycin và polymycin B, vì vậy hãy cẩn trọng đối với những trẻ có tiền sử dị ứng với một trong các thành phần này.

– Cần cân nhắc cẩn thận khi quyết định dùng tiếp các liều vắc xin chứa ho gà nếu đã từng có  bất kỳ một trong các triệu chứng sau đây xảy ra :+ Sốt ≥ 40oC trong vòng 48 giờ sau khi tiêm, mà không phải do một nguyên nhân xác định nào khác.

+ Trụy mạch hay giống sốc với giai đoạn giảm trương lực- giảm đáp ứng trong vòng 38 giờ sau khi tiêm ngừa.

+ Quấy khóc dai dẳng, kéo dài ≥ 3 giờ, xảy ra trong vòng 48 giờ sau khi tiêm.

+ Co giật có kèm theo sốt hay không sốt, xảy ra trong vòng 3 ngày sau khi tiêm.

- Nếu trẻ đang/đã có vấn đề sức khỏe hay bị dị ứng.

- Nếu trước đây, sau khi tiêm vắc xin có chứa giải độc tố uốn ván (vắc xin uốn ván)  trẻ bị hội hội chứng Guillain-Barré (nhạy cảm bất thường, liệt) hay viêm dây thần kinh cánh tay (liệt, đau lan tỏa ở cánh tay và vai), bác sĩ sẽ quyết định có tiếp tục dùng vắc xin có chứa giải độc tố uốn ván nữa hay không,


– Nếu trẻ đang được điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch hoặc bị suy giảm miễn dịch, thì đáp ứng miễn dịch đối với vắc xin sẽ bị giảm.

Tài liệu tham khảo: https://vnvc.vn/pentaxim-vac-xin-5-trong-1/

Ngay cả các chuyên gia thể hình cũng cho rằng mỡ bụng là một trong những phần khó tiêu hao nhất trên cơ thể. Tuy nhiên, có những cách được xem là hiệu quả nhất giúp bạn đánh tan mỡ bụng xấu xí.

Lối sống ít vận động hoặc làm công việc trong văn phòng thường dễ gây tích tụ mỡ thừa ở vùng bụng. Ngoài ra, những nguyên nhân phổ biến khác gây béo bụng có thể kể đến như tăng cân trong thời kỳ mang thai, rối loạn tiêu hóa liên tục, chế độ ăn uống không lành mạnh, sử dụng nhiều đồ uống chứa cồn…

Tham khảo thêm: 

7 cách giảm mỡ bụng nhanh hiệu quả
Cách giảm mỡ bụng bằng chế độ ăn khoa học
Cách giảm mỡ bụng bằng cách lắc vòng

Giảm mỡ bụng thế nào cho hiệu quả và an toàn

Dù bất kể là do nguyên nhân nào thì cũng là một vấn đề phổ biến nhất về cân nặng của xã hội hiện đại. Nó có thể dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe như cholesterol cao, huyết áp cao, đau lưng, đau đầu gối, các vấn đề về tim mạch… Chính vì vậy, giảm béo bụng và duy trì cân nặng hợp lý là rất quan trọng để duy trì sức khỏe.

Muốn làm đạt được mục tiêu này, ngoài áp dụng chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý, bạn cũng cần hỗ trợ của những công thức giảm cân tự nhiên, có công dụng tuyệt vời trong việc đánh tan mỡ bụng. Dưới đây là một trong những công thức giảm cân tại nhà mà hiệu quả đã được khoa học chứng minh.

1. Nguyên liệu và cách pha chế

- ½ ly nước ép cà chua
- 3-4 lá bạc hà



Cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị vào trong 1 chiếc ly rồi khuấy đều.

Sử dụng nước uống trên mà không để lại lá bạc hà.

Uống một lần mỗi sáng trước khi ăn trong 3 tháng liên tục, bạn sẽ thấy mỡ bụng giảm đi rõ rệt, giúp bạn có vòng eo thon gọn như mong đợi.

2. Tại sao nước ép cà chua và lá bạc hà giúp giảm mỡ bụng?

Thức uống tự nhiên từ nước ép cà chua và lá bạc hà được chứng minh là giúp giảm mỡ bụng rất hiệu quả khi sử dụng với liều lượng thích hợp và thường xuyên.

Nước ép cà chua giàu vitamin C và enzyme lycopene. Trong khi vitamin C tăng cường tỷ lệ chuyển hóa của cơ thể và giúp đốt cháy chất béo nhanh hơn, lycopene giúp phá vỡ các chất béo tích tụ quanh bụng. Còn lá bạc hà cũng giàu vitamin A và C cung cấp thêm chất tăng chuyển hóa của nước ép cà chua, giúp giảm mỡ bụng một cách dễ dàng.



Tuy nhiên, thức uống tự nhiện từ nước cà chua và lá bạc hà chỉ hiệu quả nếu bạn đồng thời phải áp dụng chế độ ăn kiêng và tập luyện nghiêm ngặt. Chế độ ăn ít chất béo không lành mạnh, ít đường, tinh bột và giàu protein, chất xơ sẽ giúp bạn đánh tan mỡ bụng. Bên cạnh đó, bạn phải tập thể dục ít nhất 40 phút mỗi ngày, tập trung thực hiện các bài tập cho vòng bụng.

Vắc xin Quinvaxem là loại vắc xin phối hợp phòng được 5 bệnh: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não do vi khuẩn Hib.

Vắc xin 5 trong 1 quinvaxem là gì?

Vắc xin Quinvaxem còn gọi là vắc xin 5 trong 1 là vắc xin phối hợp gồm giải độc tố vi khuẩn bạch hầu, uốn ván, vi khuẩn ho gà bất hoạt, kháng nguyên vi rút viêm gan B và kháng nguyên vi khuẩn Haemophilus influenzae type b (Hib).

Vắc xin Quinvaxem là loại vắc xin phối hợp phòng được 5 bệnh: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não do vi khuẩn Hib. Đây là những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh này, ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Sử dụng vắc xin phối hợp Quinvaxem sẽ giảm số mũi tiêm cho trẻ, tiết kiệm thời gian cho các bà mẹ và gia đình đồng thời trẻ em có cơ hội phòng được 5 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Hiệu quả phòng bệnh của vắc xin Quinvaxem cũng như tính an toàn của vắc xin đã được Tổ chức Y tế thế giới xác nhận. Tuy nhiên, cũng như các thuốc hay loại vắc xin khác khi tiêm đều có thể xảy ra các phản ứng. Theo khuyên cáo của Tổ chức Y tế thế giới, các phản ứng nặng thường rất hiếm gặp.

Sau tiêm chủng trẻ có thể có một số các phản ứng thông thường như sốt nhẹ (< 38,5°C), đau hoặc sưng tấy nhẹ tại chỗ tiêm, quấy khóc… Tuy nhiên các phản ứng này sẽ tự khỏi trong vòng 1 ngày.



Một số phản ứng có thể gặp khi sử dụng vắc xin Quinvaxem cũng giống như sử dụng vắc xin DPT có thành phần ho gà toàn tế bào như:

- Khóc thét dai dẳng trên 3 giờ trong vòng 48 giờ sau tiêm vắc xin với tỷ lệ là <1/100 liều sử dụng.

- Co giật có kèm theo sốt hoặc không sốt trong vòng 3 ngày sau tiêm vắc xin với tỷ lệ là <1/100 liều sử dụng.

- Giảm trương lực cơ, giảm đáp ứng xảy ra trong vòng 48 giờ với tỷ lệ là 1-2/1 triệu liều.

- Sốc phản vệ có thể xảy ra với tỷ lệ 20/1 triệu liều.

Tiêm Quinvaxem có nguy hiểm không?

Trước đó, WHO và UNICEF nhấn mạnh, vắcxin 5 trong 1 bảo vệ trẻ em chống lại 5 căn bệnh đe dọa cuộc sống. Nguy cơ tử vong hoặc bị các bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, Hib hoặc viêm gan B là lớn hơn nhiều so với bất kỳ tác dụng phụ nào có thể có từ vắcxin.

WHO cũng từng gửi thông báo tới Bộ Y tế Việt Nam khẳng định văcxin 5 trong 1 Quivaxem an toàn sau khi có kết quả đánh giá độc lập.

Sau 5 tháng tạm dừng tiêm ngừa loại vắcxin này, từ tháng 10 Bộ Y tế cho phép tiêm trở lại. Trong đó có ghi nhận một số trường hợp phản ứng sau tiêm chủ yếu là quấy khóc, sưng tại chỗ tiêm, sốt; một vài trường hợp có biểu hiện tím tái, co giật nhưng không nặng. Bộ Y tế nhận định đây là những phản ứng thông thường sau tiêm vắcxin. Bên cạnh đó, có 2 trẻ tử vong sau tiêm. Một trường hợp được xác định là do viêm phổi nặng, còn lại có thể do sốc phản vệ trên cơ địa quá mẫn cảm song chưa loại trừ nguyên nhân do trùng hợp bệnh lý khác dẫn đến tử vong.

Vắcxin Quinvaxem được đưa vào Chương trình tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam từ tháng 6/2010 theo diện viện trợ, dùng để phòng các bệnh: ho gà, bạch hầu, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi, viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib. 400 triệu liều đã được sử dụng tại 91 quốc gia trên toàn thế giới.

Sức Khỏe

[Suc-khoe][fbig1]

Làm Đẹp

[Lam-dep][fbig2]

Làm Mẹ

[Lam-me][column1]

Ẩm Thực

[Am-thuc][column2]

Khám Phá

[Kham-pha][hot]

Thời Trang

[Thoi-trang][gallery1]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.