Latest Post

Tiểu đường là vấn đề lớn đối với phụ nữ đang mang thai. Những lưu ý sau đây sẽ giúp các mẹ có thể kiểm soát tình trạng bệnh và luôn khỏe mạnh.

Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở phụ nữ đang mang bầu. Bệnh chỉ xuất hiện, tồn tại trong thời gian này và tự khỏi sau khi sinh. Nếu trong vòng 6 tuần sau khi sinh, người mẹ chưa khỏi thì bệnh thuộc thể tiểu đường loại 1, loại 2 và cần được điều trị.

Để phòng ngừa và phát hiện kịp thời bệnh đái tháo đường thai kỳ, phụ nữ có thai cần chú ý các điều sau:

1. Kiểm soát lượng đường trong máu

Nếu bạn dự định mang thai, hãy thay đổi các thói quen xấu như ăn nhiều đồ ngọt, hút thuốc lá, giảm cân và cần bổ sung vitamin cho cơ thể ngay từ khi bào thai hình thành. Đồng thời, trong thai kỳ, bạn nên kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên để phát hiện kịp thời bệnh tiểu đường. Bởi vấn đề này khiến người mẹ đối mặt với nguy cơ mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) và nhiều biến chứng nguy hiểm như sinh non, thai nhi khó thở...

Nếu đã mắc bệnh, thai phụ cần kiểm tra lượng đường trong máu theo thời gian biểu hàng ngày, thậm chí hàng giờ (trước và sau mỗi bữa ăn...), để kiểm soát lượng thức ăn, can thiệp kịp thời khi sự cố xảy ra.




2. Thường xuyên gặp bác sĩ để kiểm tra

Phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường nên đi khám thai định kỳ thường xuyên hơn. Bác sĩ sẽ theo dõi thai nhi và tình trạng nội tiết tố của bạn để có thể can thiệp kịp thời nếu sự cố xảy ra.

3. Luôn dự trữ thức ăn

Các chuyên gia khuyên phụ nữ mắc bệnh tiểu đường trong thời kỳ thai nghén nên có chế độ ăn thích hợp để đảm bảo sức khỏe. Ngay sau khi thức dậy, bạn nên ăn nhẹ để hạn chế buồn nôn do ốm nghén.

Khi nồng độ insulin trong máu quá cao hoặc lượng thức ăn nạp vào không phù hợp với nhu cầu cơ thể, phụ nữ có thai có thể bị hạ đường huyết. Vì vậy, bạn cần chuẩn bị sẵn thức ăn để đối phó với hiện tượng này như bánh kẹo, nước trái cây, sữa...

4. Dừng uống thuốc

Các chuyên gia sản khoa khuyên phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường loại 2 nên hạn chế uống thuốc (qua đường miệng). Phương pháp điều trị này có thể ảnh hưởng tới thai nhi.

Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng. Phụ nữ mang thai nên khám định kỳ đúng hạn và kiểm soát chế độ sinh hoạt để kịp thời phát hiện các triệu chứng. Nếu mắc bệnh, bạn nên tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ để điều trị ổn định và đảm bảo sức khỏe cho mẹ và con.

Mang thai và sinh con là một sự kiện vô cùng hạnh phúc đối với người phụ nữ. Tuy nhiên để có được niềm hạnh phúc này nhiều phụ nữ đã trải qua 3 tháng nghén vô cùng khó khăn đăc biệt là các phụ nữ mang thai lần đầu. Vậy làm thế nào để các bà mẹ bớt khó chịu trong giai đoạn này mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho thai nhi?

Ăn theo sở thích

Thường thì gia đình sẽ chọn những đồ ăn tốt cho bà bầu để giúp tăng cường dinh dưỡng cho mẹ và bé. Tuy nhiên, giai đoạn này thai nhi chưa cần nhiều dưỡng chất vì vậy để người mẹ không cảm thấy áp lực mỗi khi đến bữa ăn thì nên chọn những món ăn theo sở thích người mẹ thay vì những món ăn dành cho bà bầu


Ăn làm nhiều bữa và giữ cho dạ dạy không trống

Việc dạ dạy trống trơn co bóp làm lượng axit tăng cao có thể khiến mẹ bầu buồn nôn, nôn khan. Mẹ bầu không nên ăn quá no một lúc mà nên chia nhỏ các bữa ăn ra dạ dày quá no có thể dễ bị kích thích. Nên mang theo những đồ ăn nhẹ khi ra ngoài. Gia đình nên chuẩn bị sẵn những món ngon dành cho bà bầu để mẹ bầu có thể ăn bất cứ khi nào đói. Bổ sung nước trái cây, sữa trong khẩu phần ăn hằng ngày. Vì người mẹ cần bổ sung nước sau khi bị mất nước do nôn.

Mẹ bầu vẫn có thể luyện tập các bài tập nhẹ nhàng dành cho bà bầu như đi bộ, tập yoga…điều này không chỉ giúp cơ thể ăn uống tốt hơn mà còn giúp tinh thần thoải mái, thư giãn ngủ ngon hơn và rất tốt cho sự phát triển của em bé.

Dưới đây là những đồ ăn tốt cho bà bầu nhằm hạn chế nghén:

1. Gừng tươi

Gừng giúp làm giảm co thắt dạ dày và tăng hoạt động nhu động ruột từ đó giảm hẳn tình trạng buồn nôn.
                         
Mẹ bầu có thể dùng gừng tươi hãm như trà để uống hoặc ngậm kẹo có vị gừng cũng rất tốt. Hoặc có thể hòa nước ép gừng tươi với 1 loại nước ép khác để dễ uống hơn.

2. Lá tía tô

Lá tía tô: Có vị cay, tính ấm, có công dụng an thai, loại trừ đàm trong cơ thể, hạn chế tình trạng buồn nôn. Có thể ăn sống hoặc sắc nước uống.

Kết hợp với sắn dây hoặc vỏ quất, sa nhân sắc nước uống thì hiệu quả càng rõ rệt.



3. Rễ cây lau, sậy

Rễ cây lau, sậy: Có vị ngọt, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể và làm hết nôn. Nấu nước uống hằng ngày hoặc kết hợp mía để dễ uống.

4. Củ cải

Củ cải: Có vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, hóa đàm, giải trừ buồn nôn. Bạn có thể ép lấy nước uống hoặc nấu thành món ăn.

5. Bí đao

Bí đao: Với vị ngọt, tính mát, bí đao có tác dụng thanh nhiệt, bài trừ đàm và hạn chế tình trạng buồn nôn rất tốt. Có thể ăn hoặc ép thành nước bí đao uống thay nước.



6. Vỏ quất, quýt, cam, quả chanh

Vỏ quất, vỏ quýt, vỏ cam và chanh (hay còn gọi là trần bì): Có tác dụng chống nôn rất tốt. Bạn có thể ngửi mùi của vỏ quất, vỏ quýt, vỏ cam tươi để hạn chế cảm giác buồn nôn. Hoặc hãm lấy nước uống.

Khi mang thai cơ thể người mẹ có những thay đổi rất lớn kèm theo các triệu chứng bất thường. Để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé một cách tốt nhất thì các bà mẹ nên bổ sung kiến thức khi mang thai một cách đầy đủ để phát hiện kịp thời những biểu hiện lạ. 

Dưới đây là những biểu hiện khi mang thai có thể nguy hiểm cho thai phụ mà các mẹ bầu cần biết.


Những dấu hiệu nguy hiểm cần chú ý khi mang thai

           
1. Ra huyết khi mang thai

Chảy máu khi mang thai là biểu hiện khá nguy hiểm dù ở giai đoạn nào của thai kỳ. Nếu bà bị ra quá nhiều máu, kèm theo đau bụng giống thời gian hành thì đó có thể là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của thai phụ.

Chảy máu và co thắt mạnh ở vùng bụng dưới còn là dấu hiệu sẩy thai. Xuất huyết ở giai đoạn thứ ba của thai kỳ kèm theo đau bụng có thể là triệu chứng của hiện tượng bong nhau non. 

2. Nôn, ói nhiều hơn bình thường

Nôn ói khi mang thai là chuyện hết sức bình thường tuy nhiên nếu nôn ói quá nhiều thì vấn đề hoàn toàn khác. Lúc này bà mẹ có thể có nguy cơ thiếu dinh dưỡng và mất nước. Tình trạng này dễ gây ra những biến chứng như sinh non hay dị tật thai nhi.

3. Mức độ cử động của thai nhi giảm sút rõ rệt

Nếu thai nhi không cử động nhiều như trước, lý do có thể là bé không được cung cấp đủ oxy và dinh dưỡng từ nhau thai.

Để kiểm tra thì bạn có thể uống một chút nước lạnh, hay ăn gì đó. Và nằm nghiêng để kiểm tra xem em bé có đang cử động không. Hoặc đếm số lần bé đạp bụng mẹ. Nếu trung bình 1 tiếng bé đạp 5 lần thì có thể xem là bình thường.




4. Xảy ra các cơn co thắt

Vì sự an toàn của cả mẹ và bé các mẹ đừng bao giờ chủ quan với các cơn co thắt. Ở giai đoạn 3 của thai kỳ, bất kỳ khi nào thấy xuất hiện các cơn có bóp hoặc chỉ có cảm giác như đang bị co bóp, bạn phải gặp bác sĩ ngay. Nếu có biến chứng thì các bác sĩ cũng sẽ có hướng xử trí kịp thời cho thai phụ.

5. Chảy nước ối khi mang thai

Khi ra nước ối khi mang thai thì các mẹ nên lập tức đến khám bác sỹ. Đây cũng là triệu chứng khá nguy hiểm có thể dẫn đến thiếu ối khiến thai nhi chậm tăng trưởng hoặc bị dị tật.

6. Chảy máu âm đạo kéo dài

Chảy máu âm đạo kéo dài là một dấu hiệu của bệnh nhau tiền đạo. Đây có thể là biến chứng của nghén khi mang thai, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho mẹ và cho thai nhi, gây cản trở lối ra của thai. Cần được kiểm soát kịp thời để tránh sinh non.




7. Thường xuyên khát nước và đi tiểu

Khi bà bầu thường xuyên khát nước, đi tiểu và cảm giác mệt mỏi thì đó có thể là dấu hiệu của bênh tiểu đường. Thường thì bà bầu sẽ không được uống thuốc điều trị tiểu đường, do đó, bác sỹ sẽ đề nghị thay đổi chế độ ăn uống khoa học hoặc tăng lượng insulin trong cơ thể.

8. Chảy máu âm đạo kèm chuột rút

Khi gặp triệu chứng này có thể bạn đã bị đứt nhau thai. Đây là hiện tượng nhau thai kéo ra ngoài thành tử cung, lấy đi oxy của bào thai. Trong trường hợp bị nhẹ, ngủ nghỉ là cần thiết, tuy nhiên trong trường hợp bị quá nặng (hơn một nửa nhau thai đã bị tách ra), cách hữu hiệu là phải sinh con sớm để cứu được tính mạng người mẹ.

9. Huyết áp cao

Bệnh nhiễm độc máu hoặc tiền sản giật sẽ khiến huyết áp bà mẹ tăng cao. Triệu chứng này thường xảy ra từ tuần thứ 20 của thai kỳ với các biểu hiện như huyết áp cao, mờ mắt, đau đầu, đau dạ dày. Với các bào thai từ 37 tuần tuổi, bác sỹ sẽ chỉ định cho sinh sớm. Tuy nhiên nếu thai nhi còn quá non, các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân nghỉ ngơi và dùng thuốc giảm huyết áp – loại thuốc này không hề tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi.

Khi mang thai, chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ và bé. Đặc biệt thể chất của đứa bé sau này cũng bị tác động bởi giai đoạn này. Do đó các bà mẹ cần tuân thủ 1 chế độ ăn đúng và đủ dưỡng chất cho từng tháng.

1/ Chế độ dinh dưỡng khi mang thai 3 tháng đầu

Khi mang thai tháng đầu, cơ thể bắt đầu thay đổi, hormone nội tiết tố tăng lên, làm bạn thường xuyên cảm giác buồn nôn và khó chịu bụng.



Trong tháng này bạn bên tuân thủ nguyên tắc ăn dưới đây:


  • Chia 3 bữa ăn chính thành 6 bữa nhỏ mỗi ngày. Chọn thức ăn dễ tiêu hóa.
  • Uống nước giữa các bữa ăn, chứ không nên uống trong bữa ăn.
  • Bổ sung thêm axit folic là rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi.


Trong 3 tháng đầu, bạn chỉ cần tăng khoảng 1-2kg. Thực phẩm trong chế độ ăn uống dành cho bà bầu nên nằm trong nhóm thực phẩm sau: ngũ cốc, bánh mì, rau, trái cây, sữa, thịt, cá, đậu. Ngoài ra, tránh ăn thức ăn nhiều calorie, chất béo. A-xít folic vẫn đóng vai trò quan trọng trong tháng này

Khi bước qua tháng thứ 3, cảm giác khó chịu do chứng ốm nghén sẽ giảm đi trông thấy.
Cấu trúc bữa ăn vẫn là 3 bữa chính và 2-3 bữa ăn nhẹ mỗi ngày. Uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm nước trái cây tươi, súp, canh.



Uống 3-4 ly sữa ít béo giàu canxi 1 ngày.

 2/ Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 4

Giai đoạn này bạn nên đảm bảo một chế độ dinh dưỡng đa dạng và cân bằng và bổ sung nhiều sắt.

Nguồn thực phẩm giàu sắt bao gồm thịt gà, các loại đậu, rau xanh đậm. Để tăng cường sự hấp thụ chất sắt, bạn nên bổ sung thêm vitamin C từ chanh, cam, dưa hấu, bông cải xanh, ớt chuông xanh trong thực đơn hằng ngày. Nếu lượng sắt từ thực phẩm không đủ bạn có thể bổ sung thêm viên sắt theo yêu cầu của bác sỹ

3/ Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 5

Hết tháng thứ 5 ban cần tăng thêm 1,5-2kg.

Bạn nên hạn chế ăn mặn. Duy trì uống nước  thường xuyên, 8 ly mỗi ngày cộng thêm các loại nước dinh dưỡng khác

Nhu cầu canxi tăng trong thai kỳ, vì vậy bầu nên để ý uống 2 ly sữa và bổ sung các chế phẩm từ sữa


     
4/ Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 6

Đây là thời gian bạn cảm thấy đói liên tục do bé con lớn hơn và cần nhiều dinh dưỡng hơn. Hết tháng thứ 6, bạn nên tăng được 6-8kg.

-Bà bầu nên thỏa mãn cơn đói bằng thực phẩm nằm trong nhóm thực phẩm thiết yếu như ngũ cốc, rau, trái cây, sữa, chế phẩm từ sữa, thịt và các loại đậu, hoặc có thể bổ sung thêm chất béo lành mạnh.

5/ Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 7

Ở tháng thứ 7 bạn nên chú ý những điều sau:
Không nên để dạ dày rỗng trong thời gian dài và đừng ăn quá no, hãy chia thành nhiều bữa nhỏ. Ngủ với gối cao hơn bình

Ngoài ra, mức độ hormone thay đổi ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, bạn nên bổ sung thêm nhiều chất xơ để ngăn ngừa táo bón. Uống nhiều nước.

Giai đoạn này, bạn rất dễ bị thiếu máu. Do đó, bạn cần ăn nhiều thịt gà, thịt đỏ, các loại đậu, rau xanh, và đừng quên bổ sung vitamin C cho dễ hấp thụ. 

6/ Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 8

Tầm quan trọng của omega-3 trong 3 tháng cuối thai kỳ là không thể phủ nhận. Trí não của bé được phát triển nhanh nhất trong giai đoạn này. Bạn có thể bổ sung thực phẩm giàu chất béo lành mạnh. Hoặc nạp omega-3 từ các nguồn vitamin bổ sung khác theo tư vấn của bác sỹ

7/ Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 9

Trong tháng cuối thai kỳ ban nên: Tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu canxi, uống nhiều nước lọc và nước ép, ăn nhạt, tránh thức ăn nhiều dầu mỡ. Bổ sung thêm rau để hạn chế táo bón, tiếp tục bổ sung thêm sắt và omega3 để giúp trí não bé phát triển nhanh hơn.

Vấn đề ăn gì tốt cho bà bầu trong những tháng đầu của thai kỳ luôn là điều mà các thai phụ quan tâm. Bên cạnh việc mang đến sức khỏe đảm bảo cho cả mẹ lẫn bé, các loại thực phẩm còn cần phải đủ độ ngon miệng để không khiến cho mẹ bầu ngán. Vậy các bà bầu ăn gì tốt cho bé, cho mẹ?

Bà bầu ăn gì tốt cho cơ thể


Trong 3 tháng đầu tiên, do thai nhi còn quá nhỏ và các mẹ cũng cần phải bổ sung dưỡng chất cho giai đoạn này nên khẩu phần ăn cũng có nhiều thay đổi. Việc ăn những gì tốt cho bà bầu và giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng là điều hết sức quan trọng, bạn có thể tham khảo một vài loại thực phẩm như:

+ Các loại đậu: Trong đậu có chứa khá nhiều protein giúp cho sự phát triển của mô, cơ bắp trẻ. Bà bầu có thể chế biến đậu thành những món đơn giản như chè đậu (ít đường), cháo đậu, đậu luộc,… để thay đổi.

+ Súp lơ: Trong những ngày đầu mang thai, các bà bầu có thể ăn súp lơ xào thịt bò hoặc súp lơ luộc đều được. Món này giúp cung cấp đầy đủ axit folic và sắt cho cơ thể của mẹ.

+ Rau có màu xanh như xà lách, cải bẹ, rau muống,… cũng chứa khá nhiều axit folic. Bạn nên trộn xà lách với dầu giấm để làm món khai vị, sẽ rất ngon và vẫn đảm bảo dưỡng chất.

Bà bầu ăn gì tốt cho cơ thể


Ăn quả gì tốt cho bà bầu?

Nhiều người băn khoăn không biết các bà bầu ăn quả gì tốt mà không gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa thì có thể tham khảo một số loại trái cây như: cam quýt bưởi,… Chúng không chĩ chứa axit folic mà còn có rất nhiều vitamin C, giúp hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động tốt, bảo vệ mẹ khỏi các căn bệnh thông thường như cảm cúm,…

Thức uống gì tốt cho bà bầu?

Các loại nước ép trái cây, sinh tố hoa quả được bác sĩ khuyến khích cho các mẹ bầu vì mang đến nhiều lợi ích. Bạn có thể thay đổi theo ngày để không cảm thấy chán như hôm nay uống nước cam, ngày mai dùng sinh tố dâu chẳng hạn.

Ngoài việc lưu ý tìm hiểu những gì tốt nhất cho bà bầu về mặt ăn uống, các thai phụ cũng đừng quên việc vận động nhẹ hằng ngày, thăm khám thai định kỳ,… để đảm bảo thai phát triển ổn định. Thực phẩm được tiêu thụ trong giai đoạn này cần chú ý các mặt như dưỡng chất, hương vị, an toàn thực phẩm,… Bạn có thể thông qua các kinh nghiệm của những bà bầu đi trước hoặc làm theo hướng dẫn của bác sĩ vì giai đoạn này cơ thể sẽ có nhiều sự thay đổi.

Sức Khỏe

[Suc-khoe][fbig1]

Làm Đẹp

[Lam-dep][fbig2]

Làm Mẹ

[Lam-me][column1]

Ẩm Thực

[Am-thuc][column2]

Khám Phá

[Kham-pha][hot]

Thời Trang

[Thoi-trang][gallery1]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.