Latest Post

Trong dân gian thường quan niệm sau sinh chị em phải kiêng vận động đến … 6 tháng, nhưng với y học hiện đại, thời gian để vận động và tập luyện thân thể lại có thể bắt đầu từ rất sớm.


Do đó, các  bà mẹ trẻ cần hiểu rõ về sức khỏe bản thân khi vừa vượt cạn, cũng như các kiến thức tập luyện sau sinh để có thể vừa sớm lấy lại vóc dáng, vừa bảo vệ được sức khỏe tốt hơn.

Bắt đầu bằng đi bộ

Một trong những hoạt động cơ thể luôn được bác sĩ khuyến khích chị em thực hiện sau sinh, dù sinh thường hay sinh mổ, đó là đi lại nhẹ nhàng, vì đi lại không chỉ làm cho cơ thể trở nên săn chắc, dẻo dai hơn, hình thức vận động này còn giúp ngăn ngừa việc ứ đọng sản dịch, ngừa đông máu và các biến chứng hậu sản khác.

Với chị em sinh mổ, ngay khi cảm thấy đỡ đau nên ngồi dậy và tập đi lại nhẹ nhàng để tránh tình trạng bị dính ruột, viêm tắc tĩnh mạch.Hãy thử tập đi bộ 15-30 phút mỗi ngày. Theo thời gian, bạn có thể tăng thời gian và mức độ tập luyện với bài tập chạy bộ. Đây là cách giảm mỡ tích tụ và săn chắc cơ khá hiệu quả nếu tập luyện đều đặn hàng ngày.

Tập kegel

Bài tập kegel sau sinh rất có lợi cho vùng sàn chậu (bộ phận đã bị tổn thương nặng sau ca sinh nở). Nhiều chị em đã rất quen thuộc với bài tập kegel trong thai kỳ để tăng cường sức lực cho cơ bắp để sinh nở dễ dàng. Chị em có thể tiếp tục tập kegel sau sinh để tăng cường sức mạnh của ruột, bàng quang, tử cung và xương chậu.

Tập căng cơ bụng

Khoảng 2 tháng sau sinh, chị em có thể tập thể dục cho vùng cơ bụng như sau: Hãy đứng lên và hóp bụng. Giữ yên từ 5-10 giây (không cần nín thở), thả lỏng những phần còn lại của cơ thể. Lặp lại 6 lần và sau đó nghỉ ngơi. Chị em cần tăng thời gian và số lần tập ở những lần tiếp theo sẽ giúp giảm mỡ bụng hiệu quả.

Tập yoga

Các mẹ sau khi sinh nên vận động nhẹ nhàng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, vì thế chọn yoga để vui khỏe và lấy lại vóc dáng là một sự lựa chọn hoàn hảo. Chị em nên tập bài tập thở giúp phục hồi nhanh sức khỏe, tránh táo bón sau khi sinh. Ngoài ra, khi phụ nữ mang thai và sinh con, các cơ của vùng sàn chậu bị kéo căng và yếu đi. Tập co thắt cơ sàn chậu để chống tiểu són, tiểu không tự chủ và duy trì khả năng tình dục. Có thể tập bằng cách như bạn đang đi tiểu rồi nín lại (nín lại - thở ra - thót bụng. Trở về tư thế ban đầu - hít vào - phình bụng).

Tập thể dục cường độ cao

Bước cuối cùng trong chuỗi bài tập thể dục giúp giảm cân sau sinh là vận động với những bài tập cường độ cao. Những bài tập này nên được thực hiện từ 4-6 tháng sau sinh. Từ những bài tập trên như yoga, kegel, chạy bộ... bạn có thể nâng cao cường độ để quá trình giảm cân được nhanh hơn. Cùng với chế độ ăn uống hợp lý, các mẹ sẽ giảm cân mà vẫn đủ sữa cho con bú.

Lưu ý

Không quá nôn nóng hay tập quá sức: 

Đừng vì sức ép giảm cân mà nhanh chóng lao vào tập luyện. Hãy đợi đến đợt thăm khám đầu tiên sau kỳ hậu sản, thường là 1 tháng sau đó, khi có kết luận cơ thể bạn đã hồi phục hoàn toàn, hãy bắt đầu bằng những bài tập nhẹ nhàng, sau đó tăng dần. Đồng thời, nên nhớ là cơ thể bạn cần khoảng 6 tháng để trở lại bình thường như trước khi bầu bí và sinh nở, các khớp và dây chằng mất 3 - 5 tháng để được như cũ, vì vậy cần kiên nhẫn và chỉ tăng cường độ tập luyện sau thời gian này.

Bảo vệ ngực khi tập luyện: 

Dù rằng việc tập thể dục khi cho con bú không ảnh hưởng gì đến lượng sữa của bạn, miễn bạn uống nhiều nước và không để mất sức, nhưng tránh các bài tập làm ngực bạn bị đau, mặc áo ngực thể thao khi tập luyện hay cho bé bú trước khi tập là cần thiết để bảo vệ ngực trong suốt quá trình luyện tập.

Ngưng tập ngay khi có dấu hiệu bất thường: 

Nếu cảm thấy đau đớn, kiệt sức thay vì khỏe khoắn hơn thì cần ngưng tập và đến bác sĩ ngay để được thăm khám kịp thời.

Không ăn kiêng quá sớm sau sinh: 

Việc áp dụng một chế độ ăn kiêng hà khắc thiếu chất và vận động thể lực trở lại chỉ khiến bạn thêm kiệt sức và có nguy cơ bị mất sữa, chất lượng sữa giảm sút, ảnh hưởng trực tiếp đến cả mẹ và bé. Thay vì vậy, hãy ăn đủ chất và cho bé bú thật nhiều, bởi cho con bú cũng là một cách giảm cân rất hiệu quả.

Chia nhỏ khoảng thời gian tập luyện trong ngày: 

Vừa trải qua kỳ thai nghén và sinh nở mất nhiều sức lực, nếu quá chăm luyện tập với cường độ cao, bạn sẽ đẩy cơ thể mình vào tình trạng tuột dốc về cả thể lực và tinh thần. Vì thế, chỉ nên tập 2 hoặc nhiều lần ngắn trong ngày thay vì tập 1 lần liên tục trong khoảng thời gian dài.

Theo SKĐS

Việc chuẩn bị cho sự ra đời của một thành viên mới thường khiến các bậc phụ huynh bối rối. Trước tiên, hãy hoàn thành danh sách 5 điều dưới đây, bạn sẽ thấy những áp lực giảm đi một nửa đấy!

“Cần chuẩn bị gì để mang đến bệnh viện? Cho con ngủ ở đâu? Ai sẽ giúp chăm nom bé?” Đó là những câu hỏi thường trực của các cặp vợ chồng chuẩn bị trở thành bố mẹ. Cho dù có bao nhiêu việc phải chuẩn bị trước khi sinh, bạn cũng sẽ đi qua những bước dưới đây. Hãy làm cho hành trình trở thành cha mẹ trở nên nhẹ nhàng hơn nhé!

1. Chuẩn bị túi đồ đi sinh càng sớm càng tốt

Túi đồ đi sinh là ưu tiên hàng đầu danh sách cần chuẩn bị đồ trước khi sinh. Bạn sẽ không thể thiếu các giấy tờ liên quan đến y tế như giấy chuyển viện, sổ khám thai kèm các kết quả siêu âm, xét nghiệm trong suốt thai kỳ, bảo hiểm y tế và cả bản sao chứng minh nhân dân hay sổ hộ khẩu. Trong thời gian chuyển dạ, bạn cũng sẽ cần bổ sung năng lượng, nên đừng quên bỏ sẵn vào túi đồ một ít thức ăn như bánh kẹo, trái cây sấy khô và nước uống hay sữa. Bạn nhớ lưu ý kiểm tra hạn sử dụng của thức ăn sao cho trễ hơn ngày dự sinh nhé.


Nếu muốn ung dung “khoác giỏ lên và đi” khi có dấu hiệu chuyển dạ, bạn nên bắt đầu những chuẩn bị trước khi sinh càng sớm càng tốt

Trong túi đồ đi sinh cũng không thể thiếu quần áo, khăn quấn, khăn giấy ướt, miếng lót sơ sinh dùng cho những ngày đầu tiên của bé cùng quần áo và băng vệ sinh cho mẹ, miếng lót thấm sữa… Ngoài ra, nếu có dự định vắt sữ thì đừng quên chuẩn bị cả máy vắt sữa và túi trữ sữa.

2. Chuẩn bị không gian cho bé

Việc chuẩn bị trước khi sinh cũng không thể thiếu bước này. Bạn muốn cho con ngủ riêng từ nhỏ? Vậy thì đừng quên việc chuẩn bị một chiếc nôi và xem sẽ đặt ở đâu trong phòng ngủ. Nếu chọn cách cho con ngủ cùng bố mẹ, hãy kiểm tra xem nệm của bạn đã đủ lớn chưa, bạn có cần drap chống thấm không và bạn cần chuẩn bị bao nhiêu gối, chăn và tấm trải riêng cho bé.

Tiếp đến, hãy nghĩ đến không gian dành cho việc ăn, chơi, tắm và sinh hoạt thường ngày của bé. Hãy đảm bảo dọn sạch những yếu tố nguy cơ như hóa chất độc hại, vật dụng sắc nhọn, đồ vật bé dễ nuốt phải gây nguy cơ hóc, nghẹn và những món đồ có thể gây dị ứng ra khỏi không gian này. Bạn cũng cần để ý đến các ổ cắm điện ở dưới thấp. Cách tốt nhất là che kín chúng lại và đưa ổ cắm lên cao, xa khỏi tâm tay bé.

Cách hiệu quả nhất để kiểm tra tính an toàn của ngôi nhà là giả vờ bò quanh nhà và nhìn mọi thứ từ tầm mắt của bé. Bằng cách này, bạn sẽ phát hiện ra những mối nguy tiềm ẩn cho bé ở trong nhà.

3. Tìm kiếm sự giúp đỡ

Bạn đã tìm được ai để giúp đỡ chăm sóc cho bé trong một hai tuần đầu sau khi sinh hoặc cho lâu hơn? Đó là thời gian cơ thể bạn còn khá mệt mỏi, chưa kịp hồi phục sau cuộc vượt cạn dài. Trong những ngày đầu tiên, em bé lại cần bú mẹ và chăm sóc rất nhiều. Nếu không có người đỡ đần, bạn sẽ rất vất vả và căng thẳng. Việc tìm người giúp đỡ là một trong những bước chuẩn bị trước khi sinh quan trọng nhất mà bạn không nên bỏ qua.

Nếu bạn muốn thuê người giữ trẻ, nên bắt đầu từ một vài tháng trước khi sinh. Vấn đề tiền công, giờ giấc làm việc, những nguyên tắc cần thực hiện khi chăm bé cần được thỏa thuận trước khi công việc chính thức bắt đầu. Tìm người giúp trông trẻ càng sớm, bạn sẽ càng có nhiều cơ hội được cùng chăm sóc, quan sát và điều chỉnh cách chăm sóc bé theo mong muốn của mình.

4. Tập thói quen ngăn nắp, gọn gàng và chú ý sự an toàn

Thói quen ngăn nắp sẽ giúp cho cuộc sống của bạn không trở nên rối tung khi có con. Hãy đảm bảo rằng ngay cả khi bé đang khóc om sòm thì bạn vẫn biết chính xác tã và kem chống hăm để đâu. Ngay từ lúc còn mang thai bạn đã tập được thói quen này thì khi bé đã ra đời, bạn sẽ đỡ vất vả hơn rất nhiều. Thói quen ngăn nắp, gọn gàng cũng giúp bạn biết có những thứ gì đã bị xáo trộn và những xáo trộn này liệu có gây bất cứ nguy hiểm gì cho con hay không. Mọi người thường bỏ qua bước chuẩn bị trước khi sinh này, nhưng nếu cố gắng thay đổi lối sống của mình để trở nên ngăn nắp hơn, bạn sẽ thấy những cố gắng này mang lại kết quả tuyệt vời sau khi sinh đấy.

5. Chuẩn bị về tâm lý


Các bà mẹ tương lai phải sẵn sàng đối mặt với tất cả các tình huống có thể xảy ra. Nếu bạn làm tốt việc chuẩn bị trước khi sinh, bạn sẽ loại bỏ được rất nhiều phiền toái nhưng chắc chắn vẫn sẽ có đủ loại rắc rối xuất hiện. Hãy biết rằng khi bạn đưa bé về nhà thì sự việc ngoài tầm kiểm soát của bạn cũng xuất hiện. Lý do khiến nhiều người thấy khó khăn sau khi sinh con là vì đó là lần đầu tiên họ mất quyền kiểm soát cuộc sống của mình. Chẳng hạn, bạn đang buồn đi vệ sinh đến bứt rứt cả người, nhưng không có ai giúp bạn trông con lúc này, và con của bạn thì khóc đòi mẹ, bạn sẽ làm gì?

Sau khi sinh con, bạn sẽ nhận ra hầu hết mọi thứ không diễn ra đúng như kỳ vọng của mình. Hãy linh động và nhìn vào khía cạnh tích cực của vấn đề, bạn sẽ tìm thấy sự thoải mái dù chăm con thật vất vả.

Theo MarryBaby

Tiểu đường là vấn đề lớn đối với phụ nữ đang mang thai. Những lưu ý sau đây sẽ giúp các mẹ có thể kiểm soát tình trạng bệnh và luôn khỏe mạnh.

Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở phụ nữ đang mang bầu. Bệnh chỉ xuất hiện, tồn tại trong thời gian này và tự khỏi sau khi sinh. Nếu trong vòng 6 tuần sau khi sinh, người mẹ chưa khỏi thì bệnh thuộc thể tiểu đường loại 1, loại 2 và cần được điều trị.



Để phòng ngừa và phát hiện kịp thời bệnh đái tháo đường thai kỳ, phụ nữ có thai cần chú ý các điều sau:

1. Kiểm soát lượng đường trong máu

Nếu bạn dự định mang thai, hãy thay đổi các thói quen xấu như ăn nhiều đồ ngọt, hút thuốc lá, giảm cân và cần bổ sung vitamin cho cơ thể ngay từ khi bào thai hình thành. Đồng thời, trong thai kỳ, bạn nên kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên để phát hiện kịp thời bệnh tiểu đường. Bởi vấn đề này khiến người mẹ đối mặt với nguy cơ mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) và nhiều biến chứng nguy hiểm như sinh non, thai nhi khó thở...

Nếu đã mắc bệnh, thai phụ cần kiểm tra lượng đường trong máu theo thời gian biểu hàng ngày, thậm chí hàng giờ (trước và sau mỗi bữa ăn...), để kiểm soát lượng thức ăn, can thiệp kịp thời khi sự cố xảy ra.

2. Thường xuyên gặp bác sĩ để kiểm tra

Phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường nên đi khám thai định kỳ thường xuyên hơn. Bác sĩ sẽ theo dõi thai nhi và tình trạng nội tiết tố của bạn để có thể can thiệp kịp thời nếu sự cố xảy ra.

3. Luôn dự trữ thức ăn

Các chuyên gia khuyên phụ nữ mắc bệnh tiểu đường trong thời kỳ thai nghén nên có chế độ ăn thích hợp để đảm bảo sức khỏe. Ngay sau khi thức dậy, bạn nên ăn nhẹ để hạn chế buồn nôn do ốm nghén.

Khi nồng độ insulin trong máu quá cao hoặc lượng thức ăn nạp vào không phù hợp với nhu cầu cơ thể, phụ nữ có thai có thể bị hạ đường huyết. Vì vậy, bạn cần chuẩn bị sẵn thức ăn để đối phó với hiện tượng này như bánh kẹo, nước trái cây, sữa...

4. Dừng uống thuốc

Các chuyên gia sản khoa khuyên phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường loại 2 nên hạn chế uống thuốc (qua đường miệng). Phương pháp điều trị này có thể ảnh hưởng tới thai nhi.

Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng. Phụ nữ mang thai nên khám định kỳ đúng hạn và kiểm soát chế độ sinh hoạt để kịp thời phát hiện các triệu chứng. Nếu mắc bệnh, bạn nên tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ để điều trị ổn định và đảm bảo sức khỏe cho mẹ và con.

Sách tử vi chỉ rõ, những nàng giáp này nhất định không được chủ quan, lơ là chồng vào cuối năm 2018 nếu không kẻ thứ 3 xuất hiện là mất gia đình như chơi. Hãy cùng xem đó là những con giáp nào nhé!



Tuổi Dần: Năm 2018, tài vận của người tuổi Dần khởi sắc, có cơ hội thăng quan tiến chức, tiền bạc phủ phê. Đây là cơ hội quý giá, con giáp này đừng đánh mất.

Hãy nắm chắc thời cơ để làm giàu nhanh chóng.Vận tiền tài khởi khắc thì vận đào hoa càng nở rộ. Người tuổi Dần gặp được nhiều người thú vị, đã có cảm tình ngay từ đầu.

Nếu đang độc thân, đây là cơ hội tốt để họ tìm một nửa như ý. Nhưng nếu đã có gia đình, con giáp này nên cẩn thận, tránh vướng phải kẻ thứ ba!

Tuổi Tý: Phụ nữ tuổi Tý thông minh, khôn khéo và có mắt đánh giá người. Đàn ông muốn lấy được họ phải chứng tỏ đủ thủy chung, bao dung và thành thật nhất. Con giáp này luôn giữ khoảng cách nhất định trước khi yêu ai đó. Nhưng đã yêu rồi, họ sẽ dốc hết lòng dạ. 


Chính vì sự tin tưởng tuyệt đối với người mình thương, người tuổi Tý dễ bị lừa dối. Trong năm 2018 này, người tuổi Tý bị hạn Phá Thái Tuế đeo đuổi, gặp trở ngại đau buồn trong tình cảm. Con giáp nên dành thời gian cho gia đình, chồng con nhiều hơn để tránh kẻ thứ ba chen chân vào. Đừng chủ quan nhé! 

Tuổi Mùi: Người tuổi Mùi thiện lương, trọng tình trọng nghĩa. Họ luôn cố gắng vun đắp tình thân, không muốn khiến ai đau buồn. Vì vậy, họ luôn nhận được tình cảm chân tình, hạnh phúc đủ đầy. 


Nhưng cuối năm 2018 này, tình yêu hay hôn nhân của người tuổi Mùi không ổn định mấy. Họ có thể gặp phải kẻ thứ ba chen chân vào gia đình. 

Người tuổi Mùi và bạn đời có thể nảy sinh mâu thuẫn cãi vã lớn, không đủ nhường nhịn sẽ dẫn đến rạn nứt tình cảm. Vì vậy, từ giờ họ nên vun đắp tình cảm với đối phương nhiều hơn, cẩn thận đừng cho kẻ khác cơ hội! 

(Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm cho bạn đọc).

HPV là loại siêu vi khác với HIV và HSV (bệnh mụn giộp). HPV rất phổ biến đến nỗi gần như tất cả đàn ông và phụ nữ có quan hệ tình dục đều bị bệnh này tại một số thời điểm nào đó trong đời. Có nhiều loại HPV khác nhau. Một số loại có thể gây những vấn đề sức khỏe bao gồm mụn sinh dục và ung thư.

Nguyên nhân gây virus HPV:
  • Quan hệ tình dục không an toàn
  • Lây qua con đường trực tiếp, có thể do vô tình tiếp xúc với các vết thương hở trên người bị nhiễm bệnh.
  • Lây qua con đường gián tiếp, thói quen sử dụng chung đồ dùng cá nhân: quần áo, khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng,...
  • Sử dụng chung kim tiêm, hay nhận nguồn máu có nhiễm virus HPV.



Điều trị bệnh do virus HPV gây ra

Để điều trị bệnh do virus HPV gây ra, bác sĩ cần căn cứ vào tình trạng cụ thể bệnh của bệnh nhân, để phát thảo phương pháp điều trị thích hợp.

Khi bệnh ở giai đoạn nhẹ, xuất hiện các nốt mụn cóc sinh dục. Phương pháp điều trị là dùng thuốc bôi, thuốc uống hoặc áp dụng đốt laser, áp lạnh,...

Khi bệnh ở giai đoạn nặng phương pháp Pap để điều trị.

Ngoài ra bạn nên chủ động phòng ngừa bệnh để đảm bảo an toàn cho sức khỏe:

Thực hiện thói quen sống lành mạnh, quan hệ tình dục an toàn.

Vệ sinh thân thể sạch sẽ.

Ăn uống đầy đủ chất, tránh thức khuya và ăn đồ cay nóng.

Tiêm vắc xin hpv để phòng ngừa bệnh do virus hpv gây ra. Dưới đây là một số địa chỉ tiêm phòng hpv tại Hà Nội uy tín mà bạn có thể lựa chọn.

Trung tâm tiêm chủng vacxin VNVC

Địa chỉ1: 180 Trường chinh, Quận Đống Đa

Địa chỉ 2: VNVC ICON 4 Cầu Giấy, Số 3 Cầu Giấy, P. Láng Thượng, Q. Đống Đa (Cạnh ĐH Giao Thông Vận Tải)

Liên Hệ: 18006595

Trung tâm dịch vụ khoa học kỹ thuật và y tế dự phòng

Địa chỉ: 131 Lò Đúc, Hai Bà Trưng Hà Nội

Phòng tiêm chủng vắc xin Safpo

Địa chỉ: 135 Lò Đúc, Phạm Đình Hồ, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội

Địa chỉ: 70 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội

Sức Khỏe

[Suc-khoe][fbig1]

Làm Đẹp

[Lam-dep][fbig2]

Làm Mẹ

[Lam-me][column1]

Ẩm Thực

[Am-thuc][column2]

Khám Phá

[Kham-pha][hot]

Thời Trang

[Thoi-trang][gallery1]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.