Latest Post

Chia tay là một trải nghiệm không dễ chịu, dù đôi khi do khách quan. Nhưng đừng quên bạn và đối tác hoàn toàn có thể vượt qua để giữ gìn hạnh phúc.

Thực tế là, có những sai lầm điển hình mà chúng ta mắc phải, khiến mối quan hệ tan vỡ.

Lười trải nghiệm những khoảnh khắc chung

Dành thời gian cho nhau là rất quan trọng. Những cặp đôi làm được điều này sẽ có cảm giác hài lòng hơn trong mối quan hệ của họ, so với những cặp bận đeo đuổi thú vui riêng. Lý do đơn giản là cùng nhau chia sẻ những trải nghiệm mang họ đến gần nhau hơn. Nhưng điều quan trọng bạn cần nhớ là thời gian chất lượng quan trọng hơn số lượng.

Minh họa: Brightside.

Thiếu giao tiếp là một trong những lý do quan trọng nhất dẫn đến chia tay. Nếu hai người ngồi cả ngày cạnh nhau nhưng chỉ bận tâm đến việc cá nhân, điều đó có nghĩa là bạn không dành bất kỳ thời gian chất lượng nào cho nửa kia. Nên cố gắng hướng đến những điều khiến hai bạn tương tác nhiều hơn, ví dụ như đi dạo cùng nhau chẳng hạn.

Coi những gì đối tác làm là 'chuyện đương nhiên'

Việc quen thuộc với những thứ tốt đẹp mà đối tác của bạn làm, đến mức coi đó là điều hiển nhiên thực sự là hiểm họa. Nếu đối tác của bạn luôn giữ nhà cửa sạch sẽ, đừng chỉ cho rằng đó là thói quen của họ và không đáng để bạn thể hiện sự đánh giá cao hàng ngày. Mặc dù người ấy vẫn luôn làm như vậy mỗi ngày, đó vẫn là một nỗ lực mà đối tác dành cho gia đình, dành cho chính bạn.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng một người rất có thể chia tay với người bạn đời của mình nếu họ bắt đầu cảm thấy không được trân trọng, hay những phẩm chất cá nhân của họ không được đối tác đánh giá cao như trước đó. Thế nên, đừng quên khen ngợi vẻ đẹp, khiếu hài hước hoặc lòng tốt của một nửa, đừng quên đánh giá cao những nỗ lực mà họ đang đóng góp cho gia đình.

Che giấu sự tổn thương của riêng mình

Cởi mở, chia sẻ sự tổn thương của bản thân đôi khi là cách giúp bạn có thể kết nối với một nửa. Khi bạn né tránh điều này, bạn có thể ngày càng khó cởi mở và tin tưởng nửa kia, trong khi điều này rất quan trọng trong các mối quan hệ gần gũi. Bạn không để nửa kia gần gũi đủ để hiểu về bạn nhiều hơn. Kết quả là, giữa hai phía không thể phát triển tình yêu và tình cảm sâu sắc.

Không tôn trọng những ranh giới

Khi hai người chung sống dưới một mái nhà, ngoài khái niệm anh, em, còn có thêm một khái niệm chúng ta. Rắc rối cũng có thể xuất hiện từ đó. Bạn có thể cảm thấy thoải mái đến mức bắt đầu nhầm lẫn giữa nhu cầu của mình với nhu cầu của đối tác, bạn xâm phạm vào không gian cá nhân của họ.

Nên cố gắng không xâm phạm sự riêng tư đó. Hãy tôn trọng ranh giới của đối tác. Ngoài ra, đừng xúc phạm nếu nhu cầu của họ không phù hợp với bạn. Dù có là vợ chồng, bạn và đối tác vẫn là hai con người khác nhau với những nhu cầu riêng biệt.

Không chăm sóc bản thân

Theo năm tháng, chắc chắn bạn cũng như nửa kia sẽ thay đổi. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn ngừng chăm sóc bản thân, kể cả khi đã tìm được một nửa của mình. Nên duy trì việc đến phòng tập thể dục, ăn uống lành mạnh, nỗ lực phát triển bản thân, cũng như bất cứ điều gì khác bạn từng làm - trước khi tìm thấy tình yêu của đời mình.

Tự trọng thấp

Tự trọng thấp là mối đe dọa lớn đối với một mối quan hệ. Những người có lòng tự trọng thấp thường sợ bị từ chối, sợ bị bỏ rơi và làm bất cứ điều gì có thể để bảo vệ bản thân. Họ thậm chí không tin rằng mình đủ tốt cho đối tác và không tin rằng đối tác thực sự yêu họ. Sự tự ti khiến họ luôn trong tư thế chuẩn bị tinh thần chia tay và không nỗ lực vun vén tình cảm, thậm chí liên tục đặt câu hỏi về hành động của nửa kia.

Sợ cãi nhau

Đa phần mọi người nghĩ rằng cãi nhau là không hay, có thể làm tổn thương mối quan hệ. Nhưng thực ra điều đó không đúng chút nào. Nếu bạn né tránh mọi xung đột, điều đó có nghĩa là bạn che giấu cảm xúc thật của mình, phớt lờ nhu cầu của bản thân và cố gắng giấu đi sự thất vọng. Nhưng bạn không thể sống như vậy cả đời. Cuối cùng, bạn sẽ quá thất vọng và sẽ kết thúc mối quan hệ.

Xung đột giúp bạn giải tỏa và khuyến khích sự giao tiếp. Đối tác của bạn không thể đọc được suy nghĩ của bạn, vì vậy, điều quan trọng là nên lên tiếng. Bằng cách này, hai phía có thể cùng nhau khắc phục mâu thuẫn, trước khi tất cả trở nên quá muộn.

Theo VnExpress

Bố tốt là người biết dạy con những kỹ năng sống quan trọng và luôn tạo động lực để chúng theo đuổi ước mơ của mình.

Làm cha là một trong những khoảnh khắc đặc biệt nhất mà người đàn ông thường trân trọng nhưng họ chưa bao giờ nhận thức đầy đủ về tầm ảnh hưởng của mình tới những đứa trẻ. Với một ông bố tốt, họ cần hội đủ những đặc điểm sau đây.

Người bố tốt là người biết dạy cho con những kỹ năng sống quan trọng và luôn tạo động lực để con theo đuổi ước mơ của mình. Ảnh minh họa.

1. Là một người kỷ luật tốt

Dù yêu thương nhưng cha tốt không bao che tội lỗi cho con cái. Họ hiểu rằng dạy dỗ con không phạm sai lầm cần được thể hiện thông qua sức mạnh của lời nói mà không phải từ roi vọt. Cha tốt cũng không bao giờ thưởng cho con vì những hành động vốn dĩ phải làm như dọn nhà hay đi học đúng giờ.

2. Cho phép con phạm lỗi

Một người cha tốt hiểu rằng con mình cũng giống như nhiều đứa trẻ khác, phạm lỗi là một phần của quá trình trưởng thành: tiêu tiền thiếu thận trọng, gặp tai nạn nhỏ do lơ đãng, say xỉn, thậm chí hẹn hò với đối tượng không vừa lòng bố mẹ... là những việc hoàn toàn bình thường.

Tuy nhiên, cha tốt luôn nhắc nhở con những hành vi vô trách nhiệm nếu lặp lại sẽ không còn nhận được sự tha thứ nữa.

3. Là người quảng đại

Một người cha tốt hiểu rằng thời gian, con người và tâm lý luôn thay đổi theo năm tháng. Ông cho phép con cái mình theo thời gian mà thay đổi tốt hơn, không nhắc lại những chuyện không cần thiết trong quá khứ.

4. Dạy con biết trân trọng mọi thứ

Một người cha tốt không bao giờ để con mình coi thường những thứ mà chúng đang sở hữu, từ thức ăn trên bàn cho đến nền giáo dục mà trẻ đang được hưởng. Cha tốt luôn khiến con cái thấy được giá trị của mọi thứ chúng có. 

Ông sẽ yêu cầu con mình kiếm một công việc nhỏ để chi trả một phần món đồ chơi chúng thích và dành thời gian giải thích tại sao con cần đi học cho chính mình. Cha tốt không bao giờ để con cái coi mình như một chiếc máy rút tiền tự động.

5. Chấp nhận rằng con cái sẽ có những điểm khác mình

Mọi người đều khác nhau và một người cha tốt biết rất rõ điều này. Ông sẽ không mong đợi những đứa con của mình sẽ giống tính cách hay công việc tương tự cha. Ông tôn trọng các giá trị và ý kiến của con, miễn là chúng không gây hại cho bản thân, gia đình hoặc người khác.

6. Dành thời gian cho con cái

Một người cha tốt biết cách vui chơi với con mình như cùng chúng chơi game, xem phim, tham gia các buổi ngoại khóa ở trường... Cha tốt sẽ dành thời gian lắng nghe tâm sự của những đứa trẻ, khiến chúng trở nên vui vẻ và coi bố như bạn tốt. Ông cũng dành thời gian giúp con cái làm bài tập mỗi tối nếu việc đó thực sự cần thiết.

Một người cha tốt biết cách vui chơi với con cái mình như cùng chúng chơi game, xem phim, tham gia các buổi ngoại khóa ở trường... Ảnh minh họa.

7. Lấy sự gương mẫu của bản thân làm ví dụ, không phải câu ra lệnh

Một người cha tốt không dùng câu nói "Làm theo lời cha nói, không phải như con đang làm". Ông sẽ không hút thuốc nếu muốn con mình làm điều đó, đồng thời sẽ dạy con cách giải quyết xung đột với thành viên trong gia đình và người khác một cách kiên quyết nhưng hợp lý. 

Cha tốt cũng biết cách thể hiện tình yêu với mẹ bọn trẻ trước mặt chúng và không tranh cãi với vợ khi có mặt các con. Nói chung, ông sẽ sống theo những giá trị mà bản thân muốn con cái noi theo.

8. Luôn ủng hộ mong muốn của con

Mặc dù người cha hâm mộ bóng đá cuồng nhiệt nhưng nếu con trai không có cảm tình với môn thể thao này, ông cũng chấp nhận. Cha tốt cũng có thể tự hào với trường đại học cũ và mong muốn con cái tiếp nối đường học vấn của bố nhưng nếu chúng không thích, ông cũng vẫn ủng hộ. Cha tốt luôn tạo cảm giác an toàn che chở và tin cậy, người mà con cái có thể tìm đến khi mọi thứ không ổn.

9. Thách thức những đứa con của mình

Muốn con trở thành người giỏi nhất, cha tốt có thể đưa ra những thử thách giúp chúng vượt qua chính mình. Điều này có nghĩa cho phép con tự do đối mặt với những thất bại và tự mình giải quyết vấn đề.

10. Dạy con những bài học để ra đời

Một người cha tốt luôn uốn nắn con mình trở thành những nhân tố tốt trong xã hội. Ông đặc biệt chú ý đến việc hướng dẫn con phép tắc xã giao đúng mực, trung thực, giữ lời hứa và lòng biết ơn. 

Cha tốt luôn hy sinh sự thoải mái của bản thân cho công việc làm cha. Nếu trở về nhà sau một ngày làm việc mệt mỏi, bắt gặp con cái có hành vi sai trái, ông sẽ dành thời gian giải quyết tình hình dù thể trạng đang rất mệt mỏi.

11. Bảo vệ gia đình bằng mọi giá

Là "nhà" cung cấp an ninh và nhu yếu phẩm chính nuôi sống gia đình, cha tốt có thể làm bất cứ điều gì cho gia đình mình. Ông sẽ làm thêm giờ, nhận một công việc bán thời gian hoặc việc tự do để kiếm thêm tiền cho gia đình. Đây là cách người cha dạy cho con mình hiểu tầm quan trọng của sự hy sinh bản thân.

12. Thể hiện tình yêu vô điều kiện

Đây là phẩm chất tuyệt vời nhất của một người cha tốt. Mặc dù ông vẫn bực bội vì lỗi lầm của con và có thể than thở rằng chúng không đạt được những gì ông hy vọng, nhưng không bởi vậy mà tình yêu dành cho con vơi đi, dù chỉ một phần.

Theo VnExpress

Dưới đây là 7 điều cha mẹ nên làm cho con mình để rèn luyện bé có trí nhớ siêu phàm nhất khi trưởng thành.

Gọi tên của trẻ khi trò chuyện  

Nếu cha mẹ muốn nuôi dưỡng trí nhớ của trẻ từ khi còn nhỏ, cha mẹ nên bắt đầu từ việc gọi tên của trẻ. Chỉ cần thời gian này, trẻ biết rằng bạn và trẻ đang nói chuyện với nhau, thông thường gọi tên của em bé chính là vì muốn trẻ có suy nghĩ logic cơ bản.  

Thực tế các bà mẹ khi nói chuyện với trẻ, có thể kể những cậu chuyện cổ tích, hát, hoặc chỉ cần là cười với trẻ. Sự tương tác giữa cha mẹ và con cái là cách tốt nhất để kích thích sự phát triển trí não của trẻ.  

Nắm bắt thời điểm trẻ có trí nhớ tốt  

Trong quá trình nuôi dưỡng trẻ, thời gian tốt nhất để trẻ ghi nhớ chính là trước khi đi ngủ và buổi sáng thức dậy. Cha mẹ có thể kể cho trẻ nghe một câu chuyện cổ tích, có thể hát hoặc đọc một bài thơ dành cho trẻ nhỏ.  

Đối với trẻ lớn, cha mẹ hãy giúp trẻ hình dung, ghi nhớ, sắp xếp lại những kiến thức mà trẻ đã học. Đây là cách hay để trẻ nhớ lại bài một cách khoa học và nhanh nhất.  

Giữ tinh thần thoải mái cho trẻ  

Lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi sẽ khiến việc ghi nhớ của trẻ trở nên tồi tệ hơn. Do đó, bố mẹ nên lưu ý luôn giúp trẻ giữ tinh thần lạc quan, thoải mái dù ở bất cứ hoàn cảnh nào. Tâm trạng không tốt sẽ khiến cho mọi thứ bị đảo lộn, kết quả là những thông tin trẻ đã từng ghi nhớ sẽ dần bị mã hóa và có thể bị quên mất.  

Tạo thói quen lặp đi lặp lại 

Thông thường, một việc khi được nhắc đi nhắc lại nhiều lần và liên tục trong thời gian dài sẽ giúp não bộ của trẻ ghi nhớ nhanh và chính xác nhất. Tuy nhiên, đối với trẻ lớn cần phải hiểu vấn đề mà mình đang học là gì, chứ không phải chỉ lặp đi lặp lại như một cái máy trong khi bản thân không biết cái mình học có ý nghĩa gì.  

Đảm bảo giấc ngủ cho trẻ  

Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng để não bộ có thời gian nghỉ ngơi và tái tạo. Nếu trẻ được ngủ sớm, ngủ đủ giấc trong một ngày sẽ giúp trí nhớ tốt hơn. Ngược lại, nếu mất ngủ, đầu óc của trẻ sẽ không hoạt động tốt, trẻ sẽ rất dễ quên. Do đó, bố mẹ nên rèn luyện cho trẻ thói quen lên giường từ lúc 9h và ngủ thẳng giấc để rèn luyện trí nhớ tốt hơn.  

Ăn uống đúng cách  

Chế độ dinh dưỡng đúng cách giúp trí nhớ của con tốt hơn đặc biệt là trẻ từ 5 đến 12 tuổi. Cha mẹ nên bổ sung các chất Vitamin B-6, niacin và thiamin đặc biệt là axit béo Omega -3. Các chất này thường có trong cá hồi hoặc quả óc chó.  

Mẹ nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày thành 6 bữa hơn là chỉ có 3 bữa chính. Như vậy sẽ cải thiện được chức năng thần kinh của bộ não và giúp trẻ cải thiện trí nhớ tốt.  

Tập thể thao thường xuyên  

Thường xuyên cùng con tập thể dục thể thao hàng ngày để con luôn tỉnh táo và tinh thần thoải mái. Khi cơ thể vận động giúp máu lên não nhanh hơn, các cơ cũng được giãn nở ra, không chỉ giúp con khỏe mạnh mà còn cải thiện được trí nhớ một cách rõ rệt. Cha mẹ có thể chơi cùng con môn thể thao như đá bóng, đá cầu, bóng rổ, chạy thể dục…

Theo PNTD

Người đàn ông nào cũng đều thích ngắm phụ nữ đẹp, nói chuyện với phụ nữ thông minh và gắn bó với một người phụ nữ biết im lặng đúng lúc.

Im lặng để chồng có không gian riêng tư

Một người phụ nữ khôn ngoan sẽ biết lúc nào cần im lặng để chồng có không gian riêng tư. Bởi ai cũng có những băn khoăn, khúc mắc trong lòng và cần có những khoảng thời gian riêng cho mình để chiêm nghiệm, suy ngẫm lại. Hơn nữa, đôi khi khoảng không gian riêng tư chính là lúc mỗi người được sống thật với chính bản thân mình nhất, được làm những điều mình muốn mà không cần bận tâm đến ai.

Vì thế, phụ nữ hãy biết im lặng khi chồng cảm thấy mệt mỏi với công việc hay khi chồng đang có mối bận tâm trong mối quan hệ với đồng nghiệp, với sếp. Lúc này thay vì ca thán, hỏi han quá nhiều, phụ nữ hãy cứ im lặng để chồng được nghỉ ngơi, để suy nghĩ thông suốt. Làm được điều này, tin chắc rằng đàn ông sẽ càng nể và trân trọng, yêu thương vợ hơn.

Người đàn bà khôn ngoan sẽ biết đâu là thời điểm nên nói, đâu là lúc nên im lặng - Ảnh: Internet 

Im lặng trước những lời thiếu tế nhị

Cho dù độ tuổi nào, chúng ta cũng không thể tránh khỏi việc phải nhận những lời nói khiếm nhã, thiếu tế nhị hoặc những lời lẽ châm chọc, khiêu khích từ những người khác. Trong những tình huống như thế này, im lặng chính là “vũ khí đáp trả” lợi hại nhất mà bạn có thể sử dụng.

Thái độ im lặng của bạn sẽ là một câu trả lời mạnh mẽ, đầy sự uy nghiêm. Nhưng nó cũng vừa đủ mềm mỏng để không làm đối phương mất mặt và họ vẫn sẽ nhận ra thông điệp của bạn.

Im lặng để tránh biến lời nói thành lưỡi dao cứa vào lòng người khác

Trong những cuộc tranh luận sôi nổi và có xu hướng dẫn đến tình trạng “gay gắt”, điều mà một người thông minh sẽ làm đó là chọn lấy cho mình sự im lặng. Giữ lấy tất cả những cảm xúc đang trực tuôn trào và những mong muốn được chiến thắng bằng mọi giá là cách để bạn tránh được việc gây tổn thương cho người khác.

Hãy thành thật với bản thân mình: Chúng ta luôn ý thức được dù ít hay nhiều sức “sát thương” của những điều mà mình sẽ nói. Vậy nên, khi chọn sự im lặng, chính là bạn đang từ chối việc làm tổn thương người khác.

Im lặng để chồng biết sợ

Đàn bà nói quá nhiều sẽ khiến đàn ông khó chịu, bực tức. Thế nhưng một người đàn bà vốn nói nhiều bỗng dưng im lặng sẽ khiến đàn ông cảm thấy lo sợ. Bởi đàn bà im lặng khiến đàn ông loay hoay, vò đầu bứt tai lo sợ đủ thứ chuyện.

Thế nên đàn ông sẽ phát điên khi vợ cứ mãi im lặng. Và lúc này họ sẽ lờ mờ nhận ra những việc mình chưa tốt, việc mình làm sai khiến vợ buồn và khó chịu. Khi hiểu ra vấn đề, chắc chắn họ sẽ cố gắng khắc phục, sửa chữa để làm hài lòng vợ, để làm vợ vui và sẽ không dám tái phạm nữa.

Bởi vậy mới nói phụ nữ không cần phải lúc nào cũng nói nhiều mà hãy biết im lặng đúng lúc, đúng thời điểm. Im lặng vừa giúp tâm tĩnh và an nhiên vừa giúp đàn ông nể sợ mà khắc phục những sai phạm, lỗi lầm của mình.

Im lặng để ra đi đầy kiêu hãnh

Khi đàn bà đã chịu quá nhiều tổn thương, quá nhiều ấm ức thì lúc này họ sẽ hoàn toàn im lặng. Bởi họ biết rằng dù có cố gắng bao nhiêu đi nữa cũng không thể níu kéo hiện tại. Họ chẳng cần phải khóc lóc, mắng chửi ầm ĩ nữa mà đã đến lúc họ mạnh mẽ và dứt khoát ra đi. Ra đi trong sự im lặng để chứng tỏ cho người đàn ông thấy rằng mình ra đi trong tâm thế của kẻ vứt bỏ đầy mạnh mẽ và kiêu hãnh.

Người đàn bà khôn ngoan sẽ biết đâu là thời điểm nên nói, đâu là lúc nên im lặng. Thế nên phụ nữ im lặng cũng cần đúng lúc, đúng chỗ mới thể hiện cái uy của mình trước người đàn ông. Để rồi đàn ông càng nể sợ và trân trọng người phụ nữ của mình hơn. Đó mới là cách ứng xử khôn ngoan của người phụ nữ hiện đại và thông minh.

Chính những yếu tố này nên họ được chồng yêu thương, bản thân họ cũng tôn kính chồng, lặng lẽ giáo dưỡng cho con cái.

Người phụ nữ có tâm thuần khiến

Người phụ nữ đẹp có khuôn mặt sáng lạng, thuần thiết, trong trắng. Nhưng ''trắng'' ở đây chính là nội tâm sáng, lương thiện.

Chỉ có sự lương thiện thì mới có thể nhìn thấu và cảm thông, mới có thể đặt mình vào vị trí của người khác. Người phụ nữ có khí chất này thì không đố kỵ, không giả dối hay phán xét sự hoài nghi với người khác. Phụ nữ thiện tâm thì thích hành thiện, lúc nào làm lợi cho người khác mà chẳng cần suy nghĩ. Ở hiền gặp lành, thế nên kiểu phụ nữ này đi đến đâu cũng gặp may mắn.

Người phụ nữ chú trọng truyền thống

(ảnh minh họa)

Một người phụ nữ có trí tuê thì lúc nào biết giữ gìn sự ôn nhu, thùy mị, không tranh mạnh yếu, cao thấp với chồng. Sự đáng mến của người phụ nữ truyền thống chính là vẻ đẹp tâm hồn. Họ tự tin nhưng không kiêu ngạo, hiền dịu nhưng vẫn vô cùng mạnh mẽ.

Người phụ nữ chú trọng truyền thông không dùng những lời nói khó nghe mà lúc nào họ cũng đoan trang, trí tuệ, khoan thai và rất bình tĩnh.

Khi một người phụ nữ có đức hạnh thì vận mệnh của họ mới may mắn, yên bình.

Người phụ nữ ôn nhu, dịu dàng

(ảnh minh họa)

Cổ nhân luôn phí phụ nữ như nước, dùng nước để hình dung về phụ nữ. Điều này không chỉ là vì nước mềm mại mà còn nhiều phẩm chất cao quý. Phụ nữ ôn nhu mềm mại những tưởng yếu đuối nhưng khi sự ôn nhu ấy được tích súc lại thì có thể đỡ được gánh nặng ngàn cân.

Phụ nữ biết ôn nhu dịu dàng thì cư xử lịch sự, hiểu đạo lý. Gặp chướng ngại vật biết tự động né tránh, không đối đầu. Bởi sự dịu dàng chính là liều thuốc tốt nhất chống lại sự mạnh bạo. Phụ nữ càng dịu dàng lại càng được lợi.

Kiểu phụ nữ này có thể giúp đàn ông có thêm ý chí, nghị lực để vươn lên. Như vậy thì mối quan hệ của cả hai mới có thể thân mật và khăng khít với nhau được.

Sức Khỏe

[Suc-khoe][fbig1]

Làm Đẹp

[Lam-dep][fbig2]

Làm Mẹ

[Lam-me][column1]

Ẩm Thực

[Am-thuc][column2]

Khám Phá

[Kham-pha][hot]

Thời Trang

[Thoi-trang][gallery1]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.