Articles by "Am-thuc"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Am-thuc. Hiển thị tất cả bài đăng

Xuôi về miền Tây gạo trắng, nước trong, các thực khách sẽ được thưởng thức nhiều món ăn dân dã bình dị nhưng lạ miệng, độc đáo như lẩu mắm, cá linh, hủ tíu hay đuông dừa.

1. Lẩu mắm
Lẩu mắm là món ăn đã có ở Cần Thơ từ rất lâu đời và được khen là món ăn ngon nhất nhì ở miền Tây sông nước mà du khách không thể bỏ qua. Nguyên liệu chính được làm từ mắm sặc hay mắm cá linh ở xứ Châu Đốc – An Giang, nước lẩu được nấu từ mắm với nước dừa hoặc nước hầm xương heo. 
Khi ăn bỏ thêm nấm rơm, cà tím, khổ qua sẽ tăng vị ngon ngọt và sắc màu cho nước, ăn kèm với thịt ba rọi, tép bạc, cá tra hoặc cá basa, cá kèo, tôm sú... Các loại rau và các loại bông ăn kèm nhúng vào nước lẩu mắm, ăn tái giòn, đượm vị mắm mà không mất mùi thơm của rau.

2. Cá linh

Dân Miền Tây ai cũng biết đến loài cá linh còn các du khách đã thưởng thức loài cá này thì sẽ ấn tượng mãi bởi thịt của chúng có vị rất đặc trưng. Cá linh hầu như không có xương nên ăn được nguyên con mà càng non thì thịt càng ngọt, béo ngậy. 
Cá linh đầu mùa hay cuối mùa chế biến theo cách nào cũng ngon và hấp dẫn như: cá linh tẩm bột chiên giòn, cá linh kho mắm ruốc, kho mía, kho khóm, canh chua cá linh... Đặc trưng nhất là món lẩu cá linh bông điên điển, nước dùng được nấu bằng nước dừa tươi và me chua còn sống, nêm nếm hơi chua vừa ăn. Đây được xem là món lẩu ngon nhất của miền Tây sông nước này.

3. Gỏi sầu đâu

Sầu đâu là loài cây thân gỗ, cao to. Chùm nụ sầu đâu và những đọt lá non được người miền Tây xé nhỏ để làm gỏi, không cần qua sơ chế. Ngoài sầu đâu còn phải có cá lóc hay khô cá sặc nướng xé nhỏ thịt vừa ăn, thịt heo ba chỉ luộc vừa chín tới xắt sợi với tôm thẻ luộc lột vỏ, bỏ đầu. 
Tất cả được trộn đều với dưa leo, cà chua xắt mỏng, me chín, xoài xanh vằm sợi, nước chấm dùng nước mắm ngon dằm me, ớt, bột ngọt và đường. Nét độc đáo của món gỏi sầu đâu là có đủ các vị đắng, ngọt, chua cay, bùi và béo nên ăn rất ngon miệng, dư vị còn lưu luyến đến mãi tận ngày hôm sau.

4. Bún nước lèo

Bún nước lèo là món ăn khá phổ biển tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ và đặc biệt nổi tiếng tại Sóc Trăng. Yếu tố quyết định tới độ ngon của mỗi tô bún chính là nhờ vào nước lèo nấu bằng mắm cá lóc, mắm cá bông hoặc mắm cá sặc đã được lược xác cẩn thận, trong vắt và dậy mùi. 
Nước lèo muốn có hương vị đậm đà phải có thêm chút nước dừa tươi hay củ ngải bún. Tất cả những nguyên liệu đơn sơ như mắm, heo quay, bắp chuối... trông mỗi tô bún quyện vào nhau hài hòa tạo nên vị đặc sắc và chinh phục được khẩu vị của thực khách bốn phương.

5. Cháo cua đồng và cháo cá lóc
Cháo cua đồng là món rất dễ ăn, ăn kèm với hột (trứng) vịt lộn và 5 loại rau gồm rau ngót, rau má, rau mồng tơi, rau đay, cải xanh và mướp hương. Đây lại là món ăn có tính thanh nhiệt, bổ dưỡng và có thể giúp hạ đường huyết nên thường được dùng trong những ngày hè oi bức, rất tốt cho sức khỏe. 
Cháo cá lóc thì được nấu bằng cá lóc đồng được làm sạch, đem luộc chín, lột da và lấy hết xương. Người ta có thể ăn kèm món này với nấm rơm, thêm rau đắng hoặc rau mồng tơi, cải xanh. Cháo cá lóc cũng có tính giải nhiệt rất tốt.

6. Cơm tấm

Nếu có dịp đến miền Tây sông nước, du khách sẽ được nếm thử món cơm tấm Long Xuyên vừa ngon vừa lạ miệng. Sườn và trứng kho được thái lát mỏng, nhỏ vừa miệng cùng bì, mỡ hành, dưa chua ăn kèm với nước mắm pha đường hơi sánh có vị cay nhẹ, đậm đà, ngon miệng.
Ngoài ra còn có món cơm tấm phá lấu Bạc Liêu rất lạ miệng. Phá lấu được thái lát vừa ăn, thêm một ít đồ chua, mỡ hành và chén nước chấm. Cái giòn giòn và hơi dai của phá lấu kết hợp với vị chua ngọt của đồ chua, thêm cái béo của mỡ hành quyện vào nhau sẽ khiến cho thực khách mê mẩn khi thưởng thức.

7. Bánh canh

Bánh canh miền Tây có nhiều loại gồm bánh canh giò heo, bò viên, cua, ghẹ, tôm nước cốt dừa... . Nước dùng bánh canh sánh, hơi sền sệt được nấu chung với sợi bánh làm từ bột gạo hoặc bột lọc cùng nguyên liệu ăn kèm...
Món ăn này đã trở nên quen thuộc với đời sống ẩm thực của người miền Tây và họ có thể ăn món này vào bất cứ thời điểm nào trong ngày.

8. Hủ tiếu

Một trong những món ăn ngon được nhiều người ưa chuộng ở miền Tây là hủ tiếu. Nước lèo hủ tíu trong veo, thơm lừng mùi mực nướng, mùi tôm khô, mùi hành phi… Xương ống, giò heo và sườn non chặt miếng được hầm mềm rượi. Còn sợi hủ tiếu thì nhỏ rứt như sợi bún có độ dai vừa phải, không quá dai mà cũng không quá bở.
Tô hủ tiếu còn có giá trắng, hẹ xanh hoà với màu đỏ của củ cải, sườn và gan béo ngậy, mực và bao tử. Mỗi nơi nấu một cách với nhiều phiên bản khác nhau như hủ tiếu Nam Vang, hủ tiếu bột lọc, hủ tiếu khô, hủ tiếu bò khô, hủ tiếu xào, hủ tiếu chay… nhưng đều thơm ngon và được các thực khách phương xa ưa chuộng.

9. Đuông dừa

Ở miền Tây, đuông dừa có nhiều nhất ở Bến Tre bởi nơi đây có các cánh rừng dừa bạt ngàn. Tuy là loại vật có hại nhưng nó cũng là nguồn nguyên liệu để chế biến nên nhiều món ăn thơm béo, ngon miệng, đặc biệt là món đuông dừa sống ăn kèm nước mắm ớt. 
Bên cạnh đó, đuông dừa còn rất thơm ngon khi được chiên bơ hoặc nướng ăn kèm với các loại rau sống chấm mắm me chua. Nhưng độc đáo nhất phải kể đến món đuông dừa hấp xôi. Xôi và đuông được ăn kèm với nhau vừa dẻo vừa mềm, vừa béo vừa bùi không chỉ ngon mà còn rất lạ miệng.

Bạn cần tránh ăn những thực phẩm dưới đây nếu không muốn tự phá hoại sức khỏe của mình. Ăn khoai tây mọc mầm có thể gây hôn mê, thậm chí là tử vong; cà chua xanh sẽ khiến người ăn bị ngộ độc, rất nguy hiểm; ăn gừng dập sẽ hủy hoại gan;... và còn rất nhiều thực phẩm tưởng chừng vô hại nhưng lại là chất "cực độc". Dưới đây là những thực phẩm chúng tôi tổng hợp cảnh báo bạn nên cân nhắc kĩ trước khi sử dụng.

Nguy hiểm: 10 thực phẩm “cực độc” có thể gây tử vong

Nếu phát hiện chè bị mốc tức là nó đã nhiễm penicillin và aspergillus.
Nếu uống trà bị mốc, nhẹ cũng cảm thấy chóng mặt, tiêu chảy.
Nếu không biết sử dụng đúng cách thì dưa muối đôi khi lại trở thành thứ gây hại.
Bởi vì trong một vài ngày đầu muối dưa, vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat trong các nguyên liệu thành nitric, làm hàm lượng nitric tăng cao, độ pH giảm dần (có nghĩa là độ chua tăng dần lên).
Ăn dưa ở giai đoạn này thì có vị cay, hăng, hơi đắng vì chưa đạt yêu cầu.
Loại dưa này chứa nhiều nitrate, ăn vào rất có hại cho cơ thể.
Có chứa chất độc trong thân, lá và ngay cả củ nếu nó đã chuyển sang màu xanh.
Màu xanh của khoai tây là do nồng độ cao của một loại độc tố tên là Glycoalkaloid.
Ngộ độc khoai tây rất hiếm gặp, nhưng vẫn xảy ra.
Một thời gian lâu sau khi sử dụng, cơ thể chúng ta sẽ bắt đầu yếu đi sau đó là hôn mê và dẫn đến tử vong.
Phần lớn các trường hợp tử vong do ăn khoai tây trong 50 năm qua ở Mỹ đều là do sử dụng khoai tây xanh hoặc uống trà lá khoai tây.
Triệu chứng xuất hiện sau vài giờ ở người ăn măng tươi và sắn độc, chất tập trung ở vỏ sắn, xơ sắn là acid cyanhydric khi vào máu, độc tố nầy gây ra thiếu oxy cho tổ chức tế bào.
Người bệnh cảm thấy ngạt thở, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, nặng hơn là co giật tím và hôn mê, tụt huyết áp và tử vong nhanh chóng.
Vì thế việc xử lý măng và sắn lúc đầu tiên có vai trò quyết định lọc bỏ chất độc cyanide có trong măng và sắn (luộc măng nhiều lần bỏ nước đi, hay ngâm nhiều giờ sau khi gọt vỏ và tước bỏ khi luộc).
Khi có triệu chứng ngộ độc phải uống ngay than hoạt tính và cho đi đến bệnh viện cấp cứu.
Cà chua xanh có chứa chất độc Solanine.
Do đó, khi ăn cà chua xanh, khoang miệng có cảm giác đắng chát; sau khi ăn có thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa…
Giới khoa học còn cảnh báo ăn cà chua xanh sống càng nguy hiểm.
Gừng tươi là thực phẩm không nên để lâu bởi sau một vài ngày nó sẽ bị mềm, tóp đi và hỏng dần ở các nhánh nhỏ và các vết cắt.
Nếu vì tiếc rẻ mà cố cắt bỏ phần hỏng và dùng tiếp phần nguyên vẹn của củ gừng thì bạn nên biết rằng, theo một số nghiên cứu thấy rằng do quá trình dập nát, cũ hỏng mà bên trong củ gừng đã xảy ra một chất độc hại có tên là shikimol.
Chất này nằm trong cả củ gừng chứ không phải chỉ ở phần giập nát nên không thể cắt bỏ hết.
Đây là hoạt chất với độc tính rất cao có thể gây sự biến đổi tế bào gan của một người đang khỏe mạnh, cho dù lượng chất này có thể bị hấp thụ rất ít.
Do độc tố bufotoxin và một số chất khác có nhiều trong gan, trứng da cóc, 1-2 giờ sau khi ăn.
Các độc tố nầy gây ra các triệu chứng nỗi bật cho người bệnh là đau bụng, buồn nôn, nôn, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim nặng, suy hô hấp và ngừng thở, trụy mạch, tử vong chỉ sau 3- 4 giờ nếu không được cứu chữa kịp thời tại các Khoa Cấp cứu và Hồi sức Chống độc.
Lòng trắng trứng gà sống khi ăn vào cơ thể rất khó hấp thu.
Trong trứng gà sống có các chất làm cản trở sự hấp thu dinh dưỡng cơ thể và phá hoại công năng tiêu hóa của tụy tạng.
Ngoài ra, ăn trứng gà sống rất mất vệ sinh, dễ đưa các vi khuẩn vào cơ thể, gây bệnh.
Cảnh báo: 7 dấu hiệu không hề đau đớn nhưng khiến bạn dễ chết sớm
Theo Lao động

Rau quả không chỉ đóng vai trò cân bằng chế độ ăn uống mà còn giúp chiều cao của bạn sẽ tăng lên đáng kể.
Sau đây là một số loại rau quả giúp bạn tăng chiều cao một cách tự nhiên:
1. Củ cải

Củ cải được tìm thấy là giàu hoocmon tăng trưởng và tiêu thụ chúng thường xuyên sẽ thúc đẩy chiều cao của bạn. 

Chúng rất giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ, protein, cholesterol và chất béo. Bổ sung củ cải vào thực đơn thường xuyên sẽ giúp thúc đẩy chiều cao.

Bạn có thể chế biến củ cải thành nhiều món khác nhau trong chế độ ăn hoặc thái nhỏ để nấu cùng thịt hoặc đơn giản ép củ cải mỗi ngày để thấy chiều cao của mình thay đổi trong vài tuần.

2. Cải bẹ trắng

Đây là một loại rau chứa nhiều khoáng chất, vitamin, chất xơ và carbohydrates. Thường xuyên tiêu thụ cải bẹ trắng sẽ giúp kích thích các hormone tăng trưởng trong cơ thể thúc đẩy chiều cao của bạn.

3. Đậu

Đậu là một loại thực phẩm rất giàu chất xơ, folate, protein, vitamin và carbohydrate. Đậu có thể sử dụng trong món salad hàng ngày hoặc chế biến các món ăn khác nhau. Thường xuyên ăn đậu sẽ giúp bạn tăng chiều cao.

4. Rau đại hoàng

Đại hoàng là một loại cây thuốc sống lâu năm được sử dụng trong một vài món ăn chính và món tráng miệng. Đại hoàng giúp cơ thể chống lại bệnh tiểu đường.
Ăn rau đại hoàng ba đến bốn lần một tuần sẽ giúp kích thích hormone tăng trưởng, tăng chiều cao của bạn.

5. Đậu bắp

Món rau này rất giàu vitamin, chất xơ, nước, carbonhydrate, chất khoáng, dinh dưỡng, có chức năng của một loại thuốc nhuận tràng. Đậu bắp có tác dụng tăng trưởng hoocmon nhằm kích thích tăng chiều cao cơ thể.

6. Rau bina

Rau bina chứa nhiều vitamin, chất sắt, chất xơ và canxi, giúp cải thiện chiều cao cơ thể nhờ tác động đến các hoocmon tăng trưởng nếu được bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.

7. Bông cải xanh

Bông cải xanh chứa các loại vitamin và chất xơ có lợi cho sức khỏe. Bông cải xanh giàu vitamin C và chất sắt, có đặc tính chống ung thư, ngoài ra cũng giúp tăng chiều cao một cách đáng kể.

8. Cải brussel

Đây cũng là loại rau củ quan trọng trong việc tăng chiều cao. Cải brussel giàu chất khoáng, vitamin, protein, chất xơ, chất sắt... có khả năng chống ung thư và tăng trưởng chiều cao. Ăn cải brussel  3 đến 4 lần mỗi tuần để thấy chiều cao tăng lên rõ rệt.

9. Đậu Hà Lan
Loại rau này có chứa nhiều giá trị dinh dưỡng, giàu vitamin, chất xơ, protein, chất khoáng và lutein. Chế độ ăn uống hàng ngày nên kèm theo đậu Hà Lan vì nó sẽ kích thích tăng trưởng chiều cao.

10. Cải rổ

Cải rổ giàu dinh dưỡng, giàu vitamin C, vitamin K và chứa chất xơ có thể hòa tan được. Cải rổ có khả năng chống ung thư, giúp hoạt hóa các hoocmon tăng trưởng.

Một món ăn mới cực hấp dẫn, thanh mát, dễ ăn, dùng cho cả bốn mùa.
Cách làm gỏi dưa leo cũng khá đơn giản và không tốn nhiều công, nguyên liệu cũng dễ kiếm.
  • 2 trái dưa leo, bỏ hột, cắt mỏng chừng 3 phân. 
  • 1 chén tôm khô, ngâm nước cho nở, giã nhỏ. Cho chút dầu vô chảo nóng, bỏ tôm khô đã giã vô, đảo sơ qua cho tôm chín và hơi vàng, có mùi thơm.
  • Lá quế xắt chỉ.
  • Bánh phồng tôm chiên giòn để ráo dầu.
  • Hành phi thơm
  • Nước mắm pha gỏi: Tỏi và ớt đâm cho nát, cho vô chén, cho nước lã vào, pha thêm nước mắm, cho nước chanh, mật ong vô. Nêm nếm sao cho cay cay, chua chua, ngọt ngọt, mặn mặn vừa ăn là được.
  • Cho dưa leo, tôm khô, lá quế, hành phi đã chuẩn bị ở trên vào 1 tô sạch, cho nước mắm pha gỏi vô, trộn đều, nêm nếm cho hợp khẩu vị.
Món gỏi dưa leo cực thanh mát mà giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. 
Chúc bạn thành công và ngon miệng!
Theo GĐVN

Chỉ cần thêm một chút bột trà xanh vào bột làm bánh, là bánh sẽ có màu xanh mát mắt, vị trà xanh cũng giảm cảm giác ngấy khi ăn bánh dẻo nữa.

Bánh dẻo so với bánh nướng có vẻ "yếu thế" hơn bởi bánh dẻo truyền thống thường ngọt sắt, ăn một miếng là ngấy và thôi không muốn ăn nữa. Nhân bánh dẻo cũng không đa dạng như nhân bánh nướng vì bánh dẻo cần nhân mềm một chút thì dễ đóng bánh hơn. Tuy vậy với công thức bánh dẻo trà xanh sẽ giúp bạn thưởng thức được nhiều bánh dẻo hơn đấy. Chỉ cần thêm một chút bột trà xanh vào bột làm bánh, là bánh sẽ có màu xanh mát mắt, vị trà xanh cũng giảm cảm giác ngấy khi ăn bánh dẻo nữa.
Bánh dẻo trà xanh ăn hoài không chán

Nguyên liệu

+ 50g bột bánh dẻo
+ 60g đường trắng
+ 16g dầu đậu phộng hoặc dầu dừa
+ 60ml nước
+ 1 thìa bột trà xanh
+ 200g nhân sen nhuyễn

Cách làm

Bánh dẻo trà xanh ăn hoài không chán
- Cho đường vào bát, đổ nước vào, khuấy đều cho đường tan hết. Thêm dầu ăn và bột trà xanh vào trộn đều.
- Chia bột làm 3 phần, lần lượt cho vào bát hỗn hợp nước đường, dầu ăn và bột trà xanh. Mỗi lần cho vào lại trộn đều. Đến lần bột thứ 3, đổ từng thìa bột nhỏ vào, trộn đến khi bột dẻo mịn rồi mới  cho thìa tiếp theo vào.
- Chia bột thành những phần nhỏ, viên tròn lại. Nhân sen cũng viên thành những viên tròn nhỏ.
- Cán dẹt bột ra, cho nhân sen vào giữa, túm bột lại cho kín.
- Đặt bột vào khuôn bánh, ấn mạnh tay một chút cho các họa tiết khắc sâu vào.
- Bánh sau khi đóng khuôn cho vào hộp đậy kín, bảo quản ngăn mát tủ lạnh 1 tiếng trước khi ăn. Nếu để bánh qua ngày, bánh sẽ dẻo và ngon hơn. Chỉ nên ăn bánh trong khoảng 4 ngày, quá 4 ngày bánh sẽ cứng và không ngon như lúc đầu.
Bánh dẻo trà xanh ăn hoài không chán

Theo Emdep

Thưởng thức món heo áp chảo thơm ngon và hấp dẫn này sẽ khiến cả nhà thích thú.

Nguyên liệu:

- 250g thịt nạc vai heo

- Mật ong vừa đủ

Gia vị ướp thịt heo: ½ bát rau mùi băm nhỏ; 2-3 quả ớt; 30ml xì dầu; 45ml nước mắm; 30g đường; 15ml rượu nấu ăn

 Thịt heo áp chảo thơm nức mũi - 1
 Thịt heo áp chảo thơm nức mũi - 2
Cách làm:

Bước 1: Rau mùi băm nhỏ. Ớt thái nhỏ

 Thịt heo áp chảo thơm nức mũi - 3
 Thịt heo áp chảo thơm nức mũi - 4
Bước 2: Thịt heo rửa sạch, thấm khô rồi đem ướp với các gia vị ít nhất 2 tiếng hoặc qua đêm.

 Thịt heo áp chảo thơm nức mũi - 5
 Thịt heo áp chảo thơm nức mũi - 6
 Thịt heo áp chảo thơm nức mũi - 7
Bước 3: Sau khi ướp xong, cho thịt heo vào chảo nóng áp chảo cả hai mặt. Đậy vung lại, giảm lửa và chiên cho đến khi thịt chín hoàn toàn.

Cuối cùng, phết một lớp mật ong lên thịt. Cho thịt ra để nguội, thái lát mỏng vừa ăn!

 Thịt heo áp chảo thơm nức mũi - 8
 Thịt heo áp chảo thơm nức mũi - 9
 Thịt heo áp chảo thơm nức mũi - 10
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với thịt áp chảo!

Theo Eva


Sức Khỏe

[Suc-khoe][fbig1]

Làm Đẹp

[Lam-dep][fbig2]

Làm Mẹ

[Lam-me][column1]

Ẩm Thực

[Am-thuc][column2]

Khám Phá

[Kham-pha][hot]

Thời Trang

[Thoi-trang][gallery1]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.