tháng 12 2017

Mũi là bộ phận quan trọng trên cơ thể trẻ, nhưng không được cho bất kỳ dụng cụ nào vào bên trong kể cả tăm bông để vệ sinh.

Ngay từ khi sinh ra, các bộ phận của trẻ vẫn còn non nớt. Vì vậy, việc vệ sinh cần sự nhẹ nhàng, cẩn thận để không gây xây xát, tổn thương, nhưng phải đảm bảo sạch sẽ. Tuy nhiên, một số phụ huynh lại nghe theo các lời truyền tai, dùng dung dịch sát trùng không đúng cách gây ảnh hưởng tới trẻ.

Vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh

  • Rửa tay sạch sẽ trước khi vệ sinh mắt cho bé.
  • Dùng miếng bông nhúng vào nước sôi để nguội.
  • Lau từ góc trong tới góc ngoài theo chiều ngang (không lau bên trong mắt gây ảnh hưởng thị lực).
  • Để lau lại một lần nữa, bạn phải dùng miếng bông mới nhúng vào nước đun sôi để nguội.
  • Tiếp tục lặp lại động tác như vậy cho đến khi mắt của bé được lau sạch.


Sau khi đã vệ sinh xong một mắt, tiếp tục làm như vậy với mắt còn lại. Cha mẹ có thể làm sạch mắt cho bé theo cách trên từ 1-2 lần/ngày hoặc lúc cần thiết.

Trong khi thực hiện vệ sinh mắt phải nhẹ nhàng, không vội vàng, làm cẩn thận, để tránh xây xát da vùng mắt, không lau bên trong mắt.

Vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh có lỗ mũi hẹp, thường hắt hơi để tống các chất nhầy trong khoang mũi ra ngoài. Vì vậy, cách tốt nhất là không cho vật gì vào bên trong lỗ mũi của bé kể cả tăm bông, có thể làm hỏng lớp lót khoang mũi, là lớp màng nhầy chứa nhiều mạch máu.

Bạn có thể làm sạch mũi cho bé khi tắm bằng cách ngâm một miếng bông vào nước ấm sạch và lau nhẹ nhàng xung quanh lỗ mũi để làm sạch các chất nhầy.


Em bé cần được vệ sinh các bộ phận theo đúng cách và đảm bảo sự nhẹ nhàng. (Ảnh: Momjuncation).

Vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh

Phụ huynh có thể dùng miếng bông nhúng vào nước đun sôi để nguội lau phía sau tai và xung quanh vùng ngoài của mỗi tai. Bạn phải làm nhẹ nhàng, cẩn thận không để bông, nước vào bên trong tai có thể gây tổn thương.

Nhiều phụ huynh thường tự lấy ráy tai cho con vì sợ ảnh hưởng đến sức nghe. Tuy nhiên, đây là thói quen cần bỏ ngay. Nếu có ráy tai ở vùng tai ngoài, bạn có thể lau sạch bằng bông. Khi có ráy tai ở tai trong của bé, cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để xem xét và có cách lấy ra an toàn nhất.

Những lưu ý với cuống rốn của trẻ sơ sinh

Khi nằm trong bụng mẹ, trẻ sơ sinh nhận chất dinh dưỡng và oxy qua nhau thai. Nhau thai được nối với em bé bằng dây rốn ở bụng. Sau khi sinh, dây rốn được kẹp và cắt bớt đến sát với bụng trẻ. Việc này không gây đau cho trẻ, vì không có dây thần kinh nào ở phần dây rốn này.

Sau khi cắt, có một phần khoảng 3 cm còn lại gọi là cuống rốn. Đoạn cuống rốn này sẽ khô và tự rụng trong thời gian 7-21 ngày hoặc sớm hơn tùy theo từng trẻ.

Trong thời gian cuống rốn chưa rụng, cha mẹ cần giữ vệ sinh như sau để đảm bảo không nhiễm trùng:


  • Giữ vệ sinh, khô thoáng cho cuống rốn.
  • Khi mặc tã (bỉm) cho trẻ, tránh xa phần cuống rốn, giúp khu vực này không tiếp xúc với nước tiểu, phân.
  • Khi tắm cho trẻ, cha mẹ dùng miếng bọt biển, không tắm cho trẻ bằng chậu hay tắm bằng bồn. Bạn nên tắm cho trẻ theo từng phần trên và dưới, tránh để ướt phần cuống rốn.
  • Mặc áo rộng rãi, thoải mái để tránh cọ xát cuống rốn.
  • Trước khi thay tã hay vệ sinh cuống rốn phải rửa tay sạch sẽ.
  • Không dùng tay hay bất cứ dụng cụ gì để lấy cuống rốn ra. Khi thấy cuống rốn gần rụng, bạn cũng không được lấy cuống rốn bằng tay, hãy để nó rụng tự nhiên.


Cách vệ sinh cuống rốn cho trẻ

Cha mẹ có thể dùng miếng bông ngâm trong nước đun sôi để nguội để lau nhẹ nhàng trên cuống rốn. Bạn có thể lau nhiều lần cho đến khi chân rốn được làm sạch hoàn toàn. Tuy nhiên, phụ huynh lưu ý phải dùng miếng bông mới cho mỗi lần lau. Sau khi lau cuống rốn bằng bông phải đảm bảo khô, thoáng, không để ướt. Phụ huynh không dùng bất cứ loại dầu, bột, cao dán, thuốc mỡ nào để bôi lên cuống rốn.

Hiện, một số người vẫn áp dụng cách vệ sinh rốn bằng cồn. Tuy nhiên, cồn có thể gây kích ứng da. Vì vậy, việc vệ sinh cuống rốn như thế nào cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi đưa trẻ về nhà.

Khi cuống rốn rụng, bạn có thể thấy vài giọt máu trên tã, nhưng không nên lo lắng. Sau khi cuống rốn đã rụng, cha mẹ vẫn tiếp tục vệ sinh bằng bông tẩm nước sạch đun sôi để nguội. Vết thương ở cuống rốn đã rụng sẽ lành sau 2-3 ngày.

Nếu có các dấu hiệu sau có thể cảnh báo nhiễm trùng cuống rốn và cần gọi bác sĩ:

  • Em bé khóc khi bạn chạm vào cuống rốn hoặc vùng da xung quanh.
  • Da quanh cuống rốn có màu đỏ
  • Cuống rốn có mùi hôi hoặc có chất vàng rỉ ra
  • Máu ở cuống rốn chảy nhiều.
  • Trẻ bị sốt, quấy khóc.

Thời thơ ấu, cơ thể nữ cần được cung cấp đầy đủ đạm, canxi, vitamin D; tuổi thanh xuân nên bổ sung thêm folate và vitamin nhóm B.

Theo bác sĩ Trần Thị Minh Nguyệt, cơ thể phụ nữ trải qua nhiều giai đoạn chuyển hóa khác nhau nên có nhu cầu khác nhau về chất dinh dưỡng. Nếu biết cách cung cấp các chất đầy đủ, cân đối và hợp lý ở từng giai đoạn tuổi tác, cơ thể bạn sẽ luôn khỏe mạnh và trẻ trung hơn so với tuổi thật.

Thời thơ ấu

Các bé gái nếu có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý từ nhỏ sẽ có quá trình phát triển cơ thể tối ưu. Giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì được cung cấp đủ đạm, canxi, vitamin D thì trẻ sẽ đạt chiều cao tối ưu lúc trưởng thành. Lớn lên, các em trở thành một thiếu nữ có thân hình cân đối và khỏe mạnh.

Do vậy bác sĩ khuyên phụ huynh nên chú ý cho trẻ tắm nắng đủ mỗi ngày và tăng cường các thức ăn giàu canxi, đặc biệt là sữa trong từng khẩu phần.


Ảnh: Womnenshealth.

Tuổi thanh xuân

Từ giai đoạn dậy thì, cơ thể bắt đầu có những thay đổi rõ rệt để đạt tới mức trưởng thành tối đa. Sau khi dậy thì, chiều cao đã ngưng phát triển nhưng khối lượng xương vẫn tiếp tục tăng để đạt đỉnh cao nhất trong độ tuổi từ 25 đến 35. Do đó cần ăn đủ canxi, sắt và đạm từ thịt, cá, trứng, sữa và các chế phẩm của sữa, tôm, cua, đậu đỗ… trong khẩu phần hàng ngày.

Từ 20 đến 35 tuổi cũng là giai đoạn sinh sản lý tưởng của phụ nữ, cơ thể rất cần canxi, folate và vitamin nhóm B. Canxi giúp củng cố khung xương vững chắc, nếu được cung cấp đầy đủ sẽ giúp mật độ xương đạt tối đa và phòng ngừa loãng xương sau này. Folate rất cần thiết cho quá trình phân chia tế bào và sự phát triển hệ thần kinh trung ương của thai nhi. Cần bổ sung folate bằng cách tăng cường rau có màu xanh đậm như mồng tơi, cải xanh… trong bữa ăn. Bên cạnh đó bổ sung sữa giàu sắt và axit folic, nhất là trong thời kỳ mang thai và cho con bú.

Giai đoạn mãn kinh

Trước tuổi mãn kinh, buồng trứng hoạt động theo chu kỳ hàng tháng và chế tiết ra các nang noãn, đồng thời phóng thích các hormone như estrogen và progesteron đi vào máu làm cơ sở cho sự thụ thai. Ðến tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh, những thay đổi nội tiết diễn ra rất sâu sắc, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người phụ nữ. Khi đó chị em dễ bị suy giảm lượng estrogen trong máu, nhất là estradiol. Ngoài ra các kích dục tố do tuyến yên tiết ra sẽ gia tăng khi không còn sự kiềm chế của hoạt động buồng trứng.

Hậu quả của quá trình trên dễ khiến phụ nữ mắc một số bệnh như loãng xương, mạch vành, huyết áp, ung thư, thừa cân béo phì, nám da do rối loạn sắc tố… Trong 10 đến 15 năm đầu của thời kỳ mãn kinh, sự rắn chắc của xương không còn như trước. Mật độ xương sau giai đoạn mãn kinh phụ thuộc vào mật độ xương đạt được lúc trưởng thành và tốc độ mất xương lứa tuổi này. Đây là lúc cần cung cấp lượng canxi dồi dào giúp xương chắc khỏe. Canxi có nhiều trong các loại tôm, cua, sữa, đậu đỗ, rau màu xanh đậm…

Do ảnh hưởng của quá trình lão hóa, phụ nữ khi bước sang độ tuổi 40 các nếp nhăn ngày càng hiện rõ, tóc thưa, yếu dần và đổi màu. Do đó, cần chế độ ăn tăng cường thực phẩm chống ôxy hóa và giàu vitamin A, E, B, C, kẽm, chất đạm có trong rau quả, thịt cá, trứng sữa, ngũ cốc và uống nhiều nước. Chế độ ăn này giúp cơ thể giữ nét tươi trẻ đồng thời ngăn ngừa nhiều căn bệnh thường xảy ra ở nữ giới tuổi này như ung thư cổ tử cung, ung thư vú...

Theo các nhà khoa học Mỹ, các cặp vợ chồng nên thụ thai vào tháng 12 và tránh bầu vào tháng 6 để con sinh ra khỏe mạnh, thông minh.

Theo Times of India, dựa vào thông tin của 27.000 phụ nữ mang bầu từ năm 2004 đến 2009, các nhà khoa học thuộc Đại học Indiana (Mỹ) phát hiện người có thai vào tháng 12 nhiều khả năng sinh ra con khỏe mạnh hơn hẳn phụ nữ thụ thai vào thời điểm khác. Tháng được cho không phù hợp nhất để có con là tháng 6. 


Ảnh: beautydiaries.com.

Theo kết quả của nghiên cứu, bào thai được hình thành vào tháng 12 có khả năng ra đời an toàn nhất, nhiều hơn 200 ca so với các tháng mùa hè. Tiến sĩ Paul Winchester thuộc nhóm tác giả nói: "Có nhiều yếu tố về mùa ảnh hưởng đến thai nhi. Valentine 14/2 là một trong những ngày không thích hợp để thụ thai trong khi thời gian xung quanh Giáng sinh lại rất thuận lợi".

Tiến sĩ nhận định tháng 6 bị coi là "tháng độc hại" bởi phụ nữ da trắng mang bầu vào thời điểm này có tỷ lệ tử vong cao, cùng với đó là rất nhiều trường hợp trẻ sinh non hoặc mắc dị tật bẩm sinh.

Tại cuộc họp hàng năm của Tổ chức Y học Sinh sản Mỹ, các nhà khoa học cho rằng hàm lượng thuốc trừ sâu đạt mức cao nhất vào tháng 6 có thể là nguyên nhân khiến cơ thể thai phụ và thai nhi không khỏe. Thêm vào đó, mức độ ô nhiễm không khí cũng thay đổi theo thời gian và thường tăng lên vào mùa nóng. Ngược lại nếu mẹ có thai vào tháng 12 và sinh con khoảng cuối hè đầu thu, các bé sẽ cứng cáp hơn nhờ có ánh nắng và vitamin D.

Theo VNE

Thời gian bầu bí khiến bạn mệt mỏi rã rời và tất cả những gì bạn muốn là một giấc ngủ yên tĩnh. Dưới đây là một vài bí quyết giúp mẹ bầu ngủ đúng cách khi mang thai để đảm bảo an toàn cho bé.

C:\Users\Tuan\Downloads\phu nu\0b418c6f3a01b64494d0541ab7711224.jpg

1. Những đặc điểm của phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai khi ngủ

-    Đối với phụ nữ đang mang thai từ 6 –12 tuần: Trong thời gian này, cơ thể phụ nữ có rất nhiều biểu hiện khác nhau: Buồn nôn, cơ thể mệt mỏi… Những triệu chứng này khiến cho người phụ nữ luôn thèm ngủ nên trong thời gian này họ ngủ nhiều hơn. Trạng thái giấc ngủ này kéo dài không lâu, chỉ khoảng 12 tuần rồi lại thay đổi.

-   Đối với phụ nữ đang mang thai khoảng 13 – 14 tuần: Lúc này trạng thái giấc ngủ dao động nhanh sẽ dài hơn, giấc ngủ dao động chậm thì được rút ngắn nên thường sẽ không sâu giấc.

2.Tư thế ngủ thích hợp cho những phụ nữ đang mang thai

-   Khi mang thai nên nằm nghiêng khi ngủ: Đối với những phụ nữ đang mang thai đặc biệt là trong giai đoạn cuối của thời kỳ mang thai, khi ngủ nên giữ tư thế nằm nghiêng. Bởi nằm nghiêng sẽ đem lại nhiều điều tốt:
    
+ Bảo đảm cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bào thai.

      
+ Nằm nghiêng sẽ tránh huyết áp quá cao khi mang thai: Phụ nữ khi mang thai rất dễ bị tăng huyết áp. 


-  Trong khi mang thai tuyệt đối không nên nằm ngửa: Trong khi mang thai nếu nằm ngửa để ngủ sẽ không tốt cho sự phát triển của bào thai và sức khỏe của người mẹ.
     
+ Nằm ngửa không tốt cho sự phát triển của bào thai: Nếu mang thai mà nằm ngửa khi ngủ tử cung sẽ gây ra áp lực cho động mạch phần bụng bị phình ra, làm huyết quản bị gấp khúc, ảnh hưởng đến sự cung cấp máu của cơ thể cho bào thai.
   
+ Nằm ngửa khiến cho huyết áp của cơ thể quá cao hoặc quá thấp: Khi ngủ nằm ngửa, tử cung gây ra áp lực rất lớn cho động mạch tĩnh, làm cho máu không được cung cấp đầy đủ cho tim, dẫn đến hạ huyết áp. Khi huyết áp tiếp tục giảm, làm cho các khoáng chất sinh ra trong thận càng nhiều, huyết áp lại tiếp tục tăng, đến một lúc nào đó huyết áp sẽ lại trở nên quá cao, rất có hại cho sức khỏe.
    
+ Nằm ngửa còn có thể gây ra một số bệnh khác: Khi nằm ngửa, tử cung gây ra áp lực rất lớn đối với động mạch tĩnh của khoang dưới, làm cho máu không được tuần hoàn một cách bình thường. Như vậy rất dễ làm cho chân bị phù hoặc có thể gây ra bệnh trĩ.

3. Chăm sóc giấc ngủ cho những phụ nữ đang mang thai

-  Những thay đổi trong giấc ngủ của người phụ nữ đang mang thai: Khi mang thai, người phụ nữ sẽ cảm thấy buồn nôn, toàn cơ thể mệt mỏi; giấc ngủ sẽ kéo dài và thường rất khó ngủ.

-  Những nguyên nhân làm cho phụ nữ dễ mất ngủ khi đang mang thai:

    + Khi mang thai, huyết áp sẽ rất cao: Rất nhiều người mang thai khi ngủ thường có tư thế không đúng như nằm ngửa. Vì vậy làm cho huyết áp tăng, cảm thấy nhức đầu, buồn nôn, thị lực giảm, chân phù… Những triệu chứng này rất dễ khiến cho cơ thể bị mất ngủ.

   + Tử cung tăng: Khi bào thai ngày càng phát triển thì trọng lượng và thể tích của tử cung ngày càng tăng theo cơ thể sẽ trở nên rất nặng nề, do vậy sẽ rất khó khăn trong việc đi lại. 

   + Cơ thể thiếu canxi: Người phụ nữ khi mang thai nếu bị thiếu canxi sẽ khiến cho vùng ngực bị sưng phồng, vùng ngực sẽ rất đau đặc biệt là xương sườn. Vì vậy người mang thai dễ bị mất ngủ.

-  Những điều cần lưu ý khi chăm sóc giấc ngủ cho phụ nữ mang thai:

   + Uốn nắn tư thế ngủ: Nằm nghiêng là tư thế ngủ phù hợp nhất cho những người mang thai đặc biệt là trong giai đoạn cuối của thời kỳ mang thai. 

   + Khai thông tinh thần: Một số phụ nữ mang thai không hề gặp phải các vấn đề về sinh lý mà là các vấn đề về tinh thần như quá căng thẳng, lo lắng, bất an… Khi đó cần phải khắc phục vấn đề về tâm lí, làm giải tỏa tâm trạng không tốt cho người mẹ, giúp họ luôn vui vẻ, thoải mái.

   + Môi trường ngủ: tạo một môi trường ngủ thích hợp cho những người mang thai. Phòng ngủ cần phải sạch sẽ, gọn gàng, không khí trong lành, ánh sáng dịu vừa phải, nhiệt độ, độ ẩm vừa phải, đồng thời không được quá ầm ĩ, ồn ào…

   + Chữa trị bệnh bằng thuốc: Nếu người mang thai bị ốm cần phải đến bệnh viện khám xét để được kê đơn thuốc uống. Tuyệt đối không được uống thuốc tùy tiện mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Đừng nản nếu thấy con hay trằn trọc lúc ngủ hoặc luôn tay chân khi thức bởi đó có thể là dấu hiệu bé sẽ là người tài.

Có trí nhớ tốt

Con bạn hẳn có sức cạnh tranh lớn khi trưởng thành nếu bé biểu lộ khả năng ghi nhớ vượt trội. Theo các chuyên gia thuộc New Kid Center, nếu em bé còn ẵm ngửa có thể nhớ các sự việc đã trải qua như món đồ chơi được giấu ở đâu hay nhanh chóng nhận ra các gương mặt, nơi chốn từng gặp, điều đó cho thấy trẻ có thể là thiên tài. Thực tế, có trí nhớ tốt được coi là một kỹ năng hữu ích ở bất cứ lứa tuổi nào.


Ảnh minh họa: Oak Crest Academy.

Nhìn chăm chú

Tiến sĩ Deborah L. Ruf, một nhà tư vấn giáo dục, nói với The Huffington Post rằng những đứa trẻ sáng láng bắt đầu nhìn ngắm và thể hiện sự chú ý từ rất sớm. Nhưng làm sao để bạn nhận biết được đâu là cái nhìn tập trung, đâu chỉ là nhìn chằm chằm không rõ mục đích? "Trẻ tiếp thu rất nhiều từ môi trường của mình và người lớn thường sẽ ngạc nhiên khi trẻ thể hiện những điều bé biết", chuyên gia gợi ý.

Trẻ biết liên hệ các thông tin với nhau

Nếu thấy một người bước vào ôtô thì bạn thường cho rằng họ đang đi đâu đó. Đây là một phán đoán rất đơn giản với người lớn nhưng lại là việc không đơn giản với trẻ nhỏ. Vì thế, theo các chuyên gia, khả năng đưa ra sự liên kết và dự đoán hành động là một dấu hiệu cho thấy chỉ số thông minh cao ở trẻ. Chẳng hạn, một em bé thông minh có thể nhận biết khi nào mẹ đi vào bếp thì trở ra sẽ mang theo đồ ăn. 

Trẻ có thể dễ dàng hòa nhập với nhóm lớn tuổi hơn

Nếu con bạn có khuynh hướng thích chơi và dễ hòa đồng với các trẻ lớn hơn hay thậm chí người trưởng thành, đó là dấu hiệu cho thấy bé là thiên tài. Những đứa trẻ tài năng không chỉ cảm thấy thoải mái khi ở bên một đám đông lớn hơn mình mà còn học hỏi từ những người đó. 

Từ nhỏ trẻ đã biết cách bắt chuyện và duy trì cuộc hội thoại

Kỹ năng ngôn ngữ thực sự đóng vai trò quan trọng trong việc nhận diện sự thông minh ở trẻ. Theo Davidson Institute, một tổ chức giáo dục dành cho trẻ vượt trội thì: "Biết sử dụng ngôn ngữ sớm và hiệu quả là biểu hiện của trẻ thiên tài".

Trẻ ngủ không ngon

Dù bạn có con mới sinh hay trẻ tuổi đi học, việc con ngủ không ngon giấc có thể gây phiền cho cả gia đình. Nhưng thực sự đây có thể lại là điều bạn nên mừng. Các chuyên gia giáo dục cho rằng trẻ thiên tài thường khó ngủ bởi não trẻ được kích thích quá mức.

Trẻ có cá tính táo bạo

Là một người hướng nội, ít giao tiếp không hẳn là điều xấu nhưng nếu con bạn hoạt bát từ nhỏ thì có thể bé rất thông minh. Theo các nhà giáo dục, phát triển khiếu hài hước và các kỹ năng xã hội là dấu hiệu của trẻ thiên tài. 

Trẻ có nhiều cảm xúc

Một trái tim bao dung có liên quan tới bộ não nhạy bén. Tiến sĩ David Palmer, một nhà tâm lý giáo dục nói với Psychology Today rằng: "Trẻ thiên tài thường giàu tình cảm, nhạy cảm hơn với những cảm xúc của người khác và thể hiện khả năng thấu cảm tốt".


Ảnh minh họa: Da Vinci Center.

Không chịu ngồi yên

Nếu con bạn hoạt động liên tục và lắc lư từ lúc lọt lòng, chúng có thể là thiên tài. Tiến sĩ Hillary Hettinger Steiner và tiến sĩ Martha Carr nói với Very Well rằng nhu cầu kích thích tinh thần và thể chất là dấu hiệu trẻ thông minh. Vì thế, nếu em bé dưới một tuổi của bạn liên tục muốn được đổi tư thế nằm, ngồi... hay trẻ tuổi lớn hơn dễ thấy chán, con có thể rất thông minh.

Trẻ có các sở thích đặc biệt

Con bạn tập trung đặc biệt vào một môn cụ thể hay thích học một lĩnh vực đặc biệt nào đó? Theo Baby Center, trẻ tuổi mầm non có thể hứa hẹn sẽ trở thành thiên tài nếu bé có một tài năng nổi trội như nghệ thuật hay say mê với các con số.

Trẻ say mê sách

Theo New York Parenting, trẻ thiên tài thường thể hiện sự thích thú đặc biệt với việc đọc trước khi đến trường và háo hức được đọc dù chỉ đọc để giải trí.

Không chỉ các em nhỏ cần tiêm vắc xin phòng ngừa một số bệnh nghiêm trọng, là người lớn, bạn cũng nên tiêm ngừa những loại vắc xin sau nhé!

1. Vắc xin ngừa cúm

Ai cần tiêm nó?

Bạn nên tiêm phòng chủng ngừa này nếu bạn đang ở độ tuổi 50 hoặc độ tuổi lớn hơn. Hay như bạn có một bệnh mãn tính hoặc một hệ thống miễn dịch yếu. Bạn làm việc trong môi chăm sóc sức khỏe.

Bạn sống ở một cơ sở chăm sóc sức khỏe; bạn đang sống hoặc chăm sóc cho bất cứ người có nguy cơ biến chứng cao; bạn cũng nên tiêm phòng ngừa cho trẻ 5 tuổi hoặc trẻ nhỏ hơn; hoặc bất kỳ độ tuổi nào chỉ vì muốn giảm nguy cơ mắc bệnh cúm. 

Thuốc chủng ngừa cúm cũng được đề nghị tiêm cho phụ nữ mang thai nếu bạn chưa được chích ngừa cúm.






Khi nào nên thực hiện tiêm ngừa?

Bạn nên được tiêm ngừa một chủng liều thuốc ngừa cúm hàng năm và lý tưởng nhất là nên tiêm phòng ngừa vào tháng 10 -11.

Những đối tượng không nên tiêm ngừa?

Thuốc chủng ngừa cúm không nên được tiêm ngừa nếu bạn bị dị ứng với trứng, nếu bạn đã có một phản ứng dị ứng với thuốc chủng ngừa cúm trước đó hoặc bạn đang bị bệnh. 

2. Vắc xin viêm phổi

Ai cần tiêm nó?

Bạn nên tiêm ngừa vắc xin viêm phổi nếu bạn đang ở độ tuổi 65 trở lên; bạn có một bệnh mãn tính hoặc một hệ thống miễn dịch yếu; hoặc lá lách của bạn đã bị cắt.

Khi nào nên thực hiện tiêm ngừa?

Bạn nên nhận được một liều thuốc chủng ngừa bệnh viêm phổi tại bất kỳ thời điểm nào. Bạn có thể cần tiêm một liều thứ hai nếu bạn 65 tuổi hoặc lớn tuổi hơn và đã được tiêm liều đầu tiên trước khi 65 tuổi; 



Bạn có hệ thống miễn dịch yếu hoặc bệnh thận; bạn đã cấy ghép tủy xương hoặc lá lách đã bị cắt.

Những đối tượng không nên tiêm ngừa?

 Không nên tiêm ngừa chủng ngừa viêm phổi nếu bạn đã có một phản ứng dị ứng với thuốc chủng ngừa viêm phổi trước đó hoặc bạn đang bị bệnh.

3. Vắc xin uốn ván, bạch hầu và ho gà

Ai cần tiêm nó? 

Bạn nên tiêm phòng vắc-xin uốn ván, bạch hầu và ho gà kết hợp nếu bạn đang trong độ tuổi từ 19-64. Hoặc bạn đã tiêm chủng ngừa uốn ván mũi cuối cùng đã hơn 10 năm trước đây.

Bạn có một vết thương dễ bị viêm nhiễm và vắc-xin uốn ván bạn đã tiêm cách đây 5 năm trở lên. 



Khi nào nên thực hiện tiêm ngừa?

Nhận một liều vắc xin này nếu bạn không bao biết bạn đã bao giờ có thuốc chủng ngừa bệnh này hay chưa. Tiêm nhắc lại một liều thứ hai 4 tuần sau liều đầu tiên. 

Nhắc lại một liều thứ ba 6- 12 tháng sau liều thứ hai. Nếu bạn đang độ tuổi 19-64 và chưa nhận được một liều vắc xin nào thì có thể tiêm ngừa bất cứ lúc nào nhé.

Những đối tượng không nên tiêm ngừa?

Thuốc chủng ngừa vắc-xin uốn ván, bạch hầu và ho gà kết hợp không nên tiêm nếu bạn đã có một phản ứng dị ứng với một liều vắc xin cuốn ván, ho gà hoặc bạch hầu nhé. Bạn đang mang thai, bạn đã bị hôn mê hoặc co giật trong vòng 7 ngày khi dùng thuốc chủng ngừa bệnh ho gà trước đó, hoặc bạn đang bị bệnh.  

Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn có bệnh động kinh hoặc bạn đã có hội chứng Guillain-Barre.

4. Viêm màng não

Ai cần tiêm nó?

Bạn nên tiêm vắc-xin viêm màng não nếu bạn có một đứa trẻ hoặc thanh thiếu niên hoặc bạn đang sống trong ký túc xá. Bạn đi du lịch hoặc làm việc trong môi trường nơi mà bệnh viêm màng não phổ biến, hoặc lá lách của bạn đã bị cắt. 



Thuốc chủng này cũng có thể được khuyến khích nếu bạn có nguy cơ cao hoặc phát sinh ổ dịch xảy ra trong cộng đồng.

Khi nào nên thực hiện tiêm ngừa?

Bạn nên tiêm một liều thuốc chủng ngừa viêm màng não bất cứ lúc nào.

Những đối tượng không nên tiêm ngừa?

Thuốc chủng ngừa viêm màng não không được khuyến cáo nếu bạn đang bị bệnh. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn đã có hội chứng Guillain-Barre.

5. Bệnh thủy đậu 

Ai cần tiêm nó? 

Bạn nên tiêm phòng chủng ngừa thủy đậu nếu bạn chưa bao giờ bị bệnh thủy đậu (đặc biệt là nếu bạn sống với một người có hệ thống miễn dịch yếu). 

Hay như bạn không chắc chắn cho dù bạn đã bị bệnh thủy đậu hoặc bạn đang xem xét việc mang thai và không biết bạn đang miễn dịch với bệnh thủy đậu hay không.

Khi nào nên thực hiện tiêm ngừa?

Nên tiến hành nhận được một liều thuốc chủng ngừa bệnh thủy đậu bất cứ lúc nào. Và lưu ý sau khi tiêm mũi đầu tiên, bạn hãy tiêm nhắc lại mũi thứ hai 4-8 tuần sau liều đầu tiên.

Những đối tượng không nên tiêm ngừa?

Thuốc chủng ngừa thủy đậu không nên tiêm ngừa nếu bạn có một hệ thống miễn dịch yếu, bạn đang mang thai, hoặc bạn có thể có thai trong vòng 4 tuần.

6. Bệnh sởi, quai bị và rubella

Ai cần tiêm nó?

Bạn nên tiêm phòng bệnh sởi- quai bị- rubella kết hợp (MMR) nếu bạn được sinh ra trong hoặc sau năm 1957 và chưa bao giờ được tiêm phòng một chủng ngừa MMR.



Khi nào nên thực hiện tiêm ngừa?

Bạn có thể tiêm phòng một liều vắc-xin MMR bất kỳ lúc nào. Tiêm nhắc lại một liều thứ hai 4 tuần sau liều đầu tiên nếu mới đây bạn tiếp xúc với bệnh sởi hay phát sinh ổ dịch xảy ra trong cộng đồng của bạn.

Bạn là một nhân viên y tế, bạn đã được chích ngừa với thuốc chủng ngừa bệnh sởi. Bạn đi du lịch thường xuyên, bạn đang là một sinh viên đại học, hoặc bạn đã có một xét nghiệm máu cho thấy không bị rubella miễn dịch.

Những đối tượng không nên tiêm ngừa?

Thuốc chủng ngừa MMR không được khuyến cáo nếu bạn được sinh ra trước năm 1957, bạn có hệ thống miễn dịch yếu, bạn đang mang thai, hoặc bạn có thể có thai trong vòng bốn tuần sau khi tiêm chủng ngừa.

7. Bệnh HPV

Ai cần tiêm nó?

Bạn nên tiêm chủng ngừa HPV (ung thư cổ tử cung) nếu bạn là một người phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 26 hoặc trẻ hơn. Hoặc khi còn vị thành niên, bạn chưa được tiêm ngừa. 

Nếu bạn là nam giới, bạn cũng nên xem xét việc tiêm chủng ngừa HPV nhất là những người đàn ông độ tuổi 26 hoặc trẻ hơn. Đối với nam giới, vắc-xin HPV sẽ giúp ngăn ngừa mụn cóc sinh dục.

Khi nào nên thực hiện tiêm ngừa?

Nên nhận được một liều thuốc chủng ngừa HPV bất kỳ lúc nào. Nhắc lại một liều thứ hai 2 tháng sau liều đầu tiên, và liều thứ ba 6 tháng sau liều đầu tiên.




Những đối tượng không nên tiêm ngừa?

Bạn không nên tiêm phòng chủng ngừa này nếu bạn bị dị ứng với nấm men; bạn đã có một phản ứng dị ứng với một liều vắc-xin, bạn đang mang thai hoặc đang bị bệnh.

8. Viêm gan A

Ai cần tiêm nó?

Bạn nên tiêm thuốc chủng ngừa viêm gan A nếu bạn muốn bảo vệ mình khỏi bệnh viêm gan A, bạn có một rối loạn đông máu, yếu tố hoặc bệnh gan mãn tính.

Bạn là một người đàn ông có quan hệ tình dục với người đàn ông khác, bạn chích ma túy bất hợp pháp hoặc có quan hệ tình dục với một người nào đó.

Bạn là một nhân viên y tế chăm sóc những người có thể được tiếp xúc với virus trong phòng thí nghiệm, hoặc bạn đi du lịch hoặc làm việc trong môi trường mà nhiều người nhiễm bệnh viêm gan A.


Khi nào nên thực hiện tiêm ngừa?

Nên nhận được một liều vắc xin viêm gan A bất cứ lúc nào. Nhắc lại một liều thứ hai từ 6- 18 tháng sau liều đầu tiên.

Những đối tượng không nên tiêm ngừa?

Thuốc chủng ngừa viêm gan A không được khuyến cáo nếu bạn đã có một phản ứng dị ứng với một liều thuốc chủng ngừa hoặc bạn đang bị bệnh.

9. Bệnh viêm gan B

Ai cần tiêm nó

Bạn nên tiêm thuốc chủng ngừa viêm gan B nếu bạn đang sinh hoạt tình dục không chung thủy. Bạn là một người đàn ông có quan hệ tình dục với người đàn ông khác, bạn có quan hệ tình dục với một người bị nhiễm viêm gan B, bạn chích ma túy bất hợp pháp.

Bạn đang nhận chạy thận nhân tạo, là một người chăm sóc sức khỏe hoặc an toàn công cộng, hoặc bạn sống với người bị nhiễm viêm gan B mãn tính.




Khi nào nên thực hiện tiêm ngừa?

Nên nhận được một liều vắc-xin viêm gan B bất lúc nào. Nhắc lại một liều thứ hai 1 tháng sau liều đầu tiên. Nhắc lại một liều thứ ba ít nhất 2 tháng sau liều thứ hai và ít nhất 4 tháng sau liều đầu tiên.

Những đối tượng không nên tiêm ngừa?

Thuốc chủng ngừa viêm gan B không nên tiêm ngừa nếu bạn bị dị ứng với nấm men, bạn đã có một phản ứng dị ứng với một liều thuốc chủng ngừa hoặc bạn đang bị bệnh.

10. Bệnh zona

Ai cần tiêm nó?

Bạn nên tiêm phòng chủng ngừa bệnh zona nếu bạn lớn hơn tuổi 60.

Khi nào nên thực hiện tiêm ngừa?

Nên tiêm một liều thuốc chủng ngừa bệnh zona bất kỳ lúc nào.

Những đối tượng không nên tiêm ngừa?

Thuốc chủng ngừa bệnh zona không nên tiêm nếu bạn đang mang thai, bạn đang bị bệnh, bạn đã có một phản ứng dị ứng với gelatin, kháng sinh hoặc một thành phần nào khác của thuốc chủng ngừa bệnh zona.

Bạn có hệ thống miễn dịch yếu do nhiễm HIV/AIDS, bạn đang điều trị bằng các phương pháp như bức xạ, steroid hoặc hóa trị liệu. Bạn bị ung thư bạch huyết, hoặc có bệnh lao mà không được điều trị.

Tiểu đường là vấn đề lớn đối với phụ nữ đang mang thai. Những lưu ý sau đây sẽ giúp các mẹ có thể kiểm soát tình trạng bệnh và luôn khỏe mạnh.

Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở phụ nữ đang mang bầu. Bệnh chỉ xuất hiện, tồn tại trong thời gian này và tự khỏi sau khi sinh. Nếu trong vòng 6 tuần sau khi sinh, người mẹ chưa khỏi thì bệnh thuộc thể tiểu đường loại 1, loại 2 và cần được điều trị.

Để phòng ngừa và phát hiện kịp thời bệnh đái tháo đường thai kỳ, phụ nữ có thai cần chú ý các điều sau:

1. Kiểm soát lượng đường trong máu

Nếu bạn dự định mang thai, hãy thay đổi các thói quen xấu như ăn nhiều đồ ngọt, hút thuốc lá, giảm cân và cần bổ sung vitamin cho cơ thể ngay từ khi bào thai hình thành. Đồng thời, trong thai kỳ, bạn nên kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên để phát hiện kịp thời bệnh tiểu đường. Bởi vấn đề này khiến người mẹ đối mặt với nguy cơ mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) và nhiều biến chứng nguy hiểm như sinh non, thai nhi khó thở...

Nếu đã mắc bệnh, thai phụ cần kiểm tra lượng đường trong máu theo thời gian biểu hàng ngày, thậm chí hàng giờ (trước và sau mỗi bữa ăn...), để kiểm soát lượng thức ăn, can thiệp kịp thời khi sự cố xảy ra.




2. Thường xuyên gặp bác sĩ để kiểm tra

Phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường nên đi khám thai định kỳ thường xuyên hơn. Bác sĩ sẽ theo dõi thai nhi và tình trạng nội tiết tố của bạn để có thể can thiệp kịp thời nếu sự cố xảy ra.

3. Luôn dự trữ thức ăn

Các chuyên gia khuyên phụ nữ mắc bệnh tiểu đường trong thời kỳ thai nghén nên có chế độ ăn thích hợp để đảm bảo sức khỏe. Ngay sau khi thức dậy, bạn nên ăn nhẹ để hạn chế buồn nôn do ốm nghén.

Khi nồng độ insulin trong máu quá cao hoặc lượng thức ăn nạp vào không phù hợp với nhu cầu cơ thể, phụ nữ có thai có thể bị hạ đường huyết. Vì vậy, bạn cần chuẩn bị sẵn thức ăn để đối phó với hiện tượng này như bánh kẹo, nước trái cây, sữa...

4. Dừng uống thuốc

Các chuyên gia sản khoa khuyên phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường loại 2 nên hạn chế uống thuốc (qua đường miệng). Phương pháp điều trị này có thể ảnh hưởng tới thai nhi.

Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng. Phụ nữ mang thai nên khám định kỳ đúng hạn và kiểm soát chế độ sinh hoạt để kịp thời phát hiện các triệu chứng. Nếu mắc bệnh, bạn nên tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ để điều trị ổn định và đảm bảo sức khỏe cho mẹ và con.

Mang thai và sinh con là một sự kiện vô cùng hạnh phúc đối với người phụ nữ. Tuy nhiên để có được niềm hạnh phúc này nhiều phụ nữ đã trải qua 3 tháng nghén vô cùng khó khăn đăc biệt là các phụ nữ mang thai lần đầu. Vậy làm thế nào để các bà mẹ bớt khó chịu trong giai đoạn này mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho thai nhi?

Ăn theo sở thích

Thường thì gia đình sẽ chọn những đồ ăn tốt cho bà bầu để giúp tăng cường dinh dưỡng cho mẹ và bé. Tuy nhiên, giai đoạn này thai nhi chưa cần nhiều dưỡng chất vì vậy để người mẹ không cảm thấy áp lực mỗi khi đến bữa ăn thì nên chọn những món ăn theo sở thích người mẹ thay vì những món ăn dành cho bà bầu


Ăn làm nhiều bữa và giữ cho dạ dạy không trống

Việc dạ dạy trống trơn co bóp làm lượng axit tăng cao có thể khiến mẹ bầu buồn nôn, nôn khan. Mẹ bầu không nên ăn quá no một lúc mà nên chia nhỏ các bữa ăn ra dạ dày quá no có thể dễ bị kích thích. Nên mang theo những đồ ăn nhẹ khi ra ngoài. Gia đình nên chuẩn bị sẵn những món ngon dành cho bà bầu để mẹ bầu có thể ăn bất cứ khi nào đói. Bổ sung nước trái cây, sữa trong khẩu phần ăn hằng ngày. Vì người mẹ cần bổ sung nước sau khi bị mất nước do nôn.

Mẹ bầu vẫn có thể luyện tập các bài tập nhẹ nhàng dành cho bà bầu như đi bộ, tập yoga…điều này không chỉ giúp cơ thể ăn uống tốt hơn mà còn giúp tinh thần thoải mái, thư giãn ngủ ngon hơn và rất tốt cho sự phát triển của em bé.

Dưới đây là những đồ ăn tốt cho bà bầu nhằm hạn chế nghén:

1. Gừng tươi

Gừng giúp làm giảm co thắt dạ dày và tăng hoạt động nhu động ruột từ đó giảm hẳn tình trạng buồn nôn.
                         
Mẹ bầu có thể dùng gừng tươi hãm như trà để uống hoặc ngậm kẹo có vị gừng cũng rất tốt. Hoặc có thể hòa nước ép gừng tươi với 1 loại nước ép khác để dễ uống hơn.

2. Lá tía tô

Lá tía tô: Có vị cay, tính ấm, có công dụng an thai, loại trừ đàm trong cơ thể, hạn chế tình trạng buồn nôn. Có thể ăn sống hoặc sắc nước uống.

Kết hợp với sắn dây hoặc vỏ quất, sa nhân sắc nước uống thì hiệu quả càng rõ rệt.



3. Rễ cây lau, sậy

Rễ cây lau, sậy: Có vị ngọt, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể và làm hết nôn. Nấu nước uống hằng ngày hoặc kết hợp mía để dễ uống.

4. Củ cải

Củ cải: Có vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, hóa đàm, giải trừ buồn nôn. Bạn có thể ép lấy nước uống hoặc nấu thành món ăn.

5. Bí đao

Bí đao: Với vị ngọt, tính mát, bí đao có tác dụng thanh nhiệt, bài trừ đàm và hạn chế tình trạng buồn nôn rất tốt. Có thể ăn hoặc ép thành nước bí đao uống thay nước.



6. Vỏ quất, quýt, cam, quả chanh

Vỏ quất, vỏ quýt, vỏ cam và chanh (hay còn gọi là trần bì): Có tác dụng chống nôn rất tốt. Bạn có thể ngửi mùi của vỏ quất, vỏ quýt, vỏ cam tươi để hạn chế cảm giác buồn nôn. Hoặc hãm lấy nước uống.

Khi mang thai cơ thể người mẹ có những thay đổi rất lớn kèm theo các triệu chứng bất thường. Để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé một cách tốt nhất thì các bà mẹ nên bổ sung kiến thức khi mang thai một cách đầy đủ để phát hiện kịp thời những biểu hiện lạ. 

Dưới đây là những biểu hiện khi mang thai có thể nguy hiểm cho thai phụ mà các mẹ bầu cần biết.


Những dấu hiệu nguy hiểm cần chú ý khi mang thai

           
1. Ra huyết khi mang thai

Chảy máu khi mang thai là biểu hiện khá nguy hiểm dù ở giai đoạn nào của thai kỳ. Nếu bà bị ra quá nhiều máu, kèm theo đau bụng giống thời gian hành thì đó có thể là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của thai phụ.

Chảy máu và co thắt mạnh ở vùng bụng dưới còn là dấu hiệu sẩy thai. Xuất huyết ở giai đoạn thứ ba của thai kỳ kèm theo đau bụng có thể là triệu chứng của hiện tượng bong nhau non. 

2. Nôn, ói nhiều hơn bình thường

Nôn ói khi mang thai là chuyện hết sức bình thường tuy nhiên nếu nôn ói quá nhiều thì vấn đề hoàn toàn khác. Lúc này bà mẹ có thể có nguy cơ thiếu dinh dưỡng và mất nước. Tình trạng này dễ gây ra những biến chứng như sinh non hay dị tật thai nhi.

3. Mức độ cử động của thai nhi giảm sút rõ rệt

Nếu thai nhi không cử động nhiều như trước, lý do có thể là bé không được cung cấp đủ oxy và dinh dưỡng từ nhau thai.

Để kiểm tra thì bạn có thể uống một chút nước lạnh, hay ăn gì đó. Và nằm nghiêng để kiểm tra xem em bé có đang cử động không. Hoặc đếm số lần bé đạp bụng mẹ. Nếu trung bình 1 tiếng bé đạp 5 lần thì có thể xem là bình thường.




4. Xảy ra các cơn co thắt

Vì sự an toàn của cả mẹ và bé các mẹ đừng bao giờ chủ quan với các cơn co thắt. Ở giai đoạn 3 của thai kỳ, bất kỳ khi nào thấy xuất hiện các cơn có bóp hoặc chỉ có cảm giác như đang bị co bóp, bạn phải gặp bác sĩ ngay. Nếu có biến chứng thì các bác sĩ cũng sẽ có hướng xử trí kịp thời cho thai phụ.

5. Chảy nước ối khi mang thai

Khi ra nước ối khi mang thai thì các mẹ nên lập tức đến khám bác sỹ. Đây cũng là triệu chứng khá nguy hiểm có thể dẫn đến thiếu ối khiến thai nhi chậm tăng trưởng hoặc bị dị tật.

6. Chảy máu âm đạo kéo dài

Chảy máu âm đạo kéo dài là một dấu hiệu của bệnh nhau tiền đạo. Đây có thể là biến chứng của nghén khi mang thai, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho mẹ và cho thai nhi, gây cản trở lối ra của thai. Cần được kiểm soát kịp thời để tránh sinh non.




7. Thường xuyên khát nước và đi tiểu

Khi bà bầu thường xuyên khát nước, đi tiểu và cảm giác mệt mỏi thì đó có thể là dấu hiệu của bênh tiểu đường. Thường thì bà bầu sẽ không được uống thuốc điều trị tiểu đường, do đó, bác sỹ sẽ đề nghị thay đổi chế độ ăn uống khoa học hoặc tăng lượng insulin trong cơ thể.

8. Chảy máu âm đạo kèm chuột rút

Khi gặp triệu chứng này có thể bạn đã bị đứt nhau thai. Đây là hiện tượng nhau thai kéo ra ngoài thành tử cung, lấy đi oxy của bào thai. Trong trường hợp bị nhẹ, ngủ nghỉ là cần thiết, tuy nhiên trong trường hợp bị quá nặng (hơn một nửa nhau thai đã bị tách ra), cách hữu hiệu là phải sinh con sớm để cứu được tính mạng người mẹ.

9. Huyết áp cao

Bệnh nhiễm độc máu hoặc tiền sản giật sẽ khiến huyết áp bà mẹ tăng cao. Triệu chứng này thường xảy ra từ tuần thứ 20 của thai kỳ với các biểu hiện như huyết áp cao, mờ mắt, đau đầu, đau dạ dày. Với các bào thai từ 37 tuần tuổi, bác sỹ sẽ chỉ định cho sinh sớm. Tuy nhiên nếu thai nhi còn quá non, các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân nghỉ ngơi và dùng thuốc giảm huyết áp – loại thuốc này không hề tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi.

Khi mang thai, chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ và bé. Đặc biệt thể chất của đứa bé sau này cũng bị tác động bởi giai đoạn này. Do đó các bà mẹ cần tuân thủ 1 chế độ ăn đúng và đủ dưỡng chất cho từng tháng.

1/ Chế độ dinh dưỡng khi mang thai 3 tháng đầu

Khi mang thai tháng đầu, cơ thể bắt đầu thay đổi, hormone nội tiết tố tăng lên, làm bạn thường xuyên cảm giác buồn nôn và khó chịu bụng.



Trong tháng này bạn bên tuân thủ nguyên tắc ăn dưới đây:


  • Chia 3 bữa ăn chính thành 6 bữa nhỏ mỗi ngày. Chọn thức ăn dễ tiêu hóa.
  • Uống nước giữa các bữa ăn, chứ không nên uống trong bữa ăn.
  • Bổ sung thêm axit folic là rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi.


Trong 3 tháng đầu, bạn chỉ cần tăng khoảng 1-2kg. Thực phẩm trong chế độ ăn uống dành cho bà bầu nên nằm trong nhóm thực phẩm sau: ngũ cốc, bánh mì, rau, trái cây, sữa, thịt, cá, đậu. Ngoài ra, tránh ăn thức ăn nhiều calorie, chất béo. A-xít folic vẫn đóng vai trò quan trọng trong tháng này

Khi bước qua tháng thứ 3, cảm giác khó chịu do chứng ốm nghén sẽ giảm đi trông thấy.
Cấu trúc bữa ăn vẫn là 3 bữa chính và 2-3 bữa ăn nhẹ mỗi ngày. Uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm nước trái cây tươi, súp, canh.



Uống 3-4 ly sữa ít béo giàu canxi 1 ngày.

 2/ Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 4

Giai đoạn này bạn nên đảm bảo một chế độ dinh dưỡng đa dạng và cân bằng và bổ sung nhiều sắt.

Nguồn thực phẩm giàu sắt bao gồm thịt gà, các loại đậu, rau xanh đậm. Để tăng cường sự hấp thụ chất sắt, bạn nên bổ sung thêm vitamin C từ chanh, cam, dưa hấu, bông cải xanh, ớt chuông xanh trong thực đơn hằng ngày. Nếu lượng sắt từ thực phẩm không đủ bạn có thể bổ sung thêm viên sắt theo yêu cầu của bác sỹ

3/ Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 5

Hết tháng thứ 5 ban cần tăng thêm 1,5-2kg.

Bạn nên hạn chế ăn mặn. Duy trì uống nước  thường xuyên, 8 ly mỗi ngày cộng thêm các loại nước dinh dưỡng khác

Nhu cầu canxi tăng trong thai kỳ, vì vậy bầu nên để ý uống 2 ly sữa và bổ sung các chế phẩm từ sữa


     
4/ Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 6

Đây là thời gian bạn cảm thấy đói liên tục do bé con lớn hơn và cần nhiều dinh dưỡng hơn. Hết tháng thứ 6, bạn nên tăng được 6-8kg.

-Bà bầu nên thỏa mãn cơn đói bằng thực phẩm nằm trong nhóm thực phẩm thiết yếu như ngũ cốc, rau, trái cây, sữa, chế phẩm từ sữa, thịt và các loại đậu, hoặc có thể bổ sung thêm chất béo lành mạnh.

5/ Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 7

Ở tháng thứ 7 bạn nên chú ý những điều sau:
Không nên để dạ dày rỗng trong thời gian dài và đừng ăn quá no, hãy chia thành nhiều bữa nhỏ. Ngủ với gối cao hơn bình

Ngoài ra, mức độ hormone thay đổi ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, bạn nên bổ sung thêm nhiều chất xơ để ngăn ngừa táo bón. Uống nhiều nước.

Giai đoạn này, bạn rất dễ bị thiếu máu. Do đó, bạn cần ăn nhiều thịt gà, thịt đỏ, các loại đậu, rau xanh, và đừng quên bổ sung vitamin C cho dễ hấp thụ. 

6/ Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 8

Tầm quan trọng của omega-3 trong 3 tháng cuối thai kỳ là không thể phủ nhận. Trí não của bé được phát triển nhanh nhất trong giai đoạn này. Bạn có thể bổ sung thực phẩm giàu chất béo lành mạnh. Hoặc nạp omega-3 từ các nguồn vitamin bổ sung khác theo tư vấn của bác sỹ

7/ Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 9

Trong tháng cuối thai kỳ ban nên: Tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu canxi, uống nhiều nước lọc và nước ép, ăn nhạt, tránh thức ăn nhiều dầu mỡ. Bổ sung thêm rau để hạn chế táo bón, tiếp tục bổ sung thêm sắt và omega3 để giúp trí não bé phát triển nhanh hơn.

Sức Khỏe

[Suc-khoe][fbig1]

Làm Đẹp

[Lam-dep][fbig2]

Làm Mẹ

[Lam-me][column1]

Ẩm Thực

[Am-thuc][column2]

Khám Phá

[Kham-pha][hot]

Thời Trang

[Thoi-trang][gallery1]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.