Vắc-xin là chế phẩm có tính kháng nguyên dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một số tác nhân gây bệnh cụ thể. 

Tiêm vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất giúp bảo vệ trẻ hạn chế mắc bệnh, đồng thời tránh xảy ra các vụ “đại dịch” ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng và tiền bạc của cả cộng đồng.

1. Vắc-xin là gì?

Theo Wikipedia, Vắc-xin là chế phẩm có tính kháng nguyên dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một (số) tác nhân gây bệnh cụ thể.

Các nghiên cứu mới còn mở ra hướng dùng vắc-xin để điều trị một số bệnh (vắc-xin liệu pháp, một hướng trong các miễn dịch liệu pháp). Thuật ngữ vắc-xin xuất phát từ vaccinia, loại virus gây bệnh đậu bò nhưng khi đem chủng cho người lại giúp ngừa được bệnh đậu mùa (tiếng Latinh vacca nghĩa là "con bò cái"). Việc dùng vắc-xin để phòng bệnh gọi chung là chủng ngừa hay tiêm phòng hoặc tiêm chủng, mặc dù vắc-xin không những được cấy (chủng), tiêm mà còn có thể được đưa vào cơ thể qua đường miệng.

2. Vì sao cần tiêm vắc-xin cho trẻ?

Xem thêm: 14 loại vắc-xin mà cha mẹ bắt buộc phải tiêm cho trẻ

Tiêm vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất giúp bảo vệ trẻ hạn chế mắc bệnh, đồng thời tránh xảy ra các vụ “đại dịch” ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng và tiền bạc của cả cộng đồng.

Lợi ích của tiêm vắc-xin

Trước khi vắc xin tiêm chủng được phát minh đã có rất nhiều trẻ em bị tử vong bởi bạch hầu, uốn ván, ho gà, lao, viêm màng não, viêm não Nhật Bản… Từ khi khoa học tìm ra được vắc xin, các tác nhân gây bệnh ở trẻ dù không mất hẳn đi nhưng trẻ lại được bảo vệ tốt hơn và tránh được nhiều bệnh tật tấn công hơn.


Tiêm phòng là cách để cha mẹ bảo vệ con khỏi những tác nhân gây bệnh

Tiêm vắc xin mặc dù không thể bảo vệ trẻ tránh được bệnh tật hoàn toàn nhưng nó được đánh giá là phương pháp tốt nhất giúp giảm thiểu các bệnh nguy hiểm ở trẻ. Tiêm phòng là cách để cha mẹ bảo vệ con khỏi những tác nhân gây bệnh, phòng ngừa bệnh tật và giảm thiểu mức thấp nhất tỷ lệ tử vong do bệnh tật ở trẻ em.

Trong trường hợp, khi trẻ đã tiêm phòng nhưng vẫn bị bệnh thì bệnh sẽ nhẹ hơn và tránh được nguy hiểm cho con. Hơn nữa, các bác sĩ cũng sẽ có phác đồ điều trị hiệu quả và trẻ sẽ nhanh chóng phục hồi hơn.

Nước ta thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, khí hậu quanh năm ẩm ướt tạo môi trường cho vi khuẩn gây bệnh sinh sôi phát triển và gây ra nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho mọi người. Vì thế, tiêm vắc xin phòng bệnh là điều mà cha mẹ cần thiết phải làm để bảo vệ con khỏi bệnh tật.

Nên cho trẻ tiêm phòng những bệnh gì?

Hiện nay, ở nước ta đã có vắc xin phòng ngừa cho trên 20 căn bệnh truyền nhiễm. Và trong số đó đáng kể hơn cả là chương trình tiêm chủng miễn phí cho trẻ em dưới 1 tuổi để phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, sởi, lao, viêm gan siêu vi B. Ngoài ra, chương trình còn áp dụng tiêm phòng miễn phí cho bệnh thương hàn, viêm não Nhật Bản B và tả…

Bên cạnh đó, còn có những vắc xin phòng các bệnh khác rất cần thiết đối với trẻ em như: Vắc xin phòng viêm não, viêm màng não mủ do vi trùng, viêm màng não nước trong do virus, viêm màng não mô cầu type A+C, viêm gan A, B, thủy đậu, trái rạ, cúm A, quai bị, rubella, dại...

Tùy thuộc vào từng bệnh khác nhau mà thời gian tiêm phòng cũng như khoảng cách giữa hai lần tiêm cũng khác nhau. Cha mẹ nên đến cơ sở y tế để tìm hiểu thêm thông tin và được tư vấn để có thể tiêm phòng đúng thời hạn và lịch trình cho con.

Cần cho trẻ tiêm đúng hẹn, đúng lịch

Theo các chuyên gia, đa số trường hợp trẻ đã được tiêm vắc xin nhưng vẫn bị nhiễm bệnh là do trẻ không được tiêm đúng hẹn và đủ liều. Để giảm tình trạng đã tiêm vắc xin rồi mà vẫn bị mắc bệnh, cần cho trẻ tiêm đầy đủ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. 

Trẻ em nếu được tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch trình, hiệu quả ngừa bệnh đạt tới 90%


Trẻ em nếu được tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch trình, hiệu quả ngừa bệnh đạt tới 90%. Riêng với trẻ sơ sinh khả năng phòng bệnh cao hơn rất nhiều.

Như vậy tiêm phòng có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe và sự phát thể chất của trẻ. Việc cho trẻ tiêm phòng đầy đủ là điều mà cha mẹ nên làm cho em bé của mình.
Nhãn:

Đăng nhận xét

Sức Khỏe

[Suc-khoe][fbig1]

Làm Đẹp

[Lam-dep][fbig2]

Làm Mẹ

[Lam-me][column1]

Ẩm Thực

[Am-thuc][column2]

Khám Phá

[Kham-pha][hot]

Thời Trang

[Thoi-trang][gallery1]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.