Articles by "Am-thuc"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Am-thuc. Hiển thị tất cả bài đăng

Dừa sáp là một đặc sản nổi tiếng của tình Trà Vinh và nằm trong top 50 đặc sản trái cây nổi tiếng nhất Việt Nam. Tuy nhiên, cách ăn đúng và ngon món đặc sản này thì không phải ai cũng biết?.

Dù đã nghe nói nhiều về loại dừa rất nổi tiếng này và giá để mua được em nó cũng không phải rẻ. Bạn đừng tưởng tượng bổ đôi quả dừa (nhớ vẫn phải để một cái bát hứng nước vì nhiều quả nước dừa nhiều vẫn chưa lên sáp hết), dùng một chiếc muỗng hay thìa mà ăn lấy lăn để. Ăn xong rồi mà như không tin vào miệng mình: dừa sáp là đây sao, có thơm mùi dừa thật nhưng chả có cái vị gì hay bạn cứ tưởng mình đang ăn... nến!



Thế là bạn ức vì nghe báo chí ca tụng, nghe kẻ khác truyền miệng, bị trí tò mò kích thích để ăn một thứ vài trăm ngàn mà lại không bằng một quả dừa mấy nghìn đồng uống nước no căng bụng và mát lịm.

Nhưng bạn ơi, bạn đã sai lầm khi thưởng thức món dừa này chưa đúng cách. Món này muốn ngon nhất phải nạo ra làm sinh tố. Phải thêm ít đường, ít sữa, ít đá bào vào thì thôi rồi, nó tuyệt ngon. Theo nhiều du khách đã "kinh" qua thì khi hút hết ngụm đầu tiên của món sinh tố dừa sáp này đầu lưỡi tê đi vì vị mát, cuống họng thì ngọt lịm, còn mũi thì như... nức ra bởi mùi thơm ngào ngạt, beo béo.

Ngoài việc nạo cùi dừa làm sinh tố ra, thì bạn cũng có thể áp dụng nhiều cách làm sau để thưởng thức vị ngon của dừa sáp.

Sinh tố dừa sáp



Cách chế biến: Chỉ cần ít cơm dừa sáp trộn với đá bào, thêm chút đường, sữa vào máy xay sinh tố, xay đến khi hỗn hợp nhuyễn mịn thì cho ra ly và thưởng thức. Tuy nhiên, để thêm nét độc đáo, hấp đẫn cho món ăn này, bạn có thể thêm chút siro trái cây, vài lát dâu nhé. Một loại thức uống mà bạn không thể bỏ qua trong trong những ngày hè oi bức này.

Dừa sáp dằm sữa đá



Cách chế biến: Với cách này, bạn chỉ việc lấy ít cơm dừa ra bát, cho thêm ít sữa cùng với đá bào lên trên, rắc thêm đậu phộng rang là bạn đã có ngay bát dừa sáp dằm sữa đá rồi. Vị béo thơm của dừa sữa hòa quyện với vị bùi của đậu sẽ đem đến cho bạn cảm giác thích thú, mới lạ khiến các bạn không thể cưỡng lại với sức hấp dẫn từ món ăn này.

Dừa sáp trộn đường



Cách chế biến: Chỉ cần lấy ít cơm dừa sáp cho vào ly, thêm ít nước dừa đặc sệt vào sau đó thêm đường tùy theo khẩu vị của mình rồi cho vào trộn đều. Tuy nhiên, món ăn này sẽ ngon hơn nếu được làm lạnh, vì thế sau khi trộn xong bạn cho ngay vào tủ lạnh khoảng 15 phút là có thể lấy ra thưởng thức rồi.

Dừa sáp dằm trái cây

Cách chế biến: Để chế biến được món ăn này, bạn cần rất nhiều nguyên liệu từ các loại trái cây yêu thích theo khẩu vị của mình. Bạn có thể chọn kiwi, dâu tây, mít, mãng cầu,.. sau đó cắt thành những miếng nhỏ vừa ăn. Cuối cùng cho các loại trái cây đã được cắt nhỏ cho vào tô, thêm chút đường, sữa cùng đá bào lên. Cho cơm dừa sáp để lên trên cùng thêm chút siro là hoàn thành. Bạn sẽ cảm nhận món ăn bắt mắt, đầy màu sắc cùng các hương vị tuyệt ngon qua việc thưởng thức và tự cảm nhận nhé!

Bạn đang có nhu cầu mua dừa sáp chính gốc Cầu kè Trà Vinh tại TPHCM thì liên hệ Dừa sáp Mỹ Lệ để đặt hàng nhé

Dừa Sáp Mỹ Lệ:

Liên hệ: 0908.26.68.12


Thịt ức gà khô và nhạt nhẽo, hãy thêm chanh để nó ngọt và mềm hơn.

Ngoài việc dùng để ăn và uống trực tiếp, chanh còn có nhiều công dụng trong làm sạch và nấu nướng. Dưới đây là 10 công dụng của chanh trong nấu ăn mà chúng ta không biết.

1. Tăng hương vị cho thịt ức gà

Món gà dễ nấu nhưng phần ức rất khô và nhạt nhẽo. Trước khi nấu gà, chà chanh lên trên miếng thịt. Chanh có tác dụng giúp thịt gà ăn ngọt hơn. Các axit trong chanh phá vỡ các sợi liên kết ở thịt, giúp nó mềm hơn. 

2. Giúp rau xanh

 Khi nấu nước luộc rau, hãy thêm chanh vào để giữ nguyên màu sắc của rau.

3. Trứng dễ bóc

Để bóc trứng dễ dàng, thêm vài lát chanh vào nồi nước khi nấu. 1/2 muỗng cà phê baking soda cũng có tác dụng tương tự.



4. Ngừa thâm cho các loại hoa quả

Chanh giúp các loại quả như bơ, táo, chuối đã cắt không bị chuyển sang màu nâu vì nó có chứa axit. Bạn cũng có thể thêm chanh vào các loại sinh tố, nước uống từ húng quế để ngăn màu nâu.

5. Tăng hương vị cho món cá nướng

Cho dù bạn nướng cá hoặc sử dụng lò nướng để nấu ăn hãy đặt một lát chanh ở dưới. Nó giúp lò nướng sạch và giúp cá đỡ tanh, lại còn thơm hơn nữa.

7. Giúp cơm trắng và tơi

Một số nơi không thích ăn cơm dính. Để làm điều này, thêm 2 muỗng canh nước chanh vào nồi nước cơm. Việc này cũng giúp cơm trắng hơn.

8. Giúp mỳ không bị nát

Nước máy thường có kiềm, có thể phá vỡ các liên kết protein trong mỳ, dẫn đến tinh bột hấp thụ nước và dễ bị vỡ ra. Thêm hai muỗng cà phê nước cốt chanh vào nước nấu mỳ để nó tăng cường mạng lưới bảo vệ và giữ mỳ nguyên vẹn.

9. Giúp món súp, hầm ngon hơn

Thêm nước chanh vào nước dùng các món súp gà, cá, hoặc súp rau và món hầm, hoặc vài lát cam vào lúc bắt đầu nấu sẽ giúp món ăn của bạn thơm  ngon hơn.

10. Thay thế buttermilk khi làm bánh

Trong các công thức làm bánh, nếu không có buttermilk (trong quá trình sản xuất bơ, phần đặc là bơ, phần lỏng là buttermilk), bạn không cần phải thay đổi kế hoạch làm bánh. Để làm một thìa buttermilk, dùng hai muỗi canh nước chanh đổ vào ly có chứa vài thìa sữa béo vào, để 15 phút.

Theo VNE

Thịt bò xào rau bí là món ăn bổ dưỡng thơm ngon nhìn rất mát mắt. Cùng vào bếp chế biến ngay để cả nhà thưởng thức bữa tối bạn nhé.

Cách 1
Nguyên liệu:
me
 Bạn nên thêm món rau bí xào thịt bò này vào bữa ăn hàng ngày của gia đình để bổ sung chất xơ và vitamin cho những người thân yêu.
1 bó rau bí ngon
500 gam thịt bò
4-5 tép tỏi
Hạt nêm
Gia vị: Dầu ăn, nước mắm, tiêu.
Cách làm:
Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ.
Thịt bò rửa sạch, thái miếng mỏng vừa ăn rồi đem ướp với 1/2 tỏi băm + 1 muỗng nhỏ dầu ăn + 1  nước mắm + 1 chút tiêu. Trộn đều và ướp chừng 15 phút để thịt bò ngấm gia vị.
Rau bí bạn lựa phần non, tước xơ, để riêng phần cọng và lá rồi đem rửa sạch và để ráo. Riêng phần lá bạn có thể vò qua để khi ăn rau được mềm và không bị dặm.
Bắc chảo lên bếp, làm nóng dầu rồi cho nốt 1/2 tỏi băm vào phi thơm. Sau đó bạn cho thịt bò vào và đảo nhanh tay đến chi thịt chín tới thì cho ra đĩa. Vẫn chảo đó, bạn cho chút dầu ăn vào và làm nóng, cho rau bí vào xào cùng với 2 thìa hạt nêm. Đảo đều và nhanh tay đến khi rau bí mềm thì cho thịt bò, tiếp tục xào đều thêm vài lần, bạn nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn rồi đảo nhanh tay lượt nữa và tắt bếp.
Bạn rắc lên chút tiêu để món rau bí xào thịt bò tăng vị cay thơm, đảo đều và cho món ăn ra đĩa.
Cách 2
Nguyên liệu:
me
Món ăn này trông rất hấp dẫn.
- 400 gr thịt bò
- 800 gr rau bí
- 3 thìa cà phê tỏi băm
- 2 thìa cà phê hạt nêm
- 2 thìa súp dầu ăn
- 1 thìa cà phê nước mắm
- 1 thìa cà phê tiêu
Cách làm:
Bước 1: Rau bí lặt lấy đoạn non, tước bỏ xơ bên ngoài cuống, rửa sạch, để ráo nước.
Bước 2: Thịt bò rửa sạch, thái miếng mỏng vừa ăn, ướp với 1 thìa cà phê tỏi băm, nước mắm, tiêu, dầu ăn, để 15 phút cho thịt thấm gia vị.
Bước 3: Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào đun nóng, tiếp theo ta cho tiếp phần tỏi băm còn lại vào phi thơm, trút thịt bò vào xào nhanh tay cho vừa chín tới, sau đó bày ra đĩa.
Bước 4: Dùng lại chảo, thêm dầu ăn vào làm nóng, cho rau bí vào xào, nêm thêm hạt nêm cho vừa ăn, rau vừa chín tới thì cho thịt bò vào đảo nhanh tay, tắt lửa, rắc tiêu lên. Lưu ý là không nên xào quá lâu để tránh bị nát rau.
Với cách làm trên, món rau bí xào của bạn sẽ ngon và ngọt hơn nhờ thịt bò. Bạn nên thêm món rau bí xào thịt bò này vào bữa ăn hàng ngày của gia đình để bổ sung chất xơ và vitamin cho những người thân yêu.
Chúc các bạn thành công!
Theo Phunutoday

Các món ăn trong ngày Tết Đoan Ngọ có tác dụng diệt trừ sâu bọ như quan niệm người xưa đồng thời giúp giải nhiệt trong những ngày đầu hè oi bức.

Ngày Tết Đoan Ngọ, nhiều người biết đến cơm rượu nếp, bánh tro, quả vải, quả mận nhưng ở một số vùng miền thịt vịt, chè kê, bánh khúc cũng là món ngon không thể thiếu trong mâm lễ cúng gia tiên.
Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam
Ở Việt Nam, ngày này được Việt hóa thành ngày Tết “giết sâu bọ” và thờ cúng tổ tiên vào lúc quả trên cây, lá trên cành bắt đầu đơm hoa kết trái với mong muốn sẽ có một mùa bội thu. Vì vậy hoa quả là thứ đồ cúng không thể thiếu. Ngoài ra, còn những món ăn khác tùy theo tập quán của từng địa phương.
Theo đó, Tết Đoan Ngọ được xếp vào thứ hai sau Tết Nguyên Đán, các cụ ngày xưa thường nói “Mồng 5 ngày Tết” học trò tết thầy con rể tết bố mẹ vợ.
Bên cạnh đó, trong ngày Tết Đoan Ngọ có tục lưu truyền đến nay đó là sáng sớm cho trẻ ăn hoa quả, rượu nếp, trứng luộc… để giết sâu bọ.
Những món truyền thống nhất định phải có trong ngày Tết Đoan Ngọ
Những món ăn truyền thống trong ngày Tết Đoan Ngọ
Người lớn giết sâu bọ bằng cách uống rượu (hòa ít tam thần đơn) hoặc ăn rượu nếp. Trẻ em giết sâu bọ xong khi còn ngồi trên giường, rồi rửa mặt mũi, chân tay xong bắt đầu nhuộm móng tay móng chân, đeo chỉ ngũ sắc.
Ngoài ra, những người làm thầy thuốc có tục hái thuốc vào giờ ngọ, họ hái bất kỳ loại lá gì có sẵn trong vườn, trong vùng, miễn sao đủ trăm loại, nhiều ít không kể.
Các cây cỏ chữa bệnh thông thường có tác dụng trừ phong ích khí thì hái nhiều hơn như ích mẫu, ngải cứu, sả, tử tô, kinh giới, lá tre, lá bưởi, cam, chanh, quýt, mít, muỗm, hành, tỏi, gừng, chè, ổi, trầu không, sài đất, sống đời, bồ công anh, sen, vông, lạc tiên, nhọ nồi…
Chè trôi nước
Chè trôi nước cũng là món ăn không thể thiếu trong ngày này. Từng viên chè tròn làm bằng bột nếp trắng, bên trong có nhân đậu xanh, ăn cùng với nước cốt dừa có vị béo và rất nổi tiếng ở miền Nam, gần giống với bánh trôi của người miền Bắc.
Những món truyền thống nhất định phải có trong ngày Tết Đoan Ngọ
 
Ngoài ra, trong ngày Tết Đoan Ngọ, người ta còn biến tấu một số món ngon khác từ nếp cẩm như xôi nếp xẩm, chè nếp cẩm, sữa chua nếp cẩm, chè chuối nếp cẩm.
Cơm rượu nếp
Với ý nghĩa giết sâu bọ, cơm rượu nếp là món ăn không thể thiểu trong buổi sáng ngày Tết Đoan Ngọ. Bởi theo quan niệm vị nồng cay của rượu nếp sẽ khiến các loại kí sinh trong cơ thể bị tiêu diệt. Rượu nếp có hương thơm và vị ngọt tự nhiên mà bạn không cần phải dùng đến đường.
Những món truyền thống nhất định phải có trong ngày Tết Đoan Ngọ
 
Ở mỗi vùng miền cách ủ cơm rượu lại khác nhau. Nếu như cơm rượu nếp của người miền Bắc để các hạt tơi, thì ở miền Trung cơm rượu lại được ép thành khối còn miền Nam thì được viên tròn. Tuỳ theo khẩu vị của từng nhà bạn có thể thử nghiệm từng cách làm riêng để cả nhà đều thấy thích.
Món ngon từ các loại trái cây đúng mùa
Hoa quả được chọn để cúng và ăn trong ngày Tết Đoan Ngọ chủ yếu là các loại quả mùa hè, tươi ngon và có vị chua chua, thơm nức. Đó là những trái mận, đào, vải, chôm chôm, xoài, dưa hấu,… Đặc biệt là mận, vải. Nếu thiếu đi những thứ hoa quả này thì Tết Đoan Ngọ sẽ mất đi nhiều ý nghĩa của nó.
Những món truyền thống nhất định phải có trong ngày Tết Đoan Ngọ
 
Hoa quả hè được bán rất nhiều ở các chợ trong những ngày này, tuy nhiên cần phải
lựa chọn thật kỹ để có được những trái tươi ngon, đạt chất lượng.
Thịt vịt
Người ta chỉ quen với những cái tên như bánh tro, cơm rượu nếp, mận, đào… mà ít ai biết rằng trong ngày lễ giết sâu bọ ở nhiều địa phương của miền Trung, người ta lại ăn thịt vịt. Họ quan niệm, bắt đầu từ mùng 5 tháng 5 trở đi, vịt bắt đầu vào mùa. Những con vịt béo hơn, thịt ngon và không có mùi hôi nữa. Vì thế, trong Tết Đoan Ngọ, ở hầu hết các gia đình, họ đều mua vịt và chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Trong đó tiết canh vịt là phổ biến nhất.
Những món truyền thống nhất định phải có trong ngày Tết Đoan Ngọ
 
Những ngày trước và trong Tết Đoan Ngọ, các chợ của miền này thường rất rộn rã việc mua bán vịt sống. Có một số địa phương ở các vùng khác, tục ăn vịt cũng được lưu truyền.
Chè kê
Chè kê cũng là món ăn rất đặc trưng cho ngày Tết Đoan Ngọ ở Huế. Những hạt kê mẩy tròn sau khi được xay cho tróc vỏ, ngâm và đun sôi đến khi nở mềm, sền sệt, bỏ thêm đường và nước gừng sẽ cho ra nồi chè thơm phức với màu vàng kê quyến rũ.
Chè kê nấu đơn giản những chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn so với các ngũ cốc khác, đồng thời có tác dụng bồi bổ khí huyết, cân bằng thể trạng cho những người thường xuyên dùng các đồ ăn, thức uống giải nhiệt.
Những món truyền thống nhất định phải có trong ngày Tết Đoan Ngọ
 
Chè kê ở Huế rất đặc biệt vì thường ăn kèm với bánh tráng mè. Lúc ăn không cần muỗng mà dùng bánh tráng để xúc. Bởi thế vị giòn của bánh tráng nhanh chóng hòa lẫn với vị ngọt của đường, vị dẻo thơm của kê và thơm cay thoang thoảng của gừng tươi khiến món ngon càng thêm hấp dẫn.
Bánh tro
Bánh tro là món ăn truyền thống trong dịp Tết Đoan Ngọ ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam và một số nơi của Miền Bắc. Bánh tro có nhiều tên và hình dáng khác nhau như bánh ú, bánh tro (gio), bánh âm và có vài biến thể khác nhau theo điệu phương. Bánh tro (gio) được bán nhiều nhất trong ngày Tết Đoan Ngọ bởi người ta luôn tin rằng khi ăn bánh tro, cũng như hoa quả và rượu nếp vào ngày này, bệnh tật trong người sẽ tiêu tan hết. Ông cha ta từ xưa quan niệm, tháng 5 âm lịch là lúc "độc trời" nhất trong năm, vì mùa hè oi bức, dễ sinh bệnh dịch, cho nên các món ăn chế biến cần có sự hấp thụ các đặc tính của cây cỏ, tác dụng là cho dễ tiêu, giải nhiệt.
Những món truyền thống nhất định phải có trong ngày Tết Đoan Ngọ
 
Chiếc bánh nhỏ xíu, thuôn dài hoặc hình chóp tam giác (tùy nơi gói) trông thế thôi nhưng không phải dễ làm. Bánh tro có cả loại có nhân (nhân ngọt hoặc nhân mặn) và không nhân. Người ta phải rất tỉ mỉ, kỹ càng từ khâu chọn loại nếp đều hạt, thơm, đến cách gạn nước tro được đốt từ những cây rơm nếp vàng óng, đã được rửa sạch và gói, luộc, rồi cuối cùng mới có thứ bánh thơm nồng cho mọi người thưởng thức. Vị thanh mát của bánh tro hòa quyện với vị ngọt ngào của đường mật khiến bất kỳ ai ăn một lần cũng phải luyến lưu thứ bánh giản dị mà dân dã này.
Bánh khúc
Khác với người Kinh có cơm rượu nếp, bánh tro, thịt vịt, đặc sản Tết Đoan Ngọ của người Nùng (Mường Khương, Lào Cai) là món bánh khúc. Nguyên liệu làm bánh là gạo nếp ngon, rau khúc, đậu xanh, hạt vừng đen. Bánh khúc có hình thù và cách làm gần giống bành dày.
Những món truyền thống nhất định phải có trong ngày Tết Đoan Ngọ
 
Gạo sau khi ngâm kỹ, giã cùng rau khúc thành bột mịn và nắm thành từng nắm nhỏ. Đậu xanh xay vỡ, đãi sạch vỏ ngoài, đem đồ chín. Hành phi chín vàng rồi cho vừng đen rang chín, giã nhỏ trộn đều với đỗ làm nhân bánh. Bánh khúc được hấp hoặc rán tùy theo sở thích, nhưng hấp dẫn nhất là chao qua chảo mỡ. Bởi lúc này, những chiếc bánh nóng có độ phồng, bóng, thơm thơm của mùi lá khúc cùng hương vị của đậu xanh, của hành, mỡ pha chút ngậy của vừng đen.
Theo Phunutoday

Sườn non rim là một món ăn mặn rất đưa cơm, cách làm lại đơn giản. Cùng vào bếp làm món ăn này cho bữa cơm gia đình thêm ngon bạn nhé

Cách 1
Nguyên liệu:
me
Món ăn này rất ngon và bổ dưỡng.
- Sườn heo non: 1/2kg
- Củ hành, tỏi, tiêu, muối, nước mắm, bột ngọt, đường.
Cách làm:
- Lột vỏ, rửa sạch và băm nhỏ hành, tỏi.
- Rửa sạch sườn heo, chặt miếng vừa ăn. Ướp sườn với đường, tiêu, hành băm nhỏ khoảng 20 phút.
- Bật bếp, bắc chảo nóng, cho khoảng 2 muỗng súp dầu ăn vào, để vài tép tỏi đập dập vào phi cho thơm sau đó cho sườn vào xào.
- Rim  thịt, vừa săn lại thì cho tiêu, đường, bột ngọt, nước mắm vào đảo đều cho thấm gia vị hơn. 
- Rim sườn với lửa riu riu. Để sườn mềm ngon, bạn có thể cho thêm 1/2 chén nước dừa và ram đến khi cô hết nước.
Cách 2
Nguyên liệu:
me
 
+ 500g sườn non
+ Hạt nêm
+ Cho phần nước mắm ngọt: 3 thìa canh nước mắm ngon, 2 thìa canh đường trắng, một thìa cà phê tiêu, ½ chén nước lọc.
Cách làm:
- Sườn non chọn miếng sườn tươi ngon, hồng hào, xương nhỏ, nhiều nạc ít mỡ là miếng sườn ngon.
- Sườn mua về rửa sạch, chẻ thành từng dẻ và chặt miếng vừa ăn.
- Ướp sườn với một chút hạt nêm, một chút đường trong 10 phút để sườn ngấm gia vị rồi rán qua cho ra bớt mỡ.
- Đến khi thấy miếng sườn vàng, thịt sườn săn lại thì cho phần nước mắm ngọt đã pha vào cùng.
- Nước mắm bắt đầu sôi thì vặn nhỏ lửa, ram sườn liu riu cho đến khi khô nước, miếng sườn mềm, róc xương là món sườn non ram của chúng ta đã hoàn thành. Việc cuối cùng là múc sườn ra bát và dùng nóng với cơm trắng.
Chúc các bạn thành công!
Theo Khỏe và Đẹp

Dưa chuột muối là một trong số món ăn rất gần gũi có cách chế biến đơn giản được sử dụng là món ăn kèm để chống ngán.

Cách 1
Nguyên liệu:
me
Dưa chuột (dưa leo) muối là một món ăn ngon và lạ miệng.
500 gam dưa leo (bạn chọn những trái dưa leo vừa, còn non để khi muối lên dưa chuột vẫn giữ được độ giòn nhé)
2 củ tỏi, 2 củ hành khô, 1 củ gừng nhỏ
2 trái ớt tươi (có thể thêm bớt số ớt cho vào tùy vào khẩu vị gia đình nhé)
Gia vị: Muối, đường, giấm
Cách làm:
Để đảm bảo an toàn cho món ăn này, trước tiên bạn rửa sạch dưa leo bằng cách ngâm chúng vào nước muối pha loãng khoảng 30 phút, sau đó rửa sạch lại với nước nhiều lần nữa rồi để ráo sạch nước.
Hành khô, tỏi bóc vỏ.
Ớt tươi rửa sạch, bỏ cuống, để nguyên trái hoặc cắt lát tùy theo ý thích của bạn.
Gừng rửa sạch, cắt lát mỏng.
Muốn có món dưa leo muối nguyên quả ngon, bạn cần pha chế nước muối dưa trước nhé.
Hòa tan 1 thìa đường, 3 thìa muối, 3 muỗng canh giấm với 700 ml nước ấm. Sau đó bạn cho toàn bộ phần hành khô, tỏi đã bóc vỏ cùng gừng cắt lát và ớt tươi vào khuấy đều tay.
Xếp dưa leo vào lọ thủy tinh (lọ thủy tinh nên luộc qua, phơi nắng cho khô để đảm bảo cho món dưa leo muối của chúng mình không bị lên kháng nhé). Sau đó đổ hỗn hợp nước vừa hòa tan vào dưa chuột.
Bạn nhớ đậy kín nắp lọ, để nơi thoáng mát khoảng 3-5 ngày là có thể thưởng thức được món dưa leo muối giòn ngon rồi đấy
Cách 2
Nguyên liệu:
me
 
– Dưa chuột chọn quả non
– Tỏi, ớt, hạt tiêu nguyên hạt, cây thìa là (chọn cây có cả rễ)
Cách làm:
Bước 1: Khử trùng bình hay lọ chứa đồ muối bằng nước sôi. Dưa chuột rửa sạch, tỏi bóc vỏ để nguyên tép. Sau đó xếp cây thìa là xuống đáy lọ, tiếp đến là dưa chuột, tỏi, ớt và hạt tiêu nguyên hạt.
Bước 2: Nước sôi để nguội khoảng 50-60 độ C. Cứ mỗi 1l nước cho 2 thìa canh muối tinh, 4 thìa canh đường và 100ml giấm táo(hoặc giấm hoa quả ngon). Sau đó đổ ngập dưa chuột. Đậy kín nắp lọ và úp phần nắp xuống dưới.
Sau khoảng 2 ngày là có thể ăn được. Bảo quản tủ lạnh sẽ làm dưa giòn và ngon hơn.
Chúc các bạn thành công!
Theo Khỏe và Đẹp

Tôm xiên nướng chắc chắn sẽ làm hài lòng những ai thưởng thức. Mùi thơm của bơ, tỏi và vị ngọt của tôm sẽ làm bữa cơm thêm hấp dẫn.

Cách 1
Nguyên liệu:
me
Món ăn này rất ngon và hấp dẫn.
Tôm sú: 300 g
Bơ: 1 hộp
Hành, tỏi: 1 củ
Sả: 3 củ
Lá chanh, rau mùi
Que xiên
Gia vị: bột canh, mì chính
Cách làm:
Bước 1:
Sả thái vát băm nhỏ, rau mùi, lá chanh rửa sạch thái nhỏ. Tỏi, hành đập dập, băm nhỏ
Bước 2:
Các nguyên liệu sau khi làm xong cho vào bát tô, cho bơ vào rồi trộn đều cho thật nhuyễn. Thêm chút xíu bột canh, mì chính.
Bước 3:
Tôm rửa sạch, bóc vỏ bỏ đầu. Dùng dao sắc khứa tôm làm hai phần (không nên tách hẳn ra).
Bước 4:
Dùng que xiên tre xiên tôm lại để phần lưng tôm xòe ra.
Bước 5:
Phết hỗn hợp bơ tỏi lên trên phần giữa mình tôm.
Bước 6:
Xếp tôm lên đĩa, cho vào lò nướng và đợi tôm chín rồi bỏ ra ăn nóng nhé.
Món tôm nướng sau khi đã hoàn thành chắc chắn sẽ hấp dẫn rất nhiều. Mùi thơm của bơ, tỏi và vị ngọt của tôm sẽ làm bữa cơm thêm ngon miệng hơn.
Cách 2
Nguyên liệu:
me
Cách chế biến món ăn này rất đơn giản.
+ Tôm sú: khoảng 10 con tương đương 400g( tôm lột thì càng ngon)
+ Bơ pháp nhạt: 50g
+ Tỏi: 1 củ
+ Hạt nêm: 1 thìa cà phê
+ Giấy bạc chuyên dụng cho lò nướng
+ Vài cái xà lách, rau thơm để trang trí tùy thích
+ Que tre: khoảng 10 que hoặc tương đương với số tôm bạn có.
Cách làm:
Dùng bơ Pháp sẽ có độ béo ngậy thơm ngon đúng vị hơn rất nhiều khi nướng tôm. Nếu không có bơ nhạt mà dùng bơ mặn thì các bạn không cho thêm phần hạt nêm trong phần nguyên liệu chuẩn bị nữa để tránh làm tôm nướng bị mặn. Nếu không có bơ Pháp, các bạn dùng bơ thực vật thay thế cũng được. Cho bơ vào lò vi sóng quay ở mức nhiệt thấp nhất chừng 5-7 giây cho bơ tan chảy.
Tỏi bóc vỏ băm nhỏ.
Tôm rửa thật sạch, khía dọc theo sống lưng rồi rút bỏ chỉ đen, để thật ráo nước.
Ướp tôm với tỏi băm nhuyễn, bơ nhạt và 1 thìa cà phê hạt nêm.
Trộn đều để tôm ngấm chừng 10 phút. Trong thời gian đợi tôm ngấm gia vị ướp, các bạn chuẩn bị sẵn 1 miếng giấy bạc lớn đủ bọc cả chỗ tôm đã ướp. Rửa thật sạch que tre để xiên tôm, để ráo. Bật sẵn lò nướng ở 180 độ, chế độ 2 lửa.
Dùng que tre xiên thẳng từ đầu đến đuôi tôm để khi nướng tôm chín đều.
Xiên lần lượt cho đến khi hết tôm rồi cho tôm vào giấy bạc, dàn đều tôm theo 1 lượt rồi gói giấy bạc kín lại, chuẩn bị mang đi nướng.
Lò nướng đã nóng, cho tôm vào nướng ở nhiệt độ 180 độ trong vòng 10 phút. Hết thời gian, tăng nhiệt lên 220 độ và nướng thêm trong vòng 3-5 phút nữa để tôm hơi xém vàng, tỏa mùi thơm thì bỏ ra khỏi lò.
Nhẹ nhàng bóc bỏ lớp giấy bạc, các bạn sẽ thấy tôm chín đỏ au, tỏa thơm mùi bơ tỏi cực kỳ hấp dẫn, bắt mắt.
Trang trí tôm xiên nướng bơ tỏi với vài lá xà lách rau thơm rửa sạch, để ráo nước cho đẹp và bắt mắt và thưởng thức tôm khi còn nóng.
Tôm ngọt dai thịt thơm mùi bơ tỏi và rất đậm đà, khi thưởng thức có thể cầm luôn que xiên rồi chấm với tương ớt hoặc tương cà chua đều rất ngon và hợp.
Chúc các bạn thành công!
Theo Phunutoday

Món bắp cải cuộn thịt có lá bắp cải ngọt mát, bọc với thịt lợn băm tươi ngon, không ngán sẽ khiến mọi người không thể chối từ.

Cách 1
Nguyên liệu:
me
Món ăn trông thật hấp dẫn với vẻ bề ngoài đẹp mắt đúng không nào?
– 300 gr thịt lợn
– Bắp cải
– 1 lòng trắng trứng
– Hạt tiêu, bột nêm
– Gừng, hành
– 1 muỗng cà phê bột năng.
Cách làm:
Bước 1:
– Trước hết bạn băm nhỏ thịt lợn.
Bước 2:
– Băm nhỏ gừng và hành ra.
Bước 3:
– Bạn trộn thịt, gừng, hành, hạt tiêu, lòng trắng trứng và ít bột nêm cho đều.
Bước 4:
– Bắp cải bóc bẹ, rửa sạch rồi trần qua cho mềm.
Bước 5:
– Sau đó, bạn cho ít thịt vào lá bắp cải, cuộn tròn như gói nem.
Bước 6:
– Rồi bạn cho vào chõ hấp khoảng 10 phút.
Bước 7:
– Trong bát nhỏ, bạn khuấy bột năng với một ít nước cho tan.
Bước 8:
– Cuối cùng, bạn đổ hỗn hợp bột năng vào nồi, thêm chút nước và bột nêm, thả bắp cải cuộn thịt vào đun sôi cho đến khi cạn nước là được.
Vậy là bạn đã có món bắp cải cuộn thịt hấp nóng hổi cho bữa cơm ngon miệng rồi.
Cách 2:
Nguyên liệu
me
Món ăn này ngon mà chế biến đơn giản.
1 cái bắp cải ngon 
300g thịt xay 
50g nấm mèo 
50g nấm đông cô 
50g cà rốt 
50g hành lá 
2 muỗng cà phê đường 
2 muỗng cà phê hạt nêm 
1 muỗng cà phê tiêu 
100g bông hẹ 
1 muỗng súp dầu mè 
1 muỗng súp bột năng 
100ml nước dùng heo
Cách làm:
Bắp cải mua về rửa sạch và bổ phần sau già sau đó dùng dao thái lan khoét bỏ phần cuống, tách lấy từng lá. Bông hẹ rửa sạch.
Nấm ngâm nở mềm rồi rửa sạch băm nhỏ cùng cà rốt, hành lá. Lấy một cái tô cho thịt heo,nấm mèo, nấm đông cô, hành lá, cà rốt, tiêu, dầu mè, trộn đều sau đó ướp 15 phút cho ngấm gia vị.
Bắc nồi lên bếp cho nước và chút muối vào đun sôi sau đó cho bắp cải vào trụng trong 2 phút cho chín mềm rồi vớt ra. Dùng dao lạng bỏ phần cuống rồi để úp lá cho ráo nước. Trụng bông hẹn cho mềm.
Trãi lá bắp cải ra thớt sau đó dùng muỗng múc 1 muỗng thịt xay đã ướp gia vị cho lên lá cải.
Cuốn bắp cải lại từ phần cuống lá cho tới phần ngọn lá và gấp mép 2 bên như cuốn giò.
Dùng bông hẹ buộc lá bắp cải cuốn thị lại cho chắc.
Lót một cái dĩa sâu đáy xuống dưới vỉ hấp bắp cải rồi hấp bắp cải cuộn thịt trong 20 phút cho thịt chín.
Bắc chảo lên bếp cho nước hấp bắp cải, nước dùng heo, bột năng, đường, hạt nêm vào trộn đều sau đó bật bếp nấu cho nước sốt này sánh lại là được.
Cho bắp cải cuốn thị hấp lên dĩa sau đó chan nước sốt lên trên bắp cải cuốn thịt hấp. Bày ra bàn và mời mọi người cùng thưởng thức.
Chúc các bạn thành công!
Theo Phunutoday

Việt Nam là đất nước có nền ẩm thực rất phong phú, mỗi địa phương lại có một món đặc trưng là du khách nào thưởng thức qua cũng không quên được.

Phở - Hà Nội
Phở là món ăn mà bạn không thể bỏ qua khi đặt chân đến Thủ đô. Đây là món ăn truyền thống của Việt Nam nên phở có mặt trên khắp cả nước, nhưng có lẽ chỉ ở Hà Nội bạn sẽ cảm nhận được đúng hương vị truyền thống của phở nhất.
Thịt trâu gác bếp - Hà Giang
Đến với Hà Giang, ngồi quây quần bên mâm cơm, lai rai vài miếng thịt trâu vừa lấy từ trên gác bếp xuống, nhấm nháp từng múi thịt thơm lừng, đậm đà còn nguyên mùi khói với vị cay của ớt, vị nồng của mắc khén… khiến ai từng đến đây sẽ muốn quay lại lần nữa để thưởng thức món ngon này
Thắng cố - Lào Cai
Lào Cai là vùng đất nổi tiếng với nhiều món ăn của người dân tộc. Nên nơi đây khá phong phú về món ăn để cho bạn lựa chọn và một trong những món ăn sẽ khiến cho bạn không thể nào quên trong hương vị ẩm thực của mình đó là món Thắng cố. Đây là món ăn đặc trưng truyền thống của người H'mông. Thịt nấu thắng cố được chế biến từ thịt bò, thịt trâu, thịt ngựa và thịt lợn. Các bộ phận như: lòng, tim, gan, tiết, thịt, xương, được cho vào chảo nước đun nhừ, có thể cho thêm các loại rau. Khi ăn, chảo vẫn để trên bếp đun, ăn đến đâu múc ra bát đến đó. Ngoài ra còn có vố số các món ăn độc đáo của những người bản địa nơi đây như là: Thịt lợn cắp nách của người Mông, thịt sấy “Khăng gai”, bánh ngô “Páu pó cừ”, rượu táo mèo Sa Pa...
Phở chua - Lạng Sơn
Phở chua được làm bởi bánh phở tươi thái nhỏ được trộn với các loại gia vị, thịt xá xíu, lạc rang giã nhỏ, trứng vịt lộn bổ tư và nước đủ (hay còn gọi nước sốt) cùng các loại gia vị khác. Món ăn này được chế biến khá cầu kỳ và hương vị chua ngòn ngọt, cay cay, bùi bùi.
Xôi chim Mường Thanh - Điện Biên
Nếu đến Mường Thanh (tỉnh Điện Biên) trong dịp tết, bạn sẽ được thưởng thức món xôi chim ngon tuyệt. Xôi chim được bày trên mâm có nắp đậy để giữ xôi luôn ấm và mềm. Sở dĩ xôi chim dẻo thơm bởi hạt nếp nương sau hai lần đồ bằng chõ gỗ và béo ngọt nhờ vị thịt chim câu mới ra ràng.
Mô tả ảnh.
Ảnh minh họa
Tiết canh tôm - Bà Rịa - Vũng Tàu
Bà Rịa – Vũng Tàu là vùng đất vừa có núi rừng vừa có biển, nên đặc sản ở đây rất đa dạng bạn có nhiều lựa chọn cho mình khi đến đây. Nhưng có lẽ món ăn độc đáo nhất là món tiết canh tôm. Tiết canh tôm ăn là lạ, phần thịt tôm mềm lẫn với tiết tôm sừn sựt như rau câu, mằn mặn, ngòn ngọt. Hay được thưởng thức đặc sản ốc Vú Nàng của Côn Đảo cũng là một món ăn khó quên, ốc có thể nướng, luộc hoặc trộn gỏi đều ăn rất ngon.
Chả gà Tiểu Quan - Hưng Yên
Chả gà Tiểu Quan là món ăn nổi tiếng có xuất xứ từ thôn Tiểu Quan, huyện Khoái Châu, Hưng Yên. Chả gà là một món ăn độc đáo, không thể ăn bỗ bã như các món khác mà cần phải nhấm nháp từng chút một để cảm nhận hương vị ngậy, ngọt, béo, thơm, cay… của chả.
Chè kho Nam Định
Chè kho Nam Định là một món ăn dân dã đặc sắc và được chế biến rất công phu. Chỉ bằng những hạt đỗ xanh nhỏ, lòng vàng, tơi bở và lượng đường vừa đủ, qua bàn tay khéo léo của người nấu, ta đã có những đĩa chè ngon. Chè khi nấu càng được quấy kỹ và đều tay thì thành phẩm sẽ càng ngon ngọt và để được lâu hơn.
Tu hài Quảng Ninh
Tu hài là một hải sản không quen thuộc và có nhiều như tôm, cua, sò, ốc,… nhưng nếu được một lần thưởng thức hương vị đặc trưng của món ngon miền biển này thì không thể nào quên được. Món tu hài hấp khai vị ăn vừa mát vừa thanh, vừa có có dư vị ngọt rất riêng. Thịt tu hài hấp giòn, quyện với mùi gia vị thơm nức.
Theo Khỏe và Đẹp

Mỗi miền ở Việt Nam đều có những món ăn Tết đặc trưng, không thể thiếu vào mỗi dịp xuân về.

1. Thịt đông
khám phá món tết khắp 3 miền đất nước
Ảnh: megafun
Không chỉ là món ăn ngày Tết, những ngày thường người miền Bắc cũng rất chuộng món ăn lạ miệng này. Thịt đông thường được nấu từ thịt lợn, chân giò, tai lợn hoặc thịt gà, mộc nhĩ. Thịt thường được làm nhạt cho dễ đông. Sau khi ninh, thịt được để nguội, múc vào bát và để tủ lạnh.
2. Canh bóng thập cẩm
khám phá món tết khắp 3 miền đất nước
 
Trong mâm cỗ Tết của người miền Bắc, canh bóng thập cẩm là một trong những món ăn không thể thiếu. Gồm nhiều thành phần như giò, mọc, súp lơ, trứng, thịt lợn, tôm nõn, nấm hương, bóng,… nhưng các thành phần đều kết hợp vừa phải khiến món ăn vẫn có hương vị thanh mát, ngọt không quá ngậy. Các nguyên liệu đều được chế biến riêng trước khi nấu chung, nên đây là một món ăn tương đối cầu kỳ.
3. Tôm chua Huế
khám phá món tết khắp 3 miền đất nước
 
Ai đó đi thăm xứ Huế, khi quay về chắc hẳn sẽ muốn mang một lọ tôm chua về làm quà. Không chỉ là món ăn truyền thống, tôm chua còn là một món ăn phổ biến trong ngày Tết ở Huế. Tôm sau khi rửa sạch được sơ chế lọc bỏ vỏ, đầu đuôi, sau đó ngâm với nước phèn chua, rồi tỏi, ớt, măng và để ngoài trời nắng vài ngày.
4. Bò kho mật mía
khám phá món tết khắp 3 miền đất nước
Ảnh: toinayangi.vn
Đây cũng là một món ăn độc đáo trong mâm cơm ngày Tết của người miền Trung hay dùng để đãi khách. Bò kho mật mía được làm từ bắp bò, thêm các gia vị như gừng, sả, quế, ớt tạo nên hương vị giòn ngọt tự nhiên.
5. Thịt kho tàu
khám phá món tết khắp 3 miền đất nước
 
Đến với miền Nam, chúng ta có món thịt kho tàu. Người dân Nam Bộ quan niệm, thịt kho tàu ngon ngọt, đậm đà với màu sắc tươi sáng là biểu tượng cho một năm mới sung túc, may mắn. Vì vậy đây là món không thể thiếu trong mỗi dịp tết. Thịt kho tàu được làm từ những miếng thịt ba chỉ chọn lựa kĩ càng, thái vuông, kho trên lửa nhỏ để khi ăn miếng thịt được ngọt và mọng nước. Người miền Nam thường kho thịt với trứng vịt, bát thịt kho bao giờ cũng vừa ngậy mùi cốt dừa, vừa có vị thơm ngọt của trứng.
6. Mướp đắng nhồi thịt.
khám phá món tết khắp 3 miền đất nước
 
Là một món ăn bổ dưỡng và thanh mát, mướp đắng nhồi thịt cũng rất được “chuộng” trong mâm cơm Tết miền Nam. Thịt băm nhồi khéo léo trong ruột mướp đắng, sau khi chế biến hòa quyện và át bớt đi vị đắng của mướp, khiến món ăn có vị thanh nhẹ, dịu thơm. Mướp đắng hay còn gọi là “khổ qua” được dùng trong mâm cơm ngày Tết với ý nghĩa mong muốn một năm mới thật nhẹ nhàng, đưa tiễn hết “khổ” của năm cũ.
Theo Phunutoday

Sức Khỏe

[Suc-khoe][fbig1]

Làm Đẹp

[Lam-dep][fbig2]

Làm Mẹ

[Lam-me][column1]

Ẩm Thực

[Am-thuc][column2]

Khám Phá

[Kham-pha][hot]

Thời Trang

[Thoi-trang][gallery1]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.