Articles by "Lam-me"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Lam-me. Hiển thị tất cả bài đăng

Nhiều chị em cảm thấy tự ti, cho rằng khi mình mang thai trông rất xấu xí. Hãy yên tâm rằng thực ra khi mang thai mẹ bầu cũng rất xinh đẹp và quyến rũ theo cách rất riêng. Với bí quyết giúp mẹ bầu làm đẹp khi mang thai, mẹ bầu có thể cảm nhận được vẻ đẹp thực sự của bản thân đó. Nào các mẹ bầu hãy cùng phunuvacuocsong.info tìm hiểu về cách làm đẹp cho bản thân nhé.

1. Trang phục đơn giản



Đừng ăn mặc quá cầu kỳ, lòe loẹt với quá nhiều phụ kiện khi mang bầu. Bạn nên chọn những trang phục với những đường nét đơn giản, sáng màu và không theo phong cách cổ điển. Hoặc nên chọn cho mình những bộ đồ đồng màu, có thể kèm theo một chiếc khăn hoa hoặc đồ trang sức hơi “nghịch ngợm” một chút.

2. Làm nổi bật những điểm tích cực:

Các bà bầu nên biết rằng, thân hình phụ nữ khi mang bầu trông rất gợi cảm. Nên bạn hãy tự tin với cơ thể mình bằng cách mặc những bộ đồ có phần cổ khoét sâu một chút để “khoe” vòng một đầy đặn, quyến rũ hay một cái áo cánh bó sát. Trông bạn sẽ rất tuyệt!



3. Thay đổi kiểu tóc:

Hãy thay đổi kiểu tóc mới để phù hợp với cơ thể “mới” của bạn.

Nếu trước đây bạn sở hữu một mái tóc dài, hãy cắt ngắn để tiện chăm sóc và để thu hút sự chú ý đến đôi mắt và khuôn mặt.

Nếu bạn có một mái tóc ngắn hoặc độ dài trung bình, hãy nuôi dài để thi thoảng có thể cuốn tóc lên hoặc kẹp tóc tạo kiểu.


4. Dáng đi cũng phải “đẹp”:

Với những thay đổi lớn về cân nặng cũng như trọng lượng, dáng đi của bạn có vẻ như hơi “lừ đừ” trong suốt giai đoạn bầu bí. Tránh xu hướng đẩy hông của bạn về phía trước và đẩy vai thõng xuống, hoặc “ưỡn” bụng ra phía trước, đẩy vai về phía sau khi bạn đi bộ. Bạn nên giữ cho hông và vai thẳng khi đi bộ, giữ cho lưng thẳng bằng cách kê một chiếc gối phía sau khi bạn ngồi.

5. Bảo vệ da:


Dưỡng ẩm hàng ngày và nhẹ nhàng tẩy tế bào chết cho làn da của bạn một hoặc hai lần một tuần để giữ cho làn da của bạn sáng và mịn. Đây là giai đoạn da của bạn cần được bảo vệ kĩ càng hơn bao giờ hết. Do đó, hãy thoa kem chống nắng nhẹ lên mặt và bất cứ bộ phận nào trên cơ thể có nguy cơ bị tiếp xúc với ánh nắng mỗi khi bạn ra ngoài để tránh tia cực tím.

 Trong thời gian khi phụ nữ mang thai thì chế độ dinh dưỡng phù hợp góp phần đóng vai trò rất quan trọng cho thai nhi. Việc ăn uống không đủ chất hay ăn những thực phẩm không tốt cho thai cũng có thể làm làm ảnh hưởng tới sức khỏe, cân nặng em bé sau khi sinh sau này. Chính vì vậy việc lựa chọn các loại thực phẩm tốt cho bà bầu là điều rất cần thiết nhằm đảm bảo sức khỏe của thai nhi cũng như sức khỏe của bạn 1 cách tốt nhất. 


             
Nhằm giúp con có tiền đề để phát triển toàn diện các bà mẹ nên chú trọng vào việc bổ sung các loại thực phẩm tốt cho bà bầu, và tất nhiên là không thể thiếu các dưỡng chất sau đây :

1. Quả sung



-   Đây là nguồn canxi và chất xơ tuyệt vời. Một phần sung chứa tới 5g chất xơ và cung cấp đủ  ¼  nhu cầu can xi thiết yếu của bà bầu/ ngày.

-  Ngoài ra, sung còn chứa kali, phốt pho và magiê và sung chứa nhiều sắt nên giúp phòng ngừa bệnh thiếu máu cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai.

2. Tỏi tây

- Tỏi tây là một loại rau giàu vitamin và khoáng chất. Có khoảng 55 mlg canxi/89g tỏi tây giúp cung cấp đủ lượng canxi cho sự phát triển xương của em bé.

- Mỗi khẩu phần tỏi tây cũng có khoảng 60mlg folate và 0,2 mlg vitamin B6 giúp cơ thể chuyển hóa năng lượng từ carbonhydrate,  chất béo và protein. 

3. Atisô 



- Atisô cũng là nguồn chất sắt thực vật rất tốt cho bà bầu. Mỗi nụ hoa atisô đã nấu có khoảng 1 mg chất sắt, cung cấp đủ 12% nhu cầu chất sắt. 

- Atisô cũng chứa folate (khoảng 100 mg/nụ hoa), giúp phòng ngừa dị tật thai nhi và tăng hấp thụ protein. 

- Ngoài ra, atisô cũng chứa nhiều chất xơ giúp bà bầu cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa xảy ra trong suốt thai kỳ, đặc biệt là bệnh táo bón.

4. Hạt bí đỏ



- Cung cấp protein giúp phục hồi các cơ của bạn trong suốt quá trình mang thai, bao gồm các cơ tử cung, lưng, bụng và hông. 

- Ngoài ra, hạt bí đỏ còn có chứa natri, kali, phốt pho, canxi và nhiều chất khoáng thiết yếu khác. Trong đó, 1 khẩu phần 32g hạt bí đỏ có giúp cung cấp hơn 25% lượng magiê/ngày cho bà bầu và 64g bí đỏ có chứa khoảng 2 mg sắt.

Hạt bí đỏ rất có nhiều dinh dưởng tốt cho mẹ bầu

5. Rau húng

- Rau húng là một loại rau thơm quen thuộc hàng ngày, nhưng nó cũng rất tốt cho bà bầu. Rau húng tươi chứa protein, vitamin E, riboflavin, niacin, cộng với chất xơ, vitamin A, vitamin C, vitamin K, vitamin B6, magiê, phốt pho, kali, kẽm, đồng và mangan. 

- Bên cạnh đó, rau húng cũng chứa sắt, tốt cho việc hấp thụ năng lượng, canxi tốt cho xương và răng và folate tốt cho quá trình phát triển của thai.

6. Cá trích

- Cá trích có chứa axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA) (cũng có trong dầu cá và rong biển) rất tốt cho sự phát triển của trẻ trong bụng mẹ. 

- Cá trích không chứa thủy ngân như nhiều loại hải sản khác nên rất an toàn cho cả mẹ và bé. Chỉ với 2g DHA từ cá trích mỗi ngày, mẹ có thể yên tâm rằng não bộ của bé được phát triển vượt trội để con không bị mắc các bệnh về não và thông minh hơn.

Hy vọng những thông tin bổ ích trên có thể giúp các chị em tìm được chế độ dinh dưỡng thích hợp cho mình trong những tháng thai kì.

Mang thai 3 tháng đầu là giai đoạn cơ thể mẹ sẽ có những biến đổi sinh lý đồng thời là thời gian quan trọng cho sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của bé.  Bởi vậy mẹ bầu rất cần chú ý chế độ ăn để thai nhi phát triển tốt trong thời kỳ này.  

Bài viết Những thực phẩm mẹ bầu không nên ăn khi mang thai tháng thứ 3 sẽ giúp mẹ bầu thay đổi một số thói quen và sở thích ăn uống không tốt. 


1. Thức ăn vặt

Đồ ăn vặt tạo ra nhiều tác hại cho cơ thể bạn. Những món ăn vặt đầy chất béo, giàu mỡ và lượng calo cao như pizza, kẹo và những món chiên cũng có thể làm phiền bạn vì phải đi tiêu nhiều hơn. Đồ ăn vặt cũng chứa lượng đường và chất béo bất thường rất có hại cho cơ thể mẹ bầu.

2. Hải sản

Một trong những lý do quan trọng nhất để tránh ăn hải sản là lượng thủy ngân chứa trong đó. Thủy ngân là một chất rất độc có hại được tìm thấy trong hải sản khiến thai nhi suy yếu và làm giảm quá trình phát triển của bé. Do đó cần tránh xa hải sản trong chế độ ăn hàng ngày ở tháng thứ 3 của thai kỳ. Nên hạn chế một vài loại cá như cá ngừ, sò, cá hun khói và sushi càng nhiều càng tốt.

3. Những thực phẩm đóng hộp

Bất cứ loại thực phẩm đóng hộp vào cũng có hại cho sự phát triển của bé. Đồ đóng hộp chứa các hương vị nhân tạo, chất bảo quản với hàm lượng đường và muối cao. Chất bảo quản luôn độc hại để sử dụng và gây ra nhiều tác dụng phụ hơn nữa trong thai  kỳ.

4. Những sản phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng.

Trong giai đoạn quan trọng này, hãy bảo vệ bản thân và bé khỏi nguy cơ bị nhiễm trùng và ngộ độc thực phẩm bằng cách chỉ sử dụng các sản phẩm từ sữa tiệt trùng. Pho mát mềm nên được thay thế bằng việc cố gắng sử dụng những sản phẩm được làm từ sữa tự làm.

5.  Cà phê và trà

Caffeine rất có hại cho bé bởi nó có thể ảnh hưởng đến nhịp tim bằng cách đi qua nhau thai. Nó cũng làm tăng huyết áp và nhịp tim của bạn trong thời kỳ mang thai. Nên tránh điều này trong chế độ ăn uống ở 3 tháng đầu thai kỳ vì cà phê và trà có thể gây ra tác dụng phụ.

6. Đồ ăn cay

Ăn nhiều đồ ăn cay như ớt, mù tạt, tiêu... có thể gây ra hiện tượng sinh non, dễ sảy thai.



Mang thai là một quá trình gian nan của người mẹ mà không phải ai cũng thấu hiểu được. Biết  được điều đó, sức khỏe của mẹ bầu trước khi mang thai là vô cùng quan trọng. 

Vậy cần bổ sung dưỡng chất gì trước khi mang thai để có một thai kì khỏe mạnh nhất. dưới đây là các loại dưỡng chất bắt buộc mẹ bầu phải bổ sung khi mang thai :

C:\Users\Tuan\Downloads\phu nu\13220991_1367301249965520_7797290948646972425_n.jpg

1. Protein: Có vai trò cấu thành nên cơ thể thai nhi, ảnh hưởng lớn tới sự hình thành và phát triển trí não của thai nhi. Có nhiều trong thịt gà, trứng, sữa, cá…

C:\Users\Tuan\Downloads\phu nu\top-5-thuc-pham-giam-mo-bung-theo-chuyen-gia.jpg


2. Chất béo: Cung cấp nhiệt lượng cho cơ thể thai phụ. Có nhiều trong lạc, vừng, dầu, mỡ…

C:\Users\Tuan\Downloads\phu nu\muon-co-thai-nhanh-2.jpg


3. Axit folic: Giảm nguy cơ bị khuyết tật bẩm sinh hệ thần kinh và cột sống ở trẻ sơ sinh. Có nhiều trong vừng, lạc, súp lơ xanh, măng tây, quả bơ, cà chua, cam, bưởi…

C:\Users\Tuan\Downloads\phu nu\thuc-pham-giau-axit-folic.jpg

4. Kali: Ổn định tim mạch, phòng chống cao huyết áp, tốt cho thai phụ bị huyết áp cao. Có nhiều trong chuối, cam, dưa hấu, lê, cà rốt, gan lợn, lưỡi lơn, cật, thịt bò…

C:\Users\Tuan\Downloads\phu nu\kali1_kienthuc_iaxm.jpg

5. Kẽm: Giảm nguy cơ sẩy thai, đẻ khó và thai chết lưu. Có nhiều trong sò, củ cải, cùi dừa già, đậu hà lan, đậu nành, lòng đỏ trứng gà, thịt lợn, thịt bò, khoai lang, đậu phộng…

C:\Users\Tuan\Downloads\phu nu\thuc-pham-giau-kem.jpg

6. Magie: Giảm hiện tượng chuột rút khi mang thai, tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi. Chứa nhiều trong lúa mì, đậu các loại, thịt, hải sản, các sản phẩm từ sữa bò, sôcôla, hạt dẻ, dưa hấu, chè, cà phê, đậu nành, bắp cải xanh, bắp cải tím, vừng...

C:\Users\Tuan\Downloads\phu nu\images.jpg

7. Sắt: Là thành phần không thể thiếu trong việc sản sinh hồng cầu, ngăn ngừa thiếu máu. Chứa nhiều trong thịt đỏ, thịt bò, thịt gà, trứng, sò, trai, mộc nhĩ, nấm hương…

C:\Users\Tuan\Downloads\phu nu\thuc-pham-co-chua-nhieu-sat-cho-ba-bau.jpg


8. Ngoài ra cần bổ sung các vitamin A,B,C,D: Giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng, chống loãng xương, tránh việc còi xương ở trẻ, hạn chế tình trạng xuất huyết ở mẹ bầu… Các vitamin chứa nhiều trong các loại rau xanh và hoa quả tươi.

Vắc-xin là chế phẩm có tính kháng nguyên dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một số tác nhân gây bệnh cụ thể. 

Tiêm vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất giúp bảo vệ trẻ hạn chế mắc bệnh, đồng thời tránh xảy ra các vụ “đại dịch” ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng và tiền bạc của cả cộng đồng.

1. Vắc-xin là gì?

Theo Wikipedia, Vắc-xin là chế phẩm có tính kháng nguyên dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một (số) tác nhân gây bệnh cụ thể.

Các nghiên cứu mới còn mở ra hướng dùng vắc-xin để điều trị một số bệnh (vắc-xin liệu pháp, một hướng trong các miễn dịch liệu pháp). Thuật ngữ vắc-xin xuất phát từ vaccinia, loại virus gây bệnh đậu bò nhưng khi đem chủng cho người lại giúp ngừa được bệnh đậu mùa (tiếng Latinh vacca nghĩa là "con bò cái"). Việc dùng vắc-xin để phòng bệnh gọi chung là chủng ngừa hay tiêm phòng hoặc tiêm chủng, mặc dù vắc-xin không những được cấy (chủng), tiêm mà còn có thể được đưa vào cơ thể qua đường miệng.

2. Vì sao cần tiêm vắc-xin cho trẻ?

Xem thêm: 14 loại vắc-xin mà cha mẹ bắt buộc phải tiêm cho trẻ

Tiêm vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất giúp bảo vệ trẻ hạn chế mắc bệnh, đồng thời tránh xảy ra các vụ “đại dịch” ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng và tiền bạc của cả cộng đồng.

Lợi ích của tiêm vắc-xin

Trước khi vắc xin tiêm chủng được phát minh đã có rất nhiều trẻ em bị tử vong bởi bạch hầu, uốn ván, ho gà, lao, viêm màng não, viêm não Nhật Bản… Từ khi khoa học tìm ra được vắc xin, các tác nhân gây bệnh ở trẻ dù không mất hẳn đi nhưng trẻ lại được bảo vệ tốt hơn và tránh được nhiều bệnh tật tấn công hơn.


Tiêm phòng là cách để cha mẹ bảo vệ con khỏi những tác nhân gây bệnh

Tiêm vắc xin mặc dù không thể bảo vệ trẻ tránh được bệnh tật hoàn toàn nhưng nó được đánh giá là phương pháp tốt nhất giúp giảm thiểu các bệnh nguy hiểm ở trẻ. Tiêm phòng là cách để cha mẹ bảo vệ con khỏi những tác nhân gây bệnh, phòng ngừa bệnh tật và giảm thiểu mức thấp nhất tỷ lệ tử vong do bệnh tật ở trẻ em.

Trong trường hợp, khi trẻ đã tiêm phòng nhưng vẫn bị bệnh thì bệnh sẽ nhẹ hơn và tránh được nguy hiểm cho con. Hơn nữa, các bác sĩ cũng sẽ có phác đồ điều trị hiệu quả và trẻ sẽ nhanh chóng phục hồi hơn.

Nước ta thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, khí hậu quanh năm ẩm ướt tạo môi trường cho vi khuẩn gây bệnh sinh sôi phát triển và gây ra nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho mọi người. Vì thế, tiêm vắc xin phòng bệnh là điều mà cha mẹ cần thiết phải làm để bảo vệ con khỏi bệnh tật.

Nên cho trẻ tiêm phòng những bệnh gì?

Hiện nay, ở nước ta đã có vắc xin phòng ngừa cho trên 20 căn bệnh truyền nhiễm. Và trong số đó đáng kể hơn cả là chương trình tiêm chủng miễn phí cho trẻ em dưới 1 tuổi để phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, sởi, lao, viêm gan siêu vi B. Ngoài ra, chương trình còn áp dụng tiêm phòng miễn phí cho bệnh thương hàn, viêm não Nhật Bản B và tả…

Bên cạnh đó, còn có những vắc xin phòng các bệnh khác rất cần thiết đối với trẻ em như: Vắc xin phòng viêm não, viêm màng não mủ do vi trùng, viêm màng não nước trong do virus, viêm màng não mô cầu type A+C, viêm gan A, B, thủy đậu, trái rạ, cúm A, quai bị, rubella, dại...

Tùy thuộc vào từng bệnh khác nhau mà thời gian tiêm phòng cũng như khoảng cách giữa hai lần tiêm cũng khác nhau. Cha mẹ nên đến cơ sở y tế để tìm hiểu thêm thông tin và được tư vấn để có thể tiêm phòng đúng thời hạn và lịch trình cho con.

Cần cho trẻ tiêm đúng hẹn, đúng lịch

Theo các chuyên gia, đa số trường hợp trẻ đã được tiêm vắc xin nhưng vẫn bị nhiễm bệnh là do trẻ không được tiêm đúng hẹn và đủ liều. Để giảm tình trạng đã tiêm vắc xin rồi mà vẫn bị mắc bệnh, cần cho trẻ tiêm đầy đủ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. 

Trẻ em nếu được tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch trình, hiệu quả ngừa bệnh đạt tới 90%


Trẻ em nếu được tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch trình, hiệu quả ngừa bệnh đạt tới 90%. Riêng với trẻ sơ sinh khả năng phòng bệnh cao hơn rất nhiều.

Như vậy tiêm phòng có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe và sự phát thể chất của trẻ. Việc cho trẻ tiêm phòng đầy đủ là điều mà cha mẹ nên làm cho em bé của mình.

Tiêm phòng là việc làm cần thiết để giúp trẻ phòng tránh được nhiều bệnh tật. Nhưng nhiều bà mẹ tỏ ra lo lắng và không biết có bao nhiêu loại vắcxin trẻ cần được tiêm phòng. Bài viết dưới dây có thể giúp các mẹ giải đáp các thắc mắc về việc tiêm bao nhiêu loại vắcxin cho con.





Các loại vắc-xin cần tiêm phòng cho trẻ

1. Vắc-xin ngừa bệnh lao

Tiêm vắc-xin BCG cho trẻ nhỏ có thể phòng được lao màng não và các thể lao nặng khác ở trẻ em dưới 5 tuổi. Tất cả trẻ em dưới 12 tháng tuổi đều cần phải được tiêm phòng bệnh lao, càng sớm càng tốt sau khi sinh.

Những phản ứng hiếm gặp gồm: Sưng hoặc áp xe tại chỗ tiêm. Sưng hạch có thể gây mủ, xảy ra trong vòng 2- 6 tháng sau khi tiêm, tại cùng một bên người với chỗ tiêm chủng.

Sưng hạch hoặc áp xe thường xảy ra do tiêm không đảm bảo vô trùng hoặc tiêm quá nhiều vắc-xin, nhưng phổ biến nhất là do thay vì tiêm trong da thì lại tiêm dưới da. Hoãn tiêm đối với trẻ: đẻ non cân nặng dưới 2,5kg, trẻ đang bị sốt, bị bệnh truyền nhiễm cấp tính và bị viêm da có mủ.

Có rất ít phản ứng nặng sau tiêm BCG. Có khoảng 1/1.000.000 trường hợp bị nhiễm lao sau tiêm BCG, hay xảy ra ở những trường hợp nhiễm HIV hoặc những trường hợp thiếu hụt miễn dịch nặng.

Xem thêm: Tiêm mũi vắc xin phòng lao cho trẻ sơ sinh

2. Vắc-xin ngừa thủy đậu

Bệnh thủy đậu, là loại bệnh phát ban rất dễ lây ở trẻ do virus thủy đậu gây ra. Bệnh thủy đậu có thể gây ra nhiễm trùng và các biến chứng nguy hiểm khác. Thường trẻ bị thủy đậu có thể dẫn đến bị bệnh zona, một bệnh phát ban phồng rộp rất đau đớn.

Loại vắc-xin phòng bệnh này được tiêm chủng cho trẻ tốt nhất ở độ tuổi 12 đến 15 tháng và nhắc lại vào độ tuổi giữa 4 và 6 tuổi.

Đối với trẻ nhạy cảm, triệu chứng thường thấy khi tiêm vắc-xin là sốt hay phát ban nhẹ.

Đọc thêm: 

Nên tiêm vắc xin ngừa thủy đậu nào: Varivax (Mỹ) hay loại của Bỉ

Trẻ tiêm mũi vắc xin ngừa thủy đậu khi nào, ở đâu, giá bao nhiêu

3. Vắc-xin phòng ngừa virus Rota (RV)

Thuốc chủng ngừa vi rút rota (RV); (tên thuốc RotaTeq, Rotarix) – một loại virut gây bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ được trao cho trẻ em ở 2 và 4 tháng tuổi (RotaTeq được tiêm cho trẻ vào lúc 6 tháng.) Thuốc chủng này được sản xuất ở dạng lỏng và là dạng thuốc uống. Nó có thể làm cho trẻ khó chịu hơn một chút và cũng có thể gây tiêu chảy nhẹ hoặc nôn mửa.

4. Vắc-xin viêm gan A

Trẻ em có thể bắt viêm gan A từ đồ ăn hay thức uống hoặc khi ăn phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc đưa các vật nhiễm khuẩn vào miệng. Đây là bệnh do virus gây tổn hại đến gan với một số triệu chứng gồm sốt, mệt mỏi, vàng da, và chán ăn.

Trẻ em tuổi từ 12 đến 23 tháng tuổi thường được tiêm hai liều thuốc chủng ngừa viêm gan A, với một khoảng thời gian cách nhau tối thiểu là sáu tháng giữa các mũi tiêm.

Đau nơi tiêm, đau đầu, và chán ăn là những tác dụng phụ thường gặp nhất của loại vắc-xin này.

Xem thêm: AVAXIM – Vắc xin phòng viêm gan A

5. Human papillomavirus (HPV) – Vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung

Human papillomavirus (HPV) chủng ngừa (tên thuốc Gardasil, Cervarix) được đưa ra tiêm cho trẻ ba liều trong thời gian 6 tháng, và được chấp thuận cho các em gái ở độ tuổi từ 9 đến 26 là tốt nhất.

Loại vắc-xin này bảo vệ trẻ chống lại hai loại vi rút lây truyền qua đường tình dục nguyên nhân phổ biến gây bệnh ung thư cổ tử cung.

6. Vắc-xin phòng ngừa viêm màng não (MCV4)

Vắc-xin bảo vệ trẻ khỏi vi khuẩn viêm màng não – bênh phổ biến có thể lây nhiễm ở các màng quanh não và tủy sống.

MCV4 có tác dụng tốt nhất khi trẻ được tiêm ở độ tuổi 11 hoặc 12 tuổi. Khi tiêm vắc-xin này, tác dụng phụ thường thấy là cảm giác đau nhức ở chỗ tiêm.

Xem thêm: Tiêm vắc xin viêm màng não mô cầu AC, BC ở đâu, khi nào, giá bao nhiêu

7. Vắc xin 5 trong 1

Đây là loại vắc–xin đã được WHO tiền kiểm định với chỉ một mũi tiêm nhưng phòng được tất cả các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm màng não mủ (Hib)), thay cho việc phải sử dụng nhiều mũi tiêm ngừa như hiện nay trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

Với vắc-xin 5 trong 1, phản ứng thường gặp là phản ứng tại chỗ tiêm, khoảng 10% có sốt hơn 38 độ C. Riêng với bệnh do Hib, các nghiên cứu cũng cho thấy nếu trẻ được tiêm đủ mũi vắc-xin Hib sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh do Hib ở trẻ nhỏ tới trên 90%.

Vắc-xin này được tiêm mỗi tháng một mũi cho trẻ kể từ khi trẻ được 2-4 tháng tuổi, mũi thứ tư nhắc lại khi trẻ khoảng 18 tháng tuổi.

Tìm hiểu về vắc xin 5 trong 1




Vắc xin Quinvaxem 5 trong 1

8. Vắc-xin MMR (sởi, quai bị, rubella)

Vắc-xin MMR giúp trẻ phòng ngừa bệnh sởi (gây sốt cao và phát ban ở trẻ nhỏ); quai bị (gây sưng mặt, sưng tuyến nước bọt, sưng ‘cậu nhỏ’ của bé trai); rubella (còn gọi là bệnh sởi Đức) (có thể gây ra dị tật bẩm sinh cho trẻ).

Bạn nên tiêm cho trẻ liều vắc-xin MMR đầu tiên khi trẻ 12 – 15 tháng tuổi và tiêm liều thứ hai khi trẻ 4 – 6 tuổi.

Đôi khi, vắc-xin MMR có thể được tiêm kết hợp cùng vắc-xin ngừa thủy đậu.

9. Vacxin phòng tránh bại liệt (IPV)

Bại liệt có thể gây tê liệt và thậm chí tử vong cho trẻ. Thuốc chủng ngừa bệnh bại liệt là một thành côngbởi vì vắc-xin loại trừ hoàn toàn các loại vi rút gây bệnh bại liệt ở trẻ.

Trẻ em nên được tiêm IPV ở độ tuổi 2 tháng, 4 tháng, 6 đến 18 tháng tuổi và sau đó tiêm nhắc lại một lần nữa trong độ tuổi từ 4 đến 6 tuổi.

10. Vacxin ngừa viêm gan B

Trẻ sơ sinh cần phải được tiêm ngay sau khi sinh 24h, và nhận được một liều lượng tương tự từ khi được 1 đến 2 tháng tuổi và một phần ba liều tương tự vào lúc 6 đến 18 tháng tuổi.

Thuốc chủng ngừa này bảo vệ trẻ chống lại virus viêm gan B – virus lây lan qua tiếp xúc với máu hoặc chất dịch cơ thể (bàn chải đánh răng chia sẻ và một vài dụng cụ, đồ dùng cá nhân).

Triệu chứng khi trẻ tiêm thuốc thường gặp phải khi tiêm loại thuốc này là đau ở vết tiêm, hay sốt nhẹ.

Xem thêm: ENGERIX B – Vắc xin phòng Viêm gan B

11. Vacxin DTaP

Thuốc chủng ngừa DTaP bảo vệ trẻ chống lại bệnh bạch hầu (một loại vi khuẩn có thể tạo khiến cổ họng của trẻ biến thành màu xám hoặc đen), bệnh uốn ván (một bệnh nhiễm trùng có thể gây co thắt cơ bắp rất mạnh khiến trẻ có thể phá vỡ xương), và ho gà (một căn bệnh rất dễ lây gây ra nghiêm trọng , không thể kiểm soát ho, được biết đến như ho gà).

Năm liều vắc-xin cho trẻ em tại các độ tuổi 2 tháng, 4 tháng, 6 tháng, 15 đến 18 tháng, và 4 đến 6 tuổi. (Và tiêm nhắc lại ở độ tuổi 11 hoặc 12 và sau đó cứ mỗi 10 năm.)

12. Vắc xin Haemophilus cúm B (Hib)

Haemophilus cúm B là loại vi khuẩn gây viêm màng não biểu hiện mức viêm bao quanh não và tủy sống, là đặc biệt nguy hiểm cho trẻ em dưới 5 tuổi.

Vắc-xin Hib được khuyến khích tiêm cho trẻ trong độ tuổi 2, 4, 6, và 12 đến 15 tháng tuổi. Sốt, sưng và tấy đỏ tại nơi tiêm là tác dụng phụ tthường gặp khi trẻ tiêm loại vắc xin này.

13. Vacxin ngăn ngừa bệnh cúm

Mỗi năm, tiêm chủng phòng ngừa bệnh cúm cho trẻ nên được bắt đầu vào mùa thu, khi trẻ được 6 tháng tuổi hoặc hơn.

Trẻ có thể bị đau nhức, sưng tấy ở chỗ tiêm, sốt nhẹ… khi tiêm vacxin phòng ngừa cúm.

Mẹo nhỏ: Nếu con bạn bị dị ứng trứng, bạn không nên tiêm vacxin phòng cúm cho bé vì bé có thể sẽ dị ứng với vacxin này.

Xem thêm: Tiêm phòng vắc xin ngừa cúm cho trẻ em và người lớn ở đâu

14. Phế cầu khuẩn liên hợp (PCV)

Loại vacxin này được biết đến với tên gọi PCV 13 ( tên thường gọi là Prevnar 13). Vacxin bảo vệ trẻ chống lại virus gây viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng tai, nhiễm trùng máu… những virus có thể dẫn đến tử vong cho trẻ nhỏ.

Với vacxin này, có tổng cộng 4 mũi tiêm khi trẻ 2 tháng tuổi, 4 tháng tuổi, 6 tháng tuổi và 12 – 15 tháng tuổi.

Tác dụng phụ sau khi tiêm thường gặp ở trẻ là buồn ngủ, tấy sưng ở chỗ tiêm, sốt nhẹ hoặc trẻ cau có, khó chịu.

Xem thêm: Có nên tiêm vắc xin phế cầu?

Để theo dõi sự phát triển của trẻ có bình thường và khỏe mạnh hay không thì một điều đơn giản là so sánh bảng cân nặng và chiều cao của con bạn với tiêu chuẩn. Tặng mẹ bảng so sánh các chỉ số của con cùng mẹo để đo đạc chính xác nhất cân nặng, chiều cao bé.

Nguyên tắc cơ bản của các chỉ số tăng trưởng cân nặng

Trọng lượng của một em bé sinh đủ tháng bình thường khoảng 2,9 -3,8kg.

Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng, mức tăng trung bình một tháng ít nhất 600 gram hoặc 125 gram mỗi tuần. Lớn hơn 6 tháng tuổi, bé tăng trung bình 500 gram/tháng..

Trong năm thứ hai sinh, tốc độ tăng trưởng cân năng trung bình của trẻ là 2,5-3kg

Sau 2 năm tốc độ tăng trưởng trung bình mỗi năm là 2kg cho đến tuổi dậy thì.




Mẹo nhỏ khi cân con

1 Khi đo trọng lượng cho các bé để chuẩn nhất mẹ nên đo sau khi bé đi tiểu hoặc đại tiện.

2 Đừng quên trừ trọng lượng của quần áo và tã (khoảng 200-400 gram)

3 Trong vòng một năm đầu mẹ nên cân bé mỗi tháng một lần.

4 Các bé trai sẽ có cân nặng nhỉnh hơn bé gái, mẹ không cần quá lo lắng.

Nguyên tắc cơ bản của các chỉ số tăng trưởng chiều cao

Em bé mới sinh dài trung bình 50cm

Chiều cao của bé phát triển nhanh nhất trong năm đầu tiên. Từ 1-6 tháng, mức tăng trung bình hàng tháng là 2,5 cm, 7-12 tháng tăng 1,5 cm/ tháng.

Năm thứ 2, tốc độ tăng trưởng chiều dài của em bé bắt đầu chậm lại, tốc độ tăng trưởng mỗi năm chỉ được 10-12 cm.

Từ 2 tuổi cho đến trước tuổi dậy thì, chiều cao của bé tăng bình quân 6-7 cm mỗi năm.

Mẹo nhỏ khi đo chiều cao con

1 Luôn nhớ bỏ giày, mũ nón cho con trước khi đo

2 Chiều cao của trẻ đo chính xác nhất vào buổi sáng.

3. Bé dưới 3 tuổi có thể đo ở tư thế nằm ngửa

4 Các bé trai sẽ có chiều cao nhỉnh hơn bé gái, mẹ không cần quá lo lắng.

(Theo Khám phá)

Trẻ em có hai giai đoạn phát triển thể chất vượt trội là giai đoạn 1000 ngày đầu đời (từ khi trẻ được mang thai đến 24 tháng tuổi và giai đoạn tuổi dậy thì). Hai giai đoạn này nếu trẻ được cung cấp đầy đủ dưỡng chất và có môi trường sống lành mạnh thì sẽ đạt được chiều cao tối ưu.

1.000 ngày đầu đời được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhấn mạnh là giai đoạn vàng phát triển chiều cao và thể chất. Trẻ có thể tăng 25cm trong năm đầu tiên và 10cm mỗi năm trong 2 năm tiếp theo, nếu được bổ sung dinh dưỡng đúng và đủ. Đây là giai đoạn quyết định đến 60% khả năng tăng trưởng chiều cao của trẻ trong tương lai.

Giai đoạn trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Giai đoạn trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi đạt tốc độ phát triển nhanh nhất so với mọi giai đoạn khác. Trẻ có cân nặng gấp đôi cân nặng sơ sinh trong vòng 4-5 tháng đầu và gấp 3 lần cân nặng sơ sinh vào cuối năm thứ nhất. Đến ngày sinh nhật đầu tiên của trẻ, chiều dài nằm (tức là chiều cao của trẻ) đã tăng gấp rưỡi so với chiều dài khi sinh.


Trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi đạt tốc độ phát triển chiều cao nhanh nhất so với mọi giai đoạn khác.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, giai đoạn trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng cao nhất là từ 12-24 tháng tuổi, và tỷ lệ suy dinh dưỡng giữ ở mức cao cho tới 60 tháng (5 tuổi). Những trẻ bị suy dinh dưỡng trong 2 năm đầu của cuộc sống sẽ bị ảnh hưởng đến phát triển thể lực, đặc biệt là chiều cao của trẻ ở tuổi vị thành niên. Sự phát triển trí não của những trẻ này cũng sẽ kém hơn những trẻ khác. Trẻ dưới 2 tuổi cũng là giai đoạn diễn ra sự chuyển tiếp về nuôi dưỡng (ăn dặm và sau đó dần chuyển sang ăn bữa ăn cùng gia đình), đồng thời là giai đoạn trẻ dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt là tiêu chảy và viêm đường hô hấp. Do vậy, trong giai đoạn này trẻ cần được chăm sóc cẩn thận hơn.

Sau 2 tuổi, tốc độ tăng trưởng không quá nhanh khoảng 6,2 cm mỗi năm, mật độ xương cũng tăng lên khoảng 1% một năm ở cả bé trai và bé gái. Tuy nhiên việc có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng sẽ tiếp tục hỗ trợ cho sự phát triển chắc khỏe của xương là tiền đề cho sự phát triển chiều cao ở lứa tuổi dạy thì.


Sau 2 tuổi, tốc độ tăng trưởng không quá nhanh khoảng 6,2 cm mỗi năm, mật độ xương cũng tăng lên khoảng 1% một năm ở cả bé trai và bé gái.

Giai đoạn dậy thì

Lứa tuổi dậy thì (từ 12-18 tuổi) đặc trưng bởi sự tăng trưởng vượt bậc về cả cơ bắp, khung xương cũng như các chức năng sinh dục. Tốc độ tăng trưởng nhanh cả về chiều cao, cân nặng và trẻ sẽ đạt đỉnh của tốc độ tăng chiều cao khi mà trẻ có thể tăng khoảng 10-15 cm/năm và mức tăng sẽ giảm dần sau đó. Ở giai đoạn 10 tuổi, cứ mỗi năm bé gái  tăng  10 cm chiều cao và tăng dần đến khi đạt được 15 cm một năm ở độ tuổi 12.

Đỉnh tốc độ tăng trưởng của trẻ nam là 12 tuổi (10cm/ năm) và đạt tối đa đến 14 tuổi (15 cm/năm). Tốc độ tăng trưởng sẽ giảm dần trong khoảng 15 tuổi ở nữ giới và khoảng 17 tuổi ở nam giới. Thời gian phát triển chiều cao mạnh nhất ở nữ giới là từ 8-17 tuổi, quyết định đến 23% chiều cao trung bình ở người trưởng thành. Kích thước xương, khối lượng xương và mật độ chất khoáng ở mỗi xương tăng lên khoảng 4% mỗi năm tính từ giai đoạn trẻ 8 tuổi cho đến qua giai đoạn vị thành niên.

Sự tích lũy nhanh chóng về khối lượng xương có liên quan đến sự tăng trưởng và phát triển chiều cao và có thể cả sự hoạt động của các hormone tăng trưởng như IGF-1, steroid sinh dục và các receptor của các hormone. Vai trò của khẩu phần ăn càng trở nên rất quan trọng đối với sự phát triển cơ thể của trẻ em trong giai đoạn này. Các chất dinh dưỡng chính để tăng trưởng và phát triển gồm protein, sắt, canxi, vitamin A, vitamin D, iot và kẽm.

Ngoài ra, còn có vai trò của hormone GH và các hormone sinh dục. Trong giai đoạn này, cơ thể có nhiều tiềm năng để khắc phục các tình trạng chậm phát triển do thiếu dinh dưỡng ở các giai đoạn trước. Lưu ý việc dùng thuốc thay thế hormone chỉ sử dụng trong những trường hợp trẻ đã được thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng chặt chẽ để chẩn đoán xác định, tuyệt đối không tự ý dùng các thuốc thay thế hormone này sẽ không có tác dụng và nguy hiểm tính mạng của trẻ.

Nhiều nghiên cứu còn cho thấy, ở những năm tiếp theo, khi cơ thể được ăn uống hợp lý, tích cực rèn luyện thể dục thể thao trong môi trường và lối sống lành mạnh, chiều cao con người vẫn tiếp tục tăng ít cho đến 25 tuổi ở nữ giới và 28 tuổi ở nam giới.

Phần lớn trẻ em Việt Nam mới sinh đều có chiều dài tương đương với trẻ em sinh ra tại các quốc gia khác trên thế giới (trên 50cm), nhưng từ 3 tuổi trở lên, khoảng cách chiều cao của trẻ em Việt Nam cách biệt dần và dần bị trẻ em thế giới bỏ xa. Chiều cao trung bình của người Việt trưởng thành hiện nằm trong nhóm những nước có chiều cao thấp ở châu Á và càng xa hơn các quốc gia châu Âu mặc dù chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em do Viện Dinh Dưỡng triển khai trong nhiều thập kỷ qua đã đạt được những hiệu quả đáng kể về cải thiện chiều cao trẻ em. 

Tuy nhiên, các tiêu chí trong cuộc sống để giúp phát triển chiều cao tối ưu ở hầu hết các vùng miền vẫn chưa đạt đến được như đảm bảo đủ dinh dưỡng không thiếu ăn, không thiếu vi chất, môi trường sống trong sạch không nhiễm khuẩn, bụi, hóa chất…. Vì thế nắm bắt được các giai đoạn tăng trưởng chiều cao của trẻ cùng với các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao đặc biệt là dinh dưỡng hợp lý giúp cho các bậc phụ huynh có những biện pháp can thiệp kịp thời giúp trẻ đạt được chiều cao tối ưu.

Theo SKĐS

Được làm mẹ là một hạnh phúc, nhưng xen lẫn đó là những băn khoăn, lo lắng thậm chí áp lực về thai kỳ, nhất là với những người lần đầu làm mẹ. Do đó, nếu người chồng không quan tâm và chia sẻ đúng cách sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý và sức khỏe của cả mẹ và bé.

Dưới đây là 19 điều đàn ông phải chấp nhận khi vợ mang thai.

1. Bạn sẽ bị cho ra “rìa”

Đây là điều mà các ông bố trẻ dù muốn hay không thì vẫn phải chấp nhận. Khi mang thai, mọi sự quan tâm, tình cảm của cô ấy sẽ dồn hết cho em bé trong bụng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn không còn là số 1 với cô ấy nữa. 



Có những thời điểm các bố sẽ ghen tỵ với em bé trong bụng vì được cô ấy yêu thương, chiều chuộng quá mức. Nhưng các bố cũng đừng quá buồn nhé. Như thế không có nghĩa là cô ấy không yêu bạn nữa, mà đơn giản cô ấy chỉ đang háo hức trong niềm hạnh phúc làm mẹ và tập trung mọi thứ để chăm lo cho em bé một cách tốt nhất mà thôi.

2. Vợ phải luôn được ưu tiên số 1

Khi vợ mang thai bạn sẽ không còn được rảnh rang để nằm dài chân chờ vợ nấu cơm tối cho nữa, mà lúc này cô ấy sẽ cần bạn giúp đỡ và chia sẻ việc nhà nhiều hơn. Và cho đến khi cô ấy sinh con xong, thì cô ấy vẫn là "trung tâm của vũ trụ", cần được chồng quan tâm, sẻ chia và nâng niu nhiều hơn. Vì thế các bố hãy cố gắng chịu đựng và chia sẻ với vợ nhiều hơn nhé.

3. Các bố sẽ phải chịu nhiều áp lực hơn

Cuộc sống vợ chồng son bạn có thể tự do tận hưởng mọi thứ, không phải quá lo lắng về tài chính, về nghĩa vụ với con cái, về trách nhiệm làm cha. Nhưng khi lên chức bố bạn phải đối diện với nhiều áp lực về tài chính, trách nhiệm và nghĩa vụ làm cha. Mà điều này với một người lần đầu tiên làm cha thì quả thật không hề dễ dàng. 

4. Phải đáp ứng vô điều kiện mong muốn được chọn phương pháp sinh của cô ấy




Có thể bạn cho rằng sinh mổ hoặc gây tê ngoài màng cứng quá tốn kém không phù hợp với điều kiện gia đình. Nhưng bạn nên nhớ việc sinh con là của vợ bạn, chỉ cô ấy mới biết cách sinh nào là tốt nhất cho cả mẹ và con. Do vậy, nếu cô ấy thích chọn bất cứ phương pháp sinh nào bạn phải đáp ứng một cách vô điều kiện nhé. 

5. Phải luôn giữ cho cơ thể sạch sẽ nếu không muốn bị vợ xa lánh

Khi mang thai người phụ nữ rất nhạy cảm với mùi, do vậy các ông bố phải thường xuyên tắm rửa, giặt giũ, giữ cho quần áo được thơm tho, giúp cô ấy dễ chịu hơn để không bị vợ cho “ra rìa” nhé!

6. Bạn sẽ không còn được thoải mái mua sắm cho bản thân nữa

Khi vợ mang thai mọi chi phí phải dồn hết cho việc chăm sóc sức khỏe mẹ và bé trong suốt thai kỳ, chi phí mua sắm đồ cho em bé, chi phí sinh con và chi phí nuôi con trong 1 năm đầu tiên. Vì thế, các bố sẽ “không được mua sắm thả ga” như trước đây nữa, lúc này việc các bố cần làm là tiết kiệm và tiết kiệm nhiều hơn. 

7. Bố cũng cần học cách ẵm bồng và thay tã cho em bé

Để có thể chia sẻ trách nhiệm chăm sóc con cùng vợ, ngay từ khi vợ mang thai các bố cũng nên tìm hiểu kiến thức chăm sóc em bé sơ sinh từ những việc đơn giản nhất như ẵm bồng, thay tã… điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc làm bố sau này đấy. 

8. Cấm “dạy khôn” cô ấy về việc mang thai và sinh con

Nên nhớ dù bạn có đọc nhiều thông tin và sách báo về việc mang thai và sinh con nhiều đến đâu, thì bạn cũng chỉ là “kẻ ngoại đạo”, trong lĩnh vực này cô ấy mới là chuyên gia. Vì thế để tránh làm mất hòa khí, ảnh hưởng đến tâm lý của bã xã, các bố tuyệt đối không được “dạy khôn” vợ phải mang thai và sinh con như thế nào nhé.

9. Hãy đưa vợ đến bệnh viện ngay nếu như cô ấy cảm thấy không ổn

Khi vợ xuất hiện những cơn đau và co thắt dữ dội trong thai kỳ mà chưa đến kỳ sinh nở, nếu cô ấy yêu cầu bạn đưa cô ấy đến bệnh viện thì hãy nhanh chóng đưa cô ấy đi. Đừng chủ quan và bỏ mặc cô ấy tự xoay xở một mình. Vì đây có thể là dấu hiệu cảnh bảo sinh non hoặc sẩy thai rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé. 

10. Một giấc ngủ ngon là khá xa xỉ với bà bầu càng xa xỉ hơn khi cô ấy sinh con

Càng vào những tháng cuối của thai kỳ, cô ấy càng khó tìm được một tư thế ngủ thoái mái. Do em bé ngày càng lớn tạo sức ép lên vùng bụng khiến cô ấy khó thở là thường xuyên phải đi tiểu. Còn sau sinh, vợ bạn phải dành nhiều thời gian để chăm con nên việc thiếu ngủ là điều khó tránh khỏi. Hãy chọn cô ấy một chiếc gối ngủ dành cho bà bầu và trông con giúp vợ để cô ấy có nhiều thời gian để ngủ và ngủ ngon hơn. 

11. Đừng quên báo tin vui vợ có bầu cho mọi người

Những người thân, bạn bè và đồng nghiệp xung quanh bạn sẽ rất vui mừng nếu như bạn báo tin vui vợ có bầu cho họ. Và biết đâu bạn sẽ được chia sẻ nhiều kinh nghiệm làm cha từ những người xung quanh. Điều này rất có ích cho việc làm cha của bạn đấy.

12. Đừng thắc mắc tại sao cô ấy lại mua quá nhiều đồ cho em bé

Em bé sơ sinh cần rất nhiều quần áo, tã lót và bỉm vì thế bạn đừng bao giờ khó chịu hoặc thắc mắc tại sao vợ lại mua quá nhiều đồ cho em bé đến vậy. 

13. Kiên nhẫn đáp ứng mọi yêu cầu hoặc vòi vĩnh của cô ấy

Khi mang thai do thay đổi hormone nên người phụ thường trái tính trái nết, chưa kể chứng ốm nghén thai kỳ “hành hạ”. Khoảng thời gian này cô ấy sẽ có nhiều đòi hỏi vô lý. Và việc mà bạn phải làm là kiên nhẫn đáp ứng mọi yêu cầu và vòi vĩnh của cô ấy mà thôi.

14. Không cần kiêng hẳn “chuyện ấy”

Nhiều người nghĩ rằng trong suốt thời gian vợ mang thai nên kiêng hẳn “chuyện ấy”, vì nếu “yêu” sẽ ảnh hưởng đến em bé trong bụng. Các bác sĩ cho biết, quan hệ tình dục trong thai kỳ không nguy hiểm như nhiều người lầm tưởng. Vì thế các cặp vợ chồng nên duy trì đều đặn “chuyện ấy” khi vợ mang thai, nhưng nên hạn chế “yêu” vào những tháng đầu thai kỳ vì dễ bị sẩy thai và tháng cuối thai kỳ có thể sinh non, vỡ ối sớm.

15. Nên thông báo sớm cho bác sĩ nếu cô ấy gặp khó khăn trong việc chuyển dạ

Nếu cô ấy đăng ký sinh thường nhưng vào lúc lâm bồn lại không thể chịu đựng được những cơn đau và muốn được gây tê màng cứng. Lúc này, đừng ngần ngại hỏi cô ấy có chắc về lựa chọn của mình không mà nên thông báo ngay cho bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời.

17. Đừng cố gắng thay đổi suy nghĩ của cô ấy

Lúc lâm bồn, những cơn đau chuyển dạ sẽ khiến vợ bạn mất kiểm soát và cô ấy sẽ yêu cầu bạn làm nhiều việc không được bình thường. Do đó, thay vì cố gắng làm thay đổi suy nghĩ của cô ấy hãy ở bên và động viên tinh thần để giúp vợ an tâm và vượt cạn dễ dàng hơn. 

18. Khi mang thai cô ấy sẽ trở thành người đa tính cách 

Do hormone thay đổi nên cô ấy sẽ biến thành một người khác hẳn hoàn toàn "vợ bạn" trước đó. Thường xuyên cáu gắt, giận dữ, oán trách thậm chí là quát mắng chồng. Nhưng bạn đừng quá lo lắng đó chỉ là những thay đổi tạm thời mà thôi. Hãy cố gắng chịu đựng và chiều chuộng cô ấy nhiều hơn nhé, rất nhanh thôi cô ấy sẽ nhanh chóng trở lại là "người cũ". 

19. Cuộc sống của bạn sẽ bị đảo lộn khi vợ mang thai

Đây là điều hết sức bình thường, không còn cách nào khác là bạn phải chấp nhận điều này và sống chung với nó trong suốt 9 tháng 10 ngày sắp tới.

Suy nhược cơ thể, căng thẳng, rối loạn giấc ngủ, có cảm giác bị ám ảnh... là dấu hiệu thường gặp của chứng trầm cảm ở phụ nữ sau sinh.

Suy nhược cơ thể

Nhiều sản phụ cảm thấy đau khổ, vô vọng tăng dần sau khi sinh con, thậm chí khóc cả ngày mà không có lý do cụ thể. Một số người cảm thấy bị chồng, gia đình, bạn bè bỏ rơi, những cảm giác này thường không có căn cứ. Theo bác sĩ Xuyến, tình trạng này kéo dài khiến người mẹ bị suy nhược, mệt mỏi triền miên, thờ ơ với công việc nhà, không buồn tắm rửa, chải chuốt.



Lo lắng, căng thẳng

Dấu hiệu phổ biến của chứng trầm cảm là người mẹ thường cảm thấy đau một vùng nào đó trên cơ thể và có cảm giác bệnh. Một số bà mẹ yếu sức càng có nhiều mối lo về sức khỏe của mình. Có thể họ cảm thấy đau dữ dội ở đâu đó nhưng bác sĩ lại không tìm ra nguyên nhân, thường là đau ở đầu và cổ, đau lưng, ngực hay các vấn đề về tim. Sự lo lắng về sức khỏe gia tăng khiến họ càng stress thêm. Các triệu chứng này thường trở nên trầm trọng nếu không được chữa trị.

Nhiều sản phụ luôn cảm thấy căng thẳng và thiếu tự tin khi ra khỏi nhà. Họ thậm chí khó gặp gỡ người bạn thân, từ chối trả lời điện thoại hay tin nhắn, thư từ. Bệnh nhân thường không muốn đến gặp bác sĩ, do đó gia đình nên mời bác sĩ tới nhà.

Rối loạn giấc ngủ

Người bị trầm cảm thường rất khó ngủ. Họ có thể thao thức đến gần sáng hoặc hoàn toàn không ngủ được. Một số bệnh nhân ngủ không liên tục, hay thức giấc vào giữa đêm, thỉnh thoảng gặp ác mộng và không thể ngủ lại. Nhiều bà mẹ cảm thấy stress hơn vào buổi tối nên bị mất ngủ kéo dài. Lúc này,  gia đình nên bố trí người giúp sản phụ cho con bú vào buổi tối.

Có cảm giác bị ám ảnh

Sản phụ mắc bệnh trầm cảm thường bị ám ảnh về một người, một tình huống hay một hoạt động cụ thể nào đó. Vài người trở nên sợ hãi và tin rằng mình là mối nguy hại cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt là đứa trẻ. Những nỗi sợ này là triệu chứng thường gặp của trầm cảm, có thể đi kèm với cảm giác tội lỗi.

Khó suy nghĩ, tập trung hoặc ra quyết định

Các bà mẹ bị trầm cảm thường cảm thấy rất khó khăn để đưa ra quyết định. Họ thường phải mất rất nhiều thời gian để cân nhắc những vấn đề thông thường. Việc khó tập trung chú ý còn thể hiện ở những khía cạnh đơn giản như không thể đọc xong một bài báo ngắn, không thể nghe hết một bài hát yêu thích hay xem hết một chương trình tivi mà họ thường quan tâm trước đây.

Theo VnExpress

Sức Khỏe

[Suc-khoe][fbig1]

Làm Đẹp

[Lam-dep][fbig2]

Làm Mẹ

[Lam-me][column1]

Ẩm Thực

[Am-thuc][column2]

Khám Phá

[Kham-pha][hot]

Thời Trang

[Thoi-trang][gallery1]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.