Latest Post

Tiền phải kiếm bằng sức lao động, ưu tiên cái cần trước cái muốn, mua sắm phải dựa vào giá trị sử dụng..., trẻ cần học để biết cách làm chủ đồng tiền khi trưởng thành.

Không bao giờ là quá sớm để học những điều cơ bản về cách quản lý tiền và điều này sẽ giúp trẻ trở thành người có trách nhiệm về tài chính khi trưởng thành. Hầu hết trường học không dạy gì cho trẻ về tiền, vì thế đây chính là trách nhiệm của bố mẹ. Nếu bạn muốn con lớn lên là người biết tiết kiệm và sử dụng đồng tiền thông minh, hãy bắt đầu bằng 7 bài học đơn giản dưới đây:

Tiền phải kiếm bằng sức lao động

Trong nền kinh tế khủng hoảng hiện nay, dạy trẻ mong đợi có được những thứ chúng muốn mà không cần nỗ lực là đặt con cái vào tình thế bất lợi nghiêm trọng khi chúng trở thành lực lượng lao động. Điều này không có nghĩa là bạn nên trả tiền để trẻ làm việc vặt trong nhà - những việc này trẻ phải tự nguyện làm chứ không phải làm vì được thưởng tiền (không ai muốn ở trong một ngôi nhà bừa bộn, và nhà thì không thể tự dưng sạch sẽ). Bạn có thể khuyến khích con chơi các trò vừa chơi vừa học về cách quản lý tiền, giúp bố mẹ chuẩn bị đồ bán hàng hay tính tiền chợ, cắt cỏ hay dọn nhà thuê cho hàng xóm... khi chúng đủ tuổi.

Phân biệt giữa muốn và cần

Trẻ cần hiểu rằng điều chúng cần luôn phải được ưu tiên trước điều chúng muốn. Nếu chúng muốn có một đồ chơi mới hay trò chơi trên máy tính... giải thích rằng tiền là nguồn có hạn và hãy nghĩ về quần áo, thức ăn trước đã.


Ảnh minh họa: Abs-cbnnews.com.

Sức mạnh của sự kiên nhẫn

Thiết lập một số nguyên tắc thực tế, chẳng hạn mỗi 10 đồng con kiếm được, cần tiết kiệm ít nhất một đồng. Tạo thành 3 khoản riêng biệt và dán nhãn: tiền tiết kiệm, tiền tiêu xài, tiền từ thiện. Đừng ép trẻ phải dành tiền để "cho đi" nhưng giải thích cho con hiểu có nhiều trẻ khác trên thế giới không được may mắn như chúng, vì vậy cho đi là một điều tốt đẹp nên làm. Hãy xem lại số tiền tiết kiệm được mỗi tháng và để trẻ thấy được sức mạnh của sự tích cóp. Giải thích với con rằng tiết kiệm tiền là một cách trẻ nỗ lực để có được những điều thú vị như đi nghỉ, đi tham quan những nơi yêu thích.

Mua sắm dựa vào giá trị sử dụng

Khi con bạn đủ tuổi để nắm bắt các phép toán đơn giản, hãy để chúng đi cùng bạn khi mua sắm và tham gia vào quá trình trả giá khi mua đồ. Đưa cho trẻ thấy hai mặt hàng giống nhau có hai mức giá khác nhau và hỏi chúng xem nên chọn cái nào thì tốt hơn.

Không thể có mọi thứ

Mọi người đều xứng đáng được thường xuyên tiêu xài thoải mái nhưng nếu chúng ta mua tất cả những gì mình muốn thì kết quả sẽ là thảm họa tài chính. Dẫn con đến một cửa hàng đồ chơi, đưa cho chúng một số tiền nhất định như 20.000 hay 100.000 đồng và cho phép trẻ chọn bất cứ thứ gì chúng thích miễn là nằm trong khoản tiền đó.

Vật cũ = tiền mới

Khi con bạn lớn, những quần áo cũ và đồ chơi không còn thích thú nữa đều có thể thanh lý lại. Bạn hãy làm gương bằng cách bán đi những vật dụng không cần thiết của chính mình. Bán bất cứ thứ gì bạn có thể và cho đi những thứ còn lại. Cách này vừa giúp bạn đỡ bừa nhà vừa mang lại một nguồn tài chính và làm gương về tiết kiệm tiền bạc cho con.

Tặng quà để mang lại niềm vui cho chính mình

Vào dịp đặc biệt trong năm, chẳng hạn Giáng sinh, hãy rủ con cùng tham gia một tổ chức hay sự kiện từ thiện nào đó. Bố mẹ có thể hỏi trẻ về cảm giác vui thích của chúng khi được nhận quà. Sau khi trẻ bày tỏ cảm giác tuyệt vời của mình ra sao, hãy giải thích rằng có nhiều gia đình khác không đủ tiền để mua những thứ tốt đẹp cho con cái của họ. Tìm một em bé kém may mắn hơn để mua quà và rủ con tham gia quá trình này. Đưa trẻ đến cửa hàng, nói với chúng những thứ mà các bạn cùng lứa với con có thể thích, rồi để trẻ thiết lập ngân sách chi cho món quà đó. Bài học này giúp con bạn biết trân trọng hơn những niềm vui trong cuộc sống của chúng và khi trưởng thành sẽ giàu lòng nhân ái hơn.

Theo VNE

Lương của bố mẹ, giá thuê người giúp việc... là những điều bạn không nên kể với con nhỏ. 

Trẻ xứng đáng biết sự thật nhưng không phải tất cả mọi chuyện. Chuyên gia tài chính Beth Kobliner, tác giả cuốn sách Make Your Kid a Money Genius, đưa ra lời khuyên về những điều phụ huynh không nên đề cập với trẻ, theo Realsimple:

Đừng kể với trẻ nhỏ bạn kiếm được bao nhiêu

Dù gia đình bạn sung túc hay vẫn đang nợ nần, mức lương là thứ nên giữ cho riêng mình. Trẻ nhỏ chưa đủ hiểu và việc tiết lộ con số bố mẹ kiếm được có thể trở thành chuyện đưa ra bàn tán, so bì của đám trẻ ở sân chơi (Chẳng hạn "Mẹ tớ kiếm được chừng này nhé? Bố cậu lương bao nhiêu?").

Lời khuyên tương tự cũng áp dụng khi trong gia đình bố hay mẹ kiếm được nhiều tiền hơn người kia. Trẻ có thể nhầm lẫn giữa việc lương cao và chuyện ai đóng góp nhiều cho gia đình. 

Nên: giúp trẻ hiểu rằng mỗi gia đình có hoàn cảnh kinh tế khác nhau: 

Thật ra, một số trẻ từ bé đã biết điều này khi thấy sự khác biệt giữa xe đạp hay giày dép, nhà... của mình với bạn bè hay các nhân vật trong truyện, phim. Vì thế, khi đến thời điểm thích hợp, bạn có thể nói với con về việc nhiều gia đình vẫn sống nghèo đói, ở trong các gian phòng chật chội, chịu cảnh khó khăn thế nào. 


Ảnh minh họa: DealNews.

Đừng buôn chuyện trước mặt trẻ về thói quen tiêu tiền của người khác

Nếu bạn cần kể về chuyện người bác tham lam hay cô em gái đang nợ nần, hãy tế nhị và tránh xa đôi tai của trẻ. 

Nên: Kể với trẻ những tấm gương dùng tiền ý nghĩa, như: Cô bạn không mua các món quà xa xỉ để dành số tiền đó ủng hộ một quỹ từ thiện; Các đồng nghiệp đã cùng tiết kiệm để giúp một người trong công ty gặp khó khăn...

Đừng kể với con giá tiền bố mẹ phải trả cho người chăm trẻ

Chẳng điều gì hạ thấp người chăm trẻ bằng việc đề giá lên công việc họ làm. Hẳn bạn không bao giờ muốn nghe con nói những lời như: "Mẹ cháu đã trả cho cô 4 triệu một tháng thì cô phải làm theo lời cháu bảo chứ". Một số trẻ nhỏ có thể cho rằng người chăm sóc đến với mình bởi họ thích chơi và yêu quý bé. Bạn đừng phá vỡ suy nghĩ đó.

Nên: Bảo con đoán giá các đồ bé dùng, giúp trẻ dần biết giá cả và cách thức mua đồ. 

Đừng nói dối trẻ là bố mẹ không có tiền mua thứ gì đó

Nếu bạn vừa bảo với con là mình không có tiền để mua thứ gì đó rồi vài phút sau lại quẹt thẻ, mua thứ khác thì trẻ sẽ tự hỏi liệu có thể tin tưởng vào mẹ nữa hay không.

Nên: Giải thích tại sao bạn không mua món đồ mà bé đòi. Một câu trả lời đơn giản như: "Mẹ nghĩ rằng chúng ta không cần mua cái đó ngay bây giờ" có thể khiến bé dần hiểu rằng việc mua sắm không phải theo ngẫu hứng mà cần có mục đích cụ thể.  

Đừng kể với con bạn lo lắng thế nào về khoản tiền lo cho bé học lên cao

Trẻ tuổi thiếu niên khi biết các lo âu này của bố mẹ thường cảm thấy việc học lên cao của mình như là gánh nặng và dễ chán nản, lo âu theo.

Nên: Nói một cách bình thản về các chi phí học đại học hay đi du học của con.

Khi trẻ vào trung học, hãy nói về chủ đề này. Nếu bạn đã biết các con số cụ thể cần để cho con đi học, hãy cho con biết. Bạn có thể giải thích là mình mong đợi trẻ sẽ tham gia như thế nào, chẳng hạn học hành cố gắng để đạt điểm tốt, nhận được học bổng... Nên cố gắng trò chuyện thật bình thản, vui vẻ, đừng thể hiện sự lo âu hay đặt sức ép lên con, trẻ sẽ có thái độ tương tự. 

Theo VNE

Không phải thời điểm mới bước qua 20 hay quá 30, đây là những lý do nên kết hôn ở độ tuổi 30.

Ổn định về tài chính

So với vài năm trước, khi mới ra trường thì giờ đây bạn không còn phải nhấp nhổm chờ lương vào cuối tháng để trang trải các khoản chi phí trong tháng. Ở tuổi 30, bạn đã khá ổn về tài chính sau vài năm đi làm.


Ảnh minh họa

Những gì cần mua sắm bạn đã có khả năng mua sắm đủ. Bạn cũng đã có một số vốn nho nhỏ để phòng thân và lo những việc cần lo như đám cưới, hoặc làm vốn kinh doanh nho nhỏ sau khi lập gia đình.

Đã chán rong chơi

Bạn không còn thiết tha những buổi cà phê tán gẫu cùng bạn bè vào dịp cuối tuần hay bất cứ buổi tối nào rảnh rỗi trong tuần. Những chuyến chu du không có bạn đồng hành cũng trở nên nhạt nhẽo. Lúc này, điều bạn mong mỏi là mỗi ngày được trở về với tổ ấm của chính mình.

Bạn nghĩ đến những đứa con và muốn có sự thay đổi cuộc sống hiện tại.

Biết quan tâm sức khỏe


Bạn tập thói quen ăn uống lành mạnh hơn. Trong đầu đã biết nhẩm tính đến lượng calo trong thức ăn, loại trừ bớt những món ăn không tốt cho tim mạch, huyết áp, xương khớp. Bạn cũng dành thời gian ưu tiên cho các lớp thể dục, vận động ngoài trời.

Ở tuổi này, bạn cũng bắt đầu biết quý trọng những bữa ăn gia đình vừa lành mạnh vừa đầm ấm giữa những người thân.

Có kinh nghiệm để đối phó với những khó khăn

Tuổi 30 bạn đằm tính hơn, xử lý vấn đề cũng bình tĩnh chứ không nông nổi như tuổi 20. Đây là điều cần thiết cho cuộc sống hôn nhân lâu dài, bởi khi đó bạn sẽ phải đối mặt với không ít sự bất đồng liên quan đến gia đình, quan niệm, tài chính…

Đó cũng là một trong những lý do khiến những bạn trẻ ly hôn khi chưa có sự trang bị kiến thức ứng phó cho bản thân. Tuổi 30, bạn có đầy đủ sự chín chắn để vượt qua rào cản này.

Hiểu về đàn ông hơn

Sự tự do cá nhân không còn lý tưởng như khi bạn vừa thoát ra khỏi sự kềm cặp của bố mẹ ở tuổi đến trường, ngược lại, tuổi 30 đã bắt đầu khát khao một tổ ấm cho riêng mình.

Bạn cũng chán ngấy những mối tình mà ở đó hơn phân nửa thời gian quen nhau là giận hờn, trách móc, làm khổ nhau. Trải qua vài mối tình như vậy, bạn hiểu đàn ông hơn và cũng bớt lãng mạn trong tình yêu hơn. Đó là thời điểm chín mùi để bạn sẵn sàng bước chân vào cuộc sống hôn nhân.

Váy cưới, áo cưới hay áo choàng cưới là lễ phục của cô dâu trong hôn lễ. Màu sắc, phong cách và tầm quan trọng của áo cưới phụ thuộc vào tôn giáo và văn hóa của những người tham dự đám cưới. 

Màu sắc của áo cưới truyền thống Trung Hoa


Trong nền văn hóa phương Tây, cô dâu thường chọn một chiếc váy cưới màu trắng, được Nữ hoàng Victoria phổ biến trong thế kỷ XIX. Trong nền văn hóa phương Đông, tiêu biểu là người Hoa, các cô dâu thường chọn màu đỏ vì nó tượng trưng cho sự thịnh vượng. Vậy áo cưới truyền thống người Hoa có từ lúc nào?





Màu đỏ đối với người Trung Quốc tượng trưng cho may mắn, cho sức mạnh xua đuổi tà ma. Váy cưới truyền thống ở miền Bắc Trung Quốc là chiếc xường xám thêu hình rồng phượng bằng chỉ màu vàng và bạc. Cô dâu ở miền Nam Trung Quốc thường mặc bộ đồ cưới tách áo và váy riêng nhưng cũng thêu các hoạ tiết rồng và phượng. Theo truyền thống, trang phục cưới của cô dâu sẽ thêu cả hình rồng và phượng tượng trưng cho sự hài hoà giữa âm và dương. Bộ quần áo cưới của nam thường may bằng lụa đen thêu hình rồng màu đỏ. 


Áo cưới người Hoa có từ lúc nào?

Ngày nay trang phục cưới truyền thống của chú rể thường có màu đỏ giống như cô dâu và thêu hoạ tiết rồng bằng chỉ vàng. Văn hóa Trung hoa là một văn hóa lâu đời vào hàng bậc nhất trên thế giới, do đó, áo cưới truyền thống người Hoa có từ lúc nào là một câu hỏi không hề đơn giản. Có thể nói rằng, áo cưới truyền thống người Hoa đã xuất hiện từ những triều đại nhà Hán vào giai đoạn năm 206 Tr.CN kéo dài đến năm 220 S.CN được cho là thời đại phát triển trong lịch sử Trung Hoa. Kỹ thuật, kinh tế đều có sự tiến bộ vượt bậc..


Ngày nay, phụ nữ lựa chọn nhiều màu sắc khác ngoài màu đỏ. Trong đám cưới hiện đại ở Trung Quốc, cô dâu có thể lựa chọn trang phục của phương Tây với bất kỳ màu sắc nào, và sau đó mặc một bộ trang phục truyền thống cho lễ trà chính.





Áo cưới ngày nay của người Hoa


Áo cưới ngày nay ở Trung Quốc, có chút pha lẫn với nét truyền thống và kiểu dáng hiện đại ở chỗ vẫn giữ lại những họa tiết thêu trên áo và tông màu đỏ chủ đạo, nhưng tất cả đều được tạo với kiều váy soa-rê, đuôi cá, váy chữ A, váy tầng hay váy cưới phồng.


Sáng tạo hơn, với mẫu váy đuôi cá, nhưng những nhà thiết kế biến hóa phần chân váy thành những kiểu đuôi dài xếp tầng hay kiểu đuôi công, tôn được đường cong của cô dâu mà vô cùng thướt tha quyến rũ.

Những họa tiết vô cùng táo bạo như thêu rồng - biểu tượng của vua chúa ngày xưa, thay vì là công, phượng, hoa,…, nhưng lại rất hiện đại với các đường cắt xẻ ở thân váy, chéo vai, cúp ngực, phủ ren ở lưng,.. làm cho các tân nương ngày nay vẫn giữ được vẻ đẹp truyền thống mà cũng không kém phần hiện đại.




 Veronicawedding  

Veronicawedding là một trong số ít những địa chỉ cung cấp dịch vụ áo cưới người Hoa tại TP.HCM cùng với dịch vụ chụp album cưới chuyên biệt theo phong cách chuẩn truyền thống người Hoa.

Liên hệ: 

Veronica Wedding - 164 Trần Hưng Đạo B , F.7, Q.5, TpHCM 
(+084) 0902310569 or (+084) 0961387989 
https://www.facebook.com/aocuoiveronica 
Email: veronicawedding168@gmail.com 
Giờ mở cửa: 10:00 am to 21:30 pm 
 http://www.veronicawedding.com/

Nếu thấy chàng luôn ga lăng, liên tục tặng quà hay khen ngợi, bạn chớ vội mừng mà cần tìm hiểu kỹ hơn. 

Nhiều chàng trai ban đầu ga lăng, lãng mạn nhưng sau đó lại trở thành ác mộng khi yêu hay kết hôn. Vì vậy, nếu thấy chàng có các dấu hiệu dưới đây, bạn đừng chủ quan tiến tới ngay mà cần thận trọng hơn, theo Foxnews:

1. Chàng nhanh chóng muốn cưới bạn

Điều này nghe có vẻ hay nhưng thực tế là nhiều nam giới làm vậy để ràng buộc và xác định người phụ nữ thuộc quyền sở hữu của anh ta. Thường sau đó, mối quan hệ sẽ bao gồm cả sự bạo hành, đeo bám.

2. Chàng lúc nào cũng ga lăng

Giá như đây không phải là một dấu hiệu cảnh báo thì tốt biết mấy bởi hầu hết các cô gái đều dễ xiêu lòng trước các anh chàng hào hoa, lịch thiệp. Thực tế thì, nhiều anh chàng luôn nói và thể hiện sự lịch thiệp bởi vì họ muốn lấy lòng phụ nữ nhanh để đạt được mục đích khác, như thỏa mãn nhu cầu sex chẳng hạn.


Ảnh minh họa: Mark Manson.

3. Chàng rất gần gũi với mẹ

Ban đầu, bạn có thể nghĩ rằng những anh chàng này thường hiểu tâm lý phụ nữ, về sau cũng sẽ gần gũi, yêu thương vợ. Nhưng thực tế rất khác. Những nam giới kiểu này thường để người mẹ can thiệp quá sâu vào cuộc sống riêng và không có chính kiến quyết định cuộc đời mình.

4. Chàng tự nhận mình là người "truyền thống, cổ điển"

Bạn có muốn lấy chồng xong là mang thai ngay rồi từ đó mắc kẹt trong căn bếp, quanh quẩn cả đời với các việc nội trợ? Đó chính là điều hầu hết các anh chàng tự nhận là "cổ điển" muốn ở vợ. Những anh chàng này thường không trân trọng phụ nữ và che đậy việc này bằng lớp vỏ "truyền thống" của mình.

5. Luôn thể hiện tình cảm bằng các món quà

Các cô gái thường thích được tặng quà và coi đó là hành động thể hiện sự quan tâm. Nhưng rất nhiều nam giới lại tặng quà để đổi chác. Họ dùng các món quà để mua tình yêu và cả tình dục. 

6. Chàng có quá khứ đau thương với các cô gái

Hầu hết các chàng trai nói về chuyện họ từng yêu phải cô gái tệ hại và "cần ai đó để hàn gắn trái tim" thường là những kẻ bạo hành hoặc chẳng ra gì. 

7. Chàng luôn nói về sự tử tế của bản thân

Đây lại là một dấu hiệu cảnh báo khác về những anh chàng mắc hội chứng "đeo mặt nạ" nhưng rất nhiều cô gái lại phải lòng khi nghe những thứ hay ho do họ nói ra. 

8. Anh ấy chưa bao giờ có giai đoạn nổi loạn 

Thực tế, ai cũng cần có một giai đoạn chệch ra khỏi lối mòn để khám phá bản thân. Nếu chàng lúc nào cũng "ngoan", anh ấy sẽ đến lúc ấm ức, ghen tỵ với những người có tuổi trẻ nhiều trải nghiệm. Điều đó có thể dẫn tới các hành vi bạo hành và ra vẻ bề trên. Và ai mà biết được liệu sau này, anh ta có thể chơi bời bù những tháng ngày trước đây. 

9. Anh ấy quá tình cảm và luôn ca tụng bạn

Mặc dù đó có thể là tính cách chàng, điều này có khi là dấu hiệu cảnh báo về một kiểu bạo hành - khiến người khác bị lệ thuộc vào mình, sau đó dùng chiêu "cấm vận" gây ảnh hưởng, bắt người kia phải làm mọi thứ theo ý họ. 

10. Anh ấy kể nhiều câu chuyện xúc động về cử chỉ cao đẹp của mình

Trong hầu hết các trường hợp, những người thực sự làm điều tốt sẽ thấy không cần phải liên tục kể về hành động của mình. Đây chính là hành vi tự yêu bản thân quá mức. Khi kết đôi với người như vậy, nếu bạn không luôn vuốt ve cái tôi của họ, họ có thể sẽ nghĩ cách để hành hạ bạn.

Theo VNE

Sức Khỏe

[Suc-khoe][fbig1]

Làm Đẹp

[Lam-dep][fbig2]

Làm Mẹ

[Lam-me][column1]

Ẩm Thực

[Am-thuc][column2]

Khám Phá

[Kham-pha][hot]

Thời Trang

[Thoi-trang][gallery1]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.