Articles by "Lam-me"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Lam-me. Hiển thị tất cả bài đăng

Tiểu đường là vấn đề lớn đối với phụ nữ đang mang thai. Những lưu ý sau đây sẽ giúp các mẹ có thể kiểm soát tình trạng bệnh và luôn khỏe mạnh.

Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở phụ nữ đang mang bầu. Bệnh chỉ xuất hiện, tồn tại trong thời gian này và tự khỏi sau khi sinh. Nếu trong vòng 6 tuần sau khi sinh, người mẹ chưa khỏi thì bệnh thuộc thể tiểu đường loại 1, loại 2 và cần được điều trị.

Để phòng ngừa và phát hiện kịp thời bệnh đái tháo đường thai kỳ, phụ nữ có thai cần chú ý các điều sau:

1. Kiểm soát lượng đường trong máu

Nếu bạn dự định mang thai, hãy thay đổi các thói quen xấu như ăn nhiều đồ ngọt, hút thuốc lá, giảm cân và cần bổ sung vitamin cho cơ thể ngay từ khi bào thai hình thành. Đồng thời, trong thai kỳ, bạn nên kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên để phát hiện kịp thời bệnh tiểu đường. Bởi vấn đề này khiến người mẹ đối mặt với nguy cơ mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) và nhiều biến chứng nguy hiểm như sinh non, thai nhi khó thở...

Nếu đã mắc bệnh, thai phụ cần kiểm tra lượng đường trong máu theo thời gian biểu hàng ngày, thậm chí hàng giờ (trước và sau mỗi bữa ăn...), để kiểm soát lượng thức ăn, can thiệp kịp thời khi sự cố xảy ra.




2. Thường xuyên gặp bác sĩ để kiểm tra

Phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường nên đi khám thai định kỳ thường xuyên hơn. Bác sĩ sẽ theo dõi thai nhi và tình trạng nội tiết tố của bạn để có thể can thiệp kịp thời nếu sự cố xảy ra.

3. Luôn dự trữ thức ăn

Các chuyên gia khuyên phụ nữ mắc bệnh tiểu đường trong thời kỳ thai nghén nên có chế độ ăn thích hợp để đảm bảo sức khỏe. Ngay sau khi thức dậy, bạn nên ăn nhẹ để hạn chế buồn nôn do ốm nghén.

Khi nồng độ insulin trong máu quá cao hoặc lượng thức ăn nạp vào không phù hợp với nhu cầu cơ thể, phụ nữ có thai có thể bị hạ đường huyết. Vì vậy, bạn cần chuẩn bị sẵn thức ăn để đối phó với hiện tượng này như bánh kẹo, nước trái cây, sữa...

4. Dừng uống thuốc

Các chuyên gia sản khoa khuyên phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường loại 2 nên hạn chế uống thuốc (qua đường miệng). Phương pháp điều trị này có thể ảnh hưởng tới thai nhi.

Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng. Phụ nữ mang thai nên khám định kỳ đúng hạn và kiểm soát chế độ sinh hoạt để kịp thời phát hiện các triệu chứng. Nếu mắc bệnh, bạn nên tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ để điều trị ổn định và đảm bảo sức khỏe cho mẹ và con.

Mang thai và sinh con là một sự kiện vô cùng hạnh phúc đối với người phụ nữ. Tuy nhiên để có được niềm hạnh phúc này nhiều phụ nữ đã trải qua 3 tháng nghén vô cùng khó khăn đăc biệt là các phụ nữ mang thai lần đầu. Vậy làm thế nào để các bà mẹ bớt khó chịu trong giai đoạn này mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho thai nhi?

Ăn theo sở thích

Thường thì gia đình sẽ chọn những đồ ăn tốt cho bà bầu để giúp tăng cường dinh dưỡng cho mẹ và bé. Tuy nhiên, giai đoạn này thai nhi chưa cần nhiều dưỡng chất vì vậy để người mẹ không cảm thấy áp lực mỗi khi đến bữa ăn thì nên chọn những món ăn theo sở thích người mẹ thay vì những món ăn dành cho bà bầu


Ăn làm nhiều bữa và giữ cho dạ dạy không trống

Việc dạ dạy trống trơn co bóp làm lượng axit tăng cao có thể khiến mẹ bầu buồn nôn, nôn khan. Mẹ bầu không nên ăn quá no một lúc mà nên chia nhỏ các bữa ăn ra dạ dày quá no có thể dễ bị kích thích. Nên mang theo những đồ ăn nhẹ khi ra ngoài. Gia đình nên chuẩn bị sẵn những món ngon dành cho bà bầu để mẹ bầu có thể ăn bất cứ khi nào đói. Bổ sung nước trái cây, sữa trong khẩu phần ăn hằng ngày. Vì người mẹ cần bổ sung nước sau khi bị mất nước do nôn.

Mẹ bầu vẫn có thể luyện tập các bài tập nhẹ nhàng dành cho bà bầu như đi bộ, tập yoga…điều này không chỉ giúp cơ thể ăn uống tốt hơn mà còn giúp tinh thần thoải mái, thư giãn ngủ ngon hơn và rất tốt cho sự phát triển của em bé.

Dưới đây là những đồ ăn tốt cho bà bầu nhằm hạn chế nghén:

1. Gừng tươi

Gừng giúp làm giảm co thắt dạ dày và tăng hoạt động nhu động ruột từ đó giảm hẳn tình trạng buồn nôn.
                         
Mẹ bầu có thể dùng gừng tươi hãm như trà để uống hoặc ngậm kẹo có vị gừng cũng rất tốt. Hoặc có thể hòa nước ép gừng tươi với 1 loại nước ép khác để dễ uống hơn.

2. Lá tía tô

Lá tía tô: Có vị cay, tính ấm, có công dụng an thai, loại trừ đàm trong cơ thể, hạn chế tình trạng buồn nôn. Có thể ăn sống hoặc sắc nước uống.

Kết hợp với sắn dây hoặc vỏ quất, sa nhân sắc nước uống thì hiệu quả càng rõ rệt.



3. Rễ cây lau, sậy

Rễ cây lau, sậy: Có vị ngọt, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể và làm hết nôn. Nấu nước uống hằng ngày hoặc kết hợp mía để dễ uống.

4. Củ cải

Củ cải: Có vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, hóa đàm, giải trừ buồn nôn. Bạn có thể ép lấy nước uống hoặc nấu thành món ăn.

5. Bí đao

Bí đao: Với vị ngọt, tính mát, bí đao có tác dụng thanh nhiệt, bài trừ đàm và hạn chế tình trạng buồn nôn rất tốt. Có thể ăn hoặc ép thành nước bí đao uống thay nước.



6. Vỏ quất, quýt, cam, quả chanh

Vỏ quất, vỏ quýt, vỏ cam và chanh (hay còn gọi là trần bì): Có tác dụng chống nôn rất tốt. Bạn có thể ngửi mùi của vỏ quất, vỏ quýt, vỏ cam tươi để hạn chế cảm giác buồn nôn. Hoặc hãm lấy nước uống.

Khi mang thai cơ thể người mẹ có những thay đổi rất lớn kèm theo các triệu chứng bất thường. Để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé một cách tốt nhất thì các bà mẹ nên bổ sung kiến thức khi mang thai một cách đầy đủ để phát hiện kịp thời những biểu hiện lạ. 

Dưới đây là những biểu hiện khi mang thai có thể nguy hiểm cho thai phụ mà các mẹ bầu cần biết.


Những dấu hiệu nguy hiểm cần chú ý khi mang thai

           
1. Ra huyết khi mang thai

Chảy máu khi mang thai là biểu hiện khá nguy hiểm dù ở giai đoạn nào của thai kỳ. Nếu bà bị ra quá nhiều máu, kèm theo đau bụng giống thời gian hành thì đó có thể là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của thai phụ.

Chảy máu và co thắt mạnh ở vùng bụng dưới còn là dấu hiệu sẩy thai. Xuất huyết ở giai đoạn thứ ba của thai kỳ kèm theo đau bụng có thể là triệu chứng của hiện tượng bong nhau non. 

2. Nôn, ói nhiều hơn bình thường

Nôn ói khi mang thai là chuyện hết sức bình thường tuy nhiên nếu nôn ói quá nhiều thì vấn đề hoàn toàn khác. Lúc này bà mẹ có thể có nguy cơ thiếu dinh dưỡng và mất nước. Tình trạng này dễ gây ra những biến chứng như sinh non hay dị tật thai nhi.

3. Mức độ cử động của thai nhi giảm sút rõ rệt

Nếu thai nhi không cử động nhiều như trước, lý do có thể là bé không được cung cấp đủ oxy và dinh dưỡng từ nhau thai.

Để kiểm tra thì bạn có thể uống một chút nước lạnh, hay ăn gì đó. Và nằm nghiêng để kiểm tra xem em bé có đang cử động không. Hoặc đếm số lần bé đạp bụng mẹ. Nếu trung bình 1 tiếng bé đạp 5 lần thì có thể xem là bình thường.




4. Xảy ra các cơn co thắt

Vì sự an toàn của cả mẹ và bé các mẹ đừng bao giờ chủ quan với các cơn co thắt. Ở giai đoạn 3 của thai kỳ, bất kỳ khi nào thấy xuất hiện các cơn có bóp hoặc chỉ có cảm giác như đang bị co bóp, bạn phải gặp bác sĩ ngay. Nếu có biến chứng thì các bác sĩ cũng sẽ có hướng xử trí kịp thời cho thai phụ.

5. Chảy nước ối khi mang thai

Khi ra nước ối khi mang thai thì các mẹ nên lập tức đến khám bác sỹ. Đây cũng là triệu chứng khá nguy hiểm có thể dẫn đến thiếu ối khiến thai nhi chậm tăng trưởng hoặc bị dị tật.

6. Chảy máu âm đạo kéo dài

Chảy máu âm đạo kéo dài là một dấu hiệu của bệnh nhau tiền đạo. Đây có thể là biến chứng của nghén khi mang thai, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho mẹ và cho thai nhi, gây cản trở lối ra của thai. Cần được kiểm soát kịp thời để tránh sinh non.




7. Thường xuyên khát nước và đi tiểu

Khi bà bầu thường xuyên khát nước, đi tiểu và cảm giác mệt mỏi thì đó có thể là dấu hiệu của bênh tiểu đường. Thường thì bà bầu sẽ không được uống thuốc điều trị tiểu đường, do đó, bác sỹ sẽ đề nghị thay đổi chế độ ăn uống khoa học hoặc tăng lượng insulin trong cơ thể.

8. Chảy máu âm đạo kèm chuột rút

Khi gặp triệu chứng này có thể bạn đã bị đứt nhau thai. Đây là hiện tượng nhau thai kéo ra ngoài thành tử cung, lấy đi oxy của bào thai. Trong trường hợp bị nhẹ, ngủ nghỉ là cần thiết, tuy nhiên trong trường hợp bị quá nặng (hơn một nửa nhau thai đã bị tách ra), cách hữu hiệu là phải sinh con sớm để cứu được tính mạng người mẹ.

9. Huyết áp cao

Bệnh nhiễm độc máu hoặc tiền sản giật sẽ khiến huyết áp bà mẹ tăng cao. Triệu chứng này thường xảy ra từ tuần thứ 20 của thai kỳ với các biểu hiện như huyết áp cao, mờ mắt, đau đầu, đau dạ dày. Với các bào thai từ 37 tuần tuổi, bác sỹ sẽ chỉ định cho sinh sớm. Tuy nhiên nếu thai nhi còn quá non, các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân nghỉ ngơi và dùng thuốc giảm huyết áp – loại thuốc này không hề tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi.

Khi mang thai, chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ và bé. Đặc biệt thể chất của đứa bé sau này cũng bị tác động bởi giai đoạn này. Do đó các bà mẹ cần tuân thủ 1 chế độ ăn đúng và đủ dưỡng chất cho từng tháng.

1/ Chế độ dinh dưỡng khi mang thai 3 tháng đầu

Khi mang thai tháng đầu, cơ thể bắt đầu thay đổi, hormone nội tiết tố tăng lên, làm bạn thường xuyên cảm giác buồn nôn và khó chịu bụng.



Trong tháng này bạn bên tuân thủ nguyên tắc ăn dưới đây:


  • Chia 3 bữa ăn chính thành 6 bữa nhỏ mỗi ngày. Chọn thức ăn dễ tiêu hóa.
  • Uống nước giữa các bữa ăn, chứ không nên uống trong bữa ăn.
  • Bổ sung thêm axit folic là rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi.


Trong 3 tháng đầu, bạn chỉ cần tăng khoảng 1-2kg. Thực phẩm trong chế độ ăn uống dành cho bà bầu nên nằm trong nhóm thực phẩm sau: ngũ cốc, bánh mì, rau, trái cây, sữa, thịt, cá, đậu. Ngoài ra, tránh ăn thức ăn nhiều calorie, chất béo. A-xít folic vẫn đóng vai trò quan trọng trong tháng này

Khi bước qua tháng thứ 3, cảm giác khó chịu do chứng ốm nghén sẽ giảm đi trông thấy.
Cấu trúc bữa ăn vẫn là 3 bữa chính và 2-3 bữa ăn nhẹ mỗi ngày. Uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm nước trái cây tươi, súp, canh.



Uống 3-4 ly sữa ít béo giàu canxi 1 ngày.

 2/ Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 4

Giai đoạn này bạn nên đảm bảo một chế độ dinh dưỡng đa dạng và cân bằng và bổ sung nhiều sắt.

Nguồn thực phẩm giàu sắt bao gồm thịt gà, các loại đậu, rau xanh đậm. Để tăng cường sự hấp thụ chất sắt, bạn nên bổ sung thêm vitamin C từ chanh, cam, dưa hấu, bông cải xanh, ớt chuông xanh trong thực đơn hằng ngày. Nếu lượng sắt từ thực phẩm không đủ bạn có thể bổ sung thêm viên sắt theo yêu cầu của bác sỹ

3/ Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 5

Hết tháng thứ 5 ban cần tăng thêm 1,5-2kg.

Bạn nên hạn chế ăn mặn. Duy trì uống nước  thường xuyên, 8 ly mỗi ngày cộng thêm các loại nước dinh dưỡng khác

Nhu cầu canxi tăng trong thai kỳ, vì vậy bầu nên để ý uống 2 ly sữa và bổ sung các chế phẩm từ sữa


     
4/ Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 6

Đây là thời gian bạn cảm thấy đói liên tục do bé con lớn hơn và cần nhiều dinh dưỡng hơn. Hết tháng thứ 6, bạn nên tăng được 6-8kg.

-Bà bầu nên thỏa mãn cơn đói bằng thực phẩm nằm trong nhóm thực phẩm thiết yếu như ngũ cốc, rau, trái cây, sữa, chế phẩm từ sữa, thịt và các loại đậu, hoặc có thể bổ sung thêm chất béo lành mạnh.

5/ Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 7

Ở tháng thứ 7 bạn nên chú ý những điều sau:
Không nên để dạ dày rỗng trong thời gian dài và đừng ăn quá no, hãy chia thành nhiều bữa nhỏ. Ngủ với gối cao hơn bình

Ngoài ra, mức độ hormone thay đổi ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, bạn nên bổ sung thêm nhiều chất xơ để ngăn ngừa táo bón. Uống nhiều nước.

Giai đoạn này, bạn rất dễ bị thiếu máu. Do đó, bạn cần ăn nhiều thịt gà, thịt đỏ, các loại đậu, rau xanh, và đừng quên bổ sung vitamin C cho dễ hấp thụ. 

6/ Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 8

Tầm quan trọng của omega-3 trong 3 tháng cuối thai kỳ là không thể phủ nhận. Trí não của bé được phát triển nhanh nhất trong giai đoạn này. Bạn có thể bổ sung thực phẩm giàu chất béo lành mạnh. Hoặc nạp omega-3 từ các nguồn vitamin bổ sung khác theo tư vấn của bác sỹ

7/ Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 9

Trong tháng cuối thai kỳ ban nên: Tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu canxi, uống nhiều nước lọc và nước ép, ăn nhạt, tránh thức ăn nhiều dầu mỡ. Bổ sung thêm rau để hạn chế táo bón, tiếp tục bổ sung thêm sắt và omega3 để giúp trí não bé phát triển nhanh hơn.

Vấn đề ăn gì tốt cho bà bầu trong những tháng đầu của thai kỳ luôn là điều mà các thai phụ quan tâm. Bên cạnh việc mang đến sức khỏe đảm bảo cho cả mẹ lẫn bé, các loại thực phẩm còn cần phải đủ độ ngon miệng để không khiến cho mẹ bầu ngán. Vậy các bà bầu ăn gì tốt cho bé, cho mẹ?

Bà bầu ăn gì tốt cho cơ thể


Trong 3 tháng đầu tiên, do thai nhi còn quá nhỏ và các mẹ cũng cần phải bổ sung dưỡng chất cho giai đoạn này nên khẩu phần ăn cũng có nhiều thay đổi. Việc ăn những gì tốt cho bà bầu và giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng là điều hết sức quan trọng, bạn có thể tham khảo một vài loại thực phẩm như:

+ Các loại đậu: Trong đậu có chứa khá nhiều protein giúp cho sự phát triển của mô, cơ bắp trẻ. Bà bầu có thể chế biến đậu thành những món đơn giản như chè đậu (ít đường), cháo đậu, đậu luộc,… để thay đổi.

+ Súp lơ: Trong những ngày đầu mang thai, các bà bầu có thể ăn súp lơ xào thịt bò hoặc súp lơ luộc đều được. Món này giúp cung cấp đầy đủ axit folic và sắt cho cơ thể của mẹ.

+ Rau có màu xanh như xà lách, cải bẹ, rau muống,… cũng chứa khá nhiều axit folic. Bạn nên trộn xà lách với dầu giấm để làm món khai vị, sẽ rất ngon và vẫn đảm bảo dưỡng chất.

Bà bầu ăn gì tốt cho cơ thể


Ăn quả gì tốt cho bà bầu?

Nhiều người băn khoăn không biết các bà bầu ăn quả gì tốt mà không gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa thì có thể tham khảo một số loại trái cây như: cam quýt bưởi,… Chúng không chĩ chứa axit folic mà còn có rất nhiều vitamin C, giúp hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động tốt, bảo vệ mẹ khỏi các căn bệnh thông thường như cảm cúm,…

Thức uống gì tốt cho bà bầu?

Các loại nước ép trái cây, sinh tố hoa quả được bác sĩ khuyến khích cho các mẹ bầu vì mang đến nhiều lợi ích. Bạn có thể thay đổi theo ngày để không cảm thấy chán như hôm nay uống nước cam, ngày mai dùng sinh tố dâu chẳng hạn.

Ngoài việc lưu ý tìm hiểu những gì tốt nhất cho bà bầu về mặt ăn uống, các thai phụ cũng đừng quên việc vận động nhẹ hằng ngày, thăm khám thai định kỳ,… để đảm bảo thai phát triển ổn định. Thực phẩm được tiêu thụ trong giai đoạn này cần chú ý các mặt như dưỡng chất, hương vị, an toàn thực phẩm,… Bạn có thể thông qua các kinh nghiệm của những bà bầu đi trước hoặc làm theo hướng dẫn của bác sĩ vì giai đoạn này cơ thể sẽ có nhiều sự thay đổi.

Mẹ bầu nào khi trải qua quá trình mang thai cũng đều không tránh khỏi những khó chịu khi bầu bí. Nhưng với mỗi người phụ nữ, quá trình mang thai không phải ai cũng như ai. Ở một số người, quá trình mang thai diễn ra khá nhẹ nhàng, với các triệu chứng thai kỳ vẫn ở ngưỡng có thể chấp nhận được, nhưng có những chị em lại gặp phải triệu chứng mang thai nặng như chuột rút, đi tiểu nhiều, nóng nực… trong suốt cả quá trình, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân cũng như em bé trong bụng. 

Dưới đây là các triệu chứng khó chịu khi mang thai mà các bà bầu có thể gặp phải các cách đối phó với chúng.

C:\Users\Tuan\Downloads\phu nu\13327533_1722086824728259_7915982057288619531_n.jpg

1.Chuột rút: 

những cơn đau nhói, bất ngờ xảy đến ở bắp chân hay bàn chân, đặc biệt là vào ban đêm. Để tránh chứng chuột rút, hãy thường xuyên tập thể dục trong suốt thai kỳ. Để giảm đau tức thời, bạn hãy cố giữ bàn chân vuông góc với cẳng chân và xoa bóp nhẹ nhàng các cơ.

C:\Users\Tuan\Downloads\phu nu\massage-ba-bau3.jpg

2. Nóng nực: 

lượng hóc môn và lượng máu đến da tăng lên khiến bạn luôn cảm thấy nóng nực, đổ mồ hôi. Vì vậy, việc ăn mặc thoáng mát là rất quan trọng để giúp bạn luôn cảm thấy thoải mái. Đồng thời, hãy giữ nhiệt độ phòng mát mẻ, thường xuyên tắm rửa.

3. Giãn tĩnh mạch: 

Các tĩnh mạch sưng phồng lên, hiện rõ dưới da như những mạch máu chằng chịt. Để tránh điều này, bạn không nên đứng quá lâu, hãy ngồi ở tư thế chân kê cao.

C:\Users\Tuan\Downloads\phu nu\co-7-bi-quyet-nay-trong-tay-me-bau-khong-bao-gio-bi-chung-chuot-rut-lam-phien6.jpg

4. Đi tiểu nhiều: 

- Đây là điều thường gặp ở 3 tháng đầu mới mang thai, nhưng có khi vẫn tiếp diễn suốt cả thai kỳ. Ở giai đoạn cuối, việc đi tiểu nhiều do em bé đã lớn đè lên bàng quang.

- Trong suốt thời kỳ mang thai, bạn luôn phải uống nhiều nước để không bị táo bón, và nước còn giúp hỗ trợ vận chuyển chất thải từ tế bào và giúp chức năng của gan, thận cho cả bạn lẫn bé.

Nhiều chị em cảm thấy tự ti, cho rằng khi mình mang thai trông rất xấu xí. Hãy yên tâm rằng thực ra khi mang thai mẹ bầu cũng rất xinh đẹp và quyến rũ theo cách rất riêng. Với bí quyết giúp mẹ bầu làm đẹp khi mang thai, mẹ bầu có thể cảm nhận được vẻ đẹp thực sự của bản thân đó. Nào các mẹ bầu hãy cùng phunuvacuocsong.info tìm hiểu về cách làm đẹp cho bản thân nhé.

1. Trang phục đơn giản



Đừng ăn mặc quá cầu kỳ, lòe loẹt với quá nhiều phụ kiện khi mang bầu. Bạn nên chọn những trang phục với những đường nét đơn giản, sáng màu và không theo phong cách cổ điển. Hoặc nên chọn cho mình những bộ đồ đồng màu, có thể kèm theo một chiếc khăn hoa hoặc đồ trang sức hơi “nghịch ngợm” một chút.

2. Làm nổi bật những điểm tích cực:

Các bà bầu nên biết rằng, thân hình phụ nữ khi mang bầu trông rất gợi cảm. Nên bạn hãy tự tin với cơ thể mình bằng cách mặc những bộ đồ có phần cổ khoét sâu một chút để “khoe” vòng một đầy đặn, quyến rũ hay một cái áo cánh bó sát. Trông bạn sẽ rất tuyệt!



3. Thay đổi kiểu tóc:

Hãy thay đổi kiểu tóc mới để phù hợp với cơ thể “mới” của bạn.

Nếu trước đây bạn sở hữu một mái tóc dài, hãy cắt ngắn để tiện chăm sóc và để thu hút sự chú ý đến đôi mắt và khuôn mặt.

Nếu bạn có một mái tóc ngắn hoặc độ dài trung bình, hãy nuôi dài để thi thoảng có thể cuốn tóc lên hoặc kẹp tóc tạo kiểu.


4. Dáng đi cũng phải “đẹp”:

Với những thay đổi lớn về cân nặng cũng như trọng lượng, dáng đi của bạn có vẻ như hơi “lừ đừ” trong suốt giai đoạn bầu bí. Tránh xu hướng đẩy hông của bạn về phía trước và đẩy vai thõng xuống, hoặc “ưỡn” bụng ra phía trước, đẩy vai về phía sau khi bạn đi bộ. Bạn nên giữ cho hông và vai thẳng khi đi bộ, giữ cho lưng thẳng bằng cách kê một chiếc gối phía sau khi bạn ngồi.

5. Bảo vệ da:


Dưỡng ẩm hàng ngày và nhẹ nhàng tẩy tế bào chết cho làn da của bạn một hoặc hai lần một tuần để giữ cho làn da của bạn sáng và mịn. Đây là giai đoạn da của bạn cần được bảo vệ kĩ càng hơn bao giờ hết. Do đó, hãy thoa kem chống nắng nhẹ lên mặt và bất cứ bộ phận nào trên cơ thể có nguy cơ bị tiếp xúc với ánh nắng mỗi khi bạn ra ngoài để tránh tia cực tím.

 Trong thời gian khi phụ nữ mang thai thì chế độ dinh dưỡng phù hợp góp phần đóng vai trò rất quan trọng cho thai nhi. Việc ăn uống không đủ chất hay ăn những thực phẩm không tốt cho thai cũng có thể làm làm ảnh hưởng tới sức khỏe, cân nặng em bé sau khi sinh sau này. Chính vì vậy việc lựa chọn các loại thực phẩm tốt cho bà bầu là điều rất cần thiết nhằm đảm bảo sức khỏe của thai nhi cũng như sức khỏe của bạn 1 cách tốt nhất. 


             
Nhằm giúp con có tiền đề để phát triển toàn diện các bà mẹ nên chú trọng vào việc bổ sung các loại thực phẩm tốt cho bà bầu, và tất nhiên là không thể thiếu các dưỡng chất sau đây :

1. Quả sung



-   Đây là nguồn canxi và chất xơ tuyệt vời. Một phần sung chứa tới 5g chất xơ và cung cấp đủ  ¼  nhu cầu can xi thiết yếu của bà bầu/ ngày.

-  Ngoài ra, sung còn chứa kali, phốt pho và magiê và sung chứa nhiều sắt nên giúp phòng ngừa bệnh thiếu máu cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai.

2. Tỏi tây

- Tỏi tây là một loại rau giàu vitamin và khoáng chất. Có khoảng 55 mlg canxi/89g tỏi tây giúp cung cấp đủ lượng canxi cho sự phát triển xương của em bé.

- Mỗi khẩu phần tỏi tây cũng có khoảng 60mlg folate và 0,2 mlg vitamin B6 giúp cơ thể chuyển hóa năng lượng từ carbonhydrate,  chất béo và protein. 

3. Atisô 



- Atisô cũng là nguồn chất sắt thực vật rất tốt cho bà bầu. Mỗi nụ hoa atisô đã nấu có khoảng 1 mg chất sắt, cung cấp đủ 12% nhu cầu chất sắt. 

- Atisô cũng chứa folate (khoảng 100 mg/nụ hoa), giúp phòng ngừa dị tật thai nhi và tăng hấp thụ protein. 

- Ngoài ra, atisô cũng chứa nhiều chất xơ giúp bà bầu cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa xảy ra trong suốt thai kỳ, đặc biệt là bệnh táo bón.

4. Hạt bí đỏ



- Cung cấp protein giúp phục hồi các cơ của bạn trong suốt quá trình mang thai, bao gồm các cơ tử cung, lưng, bụng và hông. 

- Ngoài ra, hạt bí đỏ còn có chứa natri, kali, phốt pho, canxi và nhiều chất khoáng thiết yếu khác. Trong đó, 1 khẩu phần 32g hạt bí đỏ có giúp cung cấp hơn 25% lượng magiê/ngày cho bà bầu và 64g bí đỏ có chứa khoảng 2 mg sắt.

Hạt bí đỏ rất có nhiều dinh dưởng tốt cho mẹ bầu

5. Rau húng

- Rau húng là một loại rau thơm quen thuộc hàng ngày, nhưng nó cũng rất tốt cho bà bầu. Rau húng tươi chứa protein, vitamin E, riboflavin, niacin, cộng với chất xơ, vitamin A, vitamin C, vitamin K, vitamin B6, magiê, phốt pho, kali, kẽm, đồng và mangan. 

- Bên cạnh đó, rau húng cũng chứa sắt, tốt cho việc hấp thụ năng lượng, canxi tốt cho xương và răng và folate tốt cho quá trình phát triển của thai.

6. Cá trích

- Cá trích có chứa axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA) (cũng có trong dầu cá và rong biển) rất tốt cho sự phát triển của trẻ trong bụng mẹ. 

- Cá trích không chứa thủy ngân như nhiều loại hải sản khác nên rất an toàn cho cả mẹ và bé. Chỉ với 2g DHA từ cá trích mỗi ngày, mẹ có thể yên tâm rằng não bộ của bé được phát triển vượt trội để con không bị mắc các bệnh về não và thông minh hơn.

Hy vọng những thông tin bổ ích trên có thể giúp các chị em tìm được chế độ dinh dưỡng thích hợp cho mình trong những tháng thai kì.

Mang thai 3 tháng đầu là giai đoạn cơ thể mẹ sẽ có những biến đổi sinh lý đồng thời là thời gian quan trọng cho sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của bé.  Bởi vậy mẹ bầu rất cần chú ý chế độ ăn để thai nhi phát triển tốt trong thời kỳ này.  

Bài viết Những thực phẩm mẹ bầu không nên ăn khi mang thai tháng thứ 3 sẽ giúp mẹ bầu thay đổi một số thói quen và sở thích ăn uống không tốt. 


1. Thức ăn vặt

Đồ ăn vặt tạo ra nhiều tác hại cho cơ thể bạn. Những món ăn vặt đầy chất béo, giàu mỡ và lượng calo cao như pizza, kẹo và những món chiên cũng có thể làm phiền bạn vì phải đi tiêu nhiều hơn. Đồ ăn vặt cũng chứa lượng đường và chất béo bất thường rất có hại cho cơ thể mẹ bầu.

2. Hải sản

Một trong những lý do quan trọng nhất để tránh ăn hải sản là lượng thủy ngân chứa trong đó. Thủy ngân là một chất rất độc có hại được tìm thấy trong hải sản khiến thai nhi suy yếu và làm giảm quá trình phát triển của bé. Do đó cần tránh xa hải sản trong chế độ ăn hàng ngày ở tháng thứ 3 của thai kỳ. Nên hạn chế một vài loại cá như cá ngừ, sò, cá hun khói và sushi càng nhiều càng tốt.

3. Những thực phẩm đóng hộp

Bất cứ loại thực phẩm đóng hộp vào cũng có hại cho sự phát triển của bé. Đồ đóng hộp chứa các hương vị nhân tạo, chất bảo quản với hàm lượng đường và muối cao. Chất bảo quản luôn độc hại để sử dụng và gây ra nhiều tác dụng phụ hơn nữa trong thai  kỳ.

4. Những sản phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng.

Trong giai đoạn quan trọng này, hãy bảo vệ bản thân và bé khỏi nguy cơ bị nhiễm trùng và ngộ độc thực phẩm bằng cách chỉ sử dụng các sản phẩm từ sữa tiệt trùng. Pho mát mềm nên được thay thế bằng việc cố gắng sử dụng những sản phẩm được làm từ sữa tự làm.

5.  Cà phê và trà

Caffeine rất có hại cho bé bởi nó có thể ảnh hưởng đến nhịp tim bằng cách đi qua nhau thai. Nó cũng làm tăng huyết áp và nhịp tim của bạn trong thời kỳ mang thai. Nên tránh điều này trong chế độ ăn uống ở 3 tháng đầu thai kỳ vì cà phê và trà có thể gây ra tác dụng phụ.

6. Đồ ăn cay

Ăn nhiều đồ ăn cay như ớt, mù tạt, tiêu... có thể gây ra hiện tượng sinh non, dễ sảy thai.



Mang thai là một quá trình gian nan của người mẹ mà không phải ai cũng thấu hiểu được. Biết  được điều đó, sức khỏe của mẹ bầu trước khi mang thai là vô cùng quan trọng. 

Vậy cần bổ sung dưỡng chất gì trước khi mang thai để có một thai kì khỏe mạnh nhất. dưới đây là các loại dưỡng chất bắt buộc mẹ bầu phải bổ sung khi mang thai :

C:\Users\Tuan\Downloads\phu nu\13220991_1367301249965520_7797290948646972425_n.jpg

1. Protein: Có vai trò cấu thành nên cơ thể thai nhi, ảnh hưởng lớn tới sự hình thành và phát triển trí não của thai nhi. Có nhiều trong thịt gà, trứng, sữa, cá…

C:\Users\Tuan\Downloads\phu nu\top-5-thuc-pham-giam-mo-bung-theo-chuyen-gia.jpg


2. Chất béo: Cung cấp nhiệt lượng cho cơ thể thai phụ. Có nhiều trong lạc, vừng, dầu, mỡ…

C:\Users\Tuan\Downloads\phu nu\muon-co-thai-nhanh-2.jpg


3. Axit folic: Giảm nguy cơ bị khuyết tật bẩm sinh hệ thần kinh và cột sống ở trẻ sơ sinh. Có nhiều trong vừng, lạc, súp lơ xanh, măng tây, quả bơ, cà chua, cam, bưởi…

C:\Users\Tuan\Downloads\phu nu\thuc-pham-giau-axit-folic.jpg

4. Kali: Ổn định tim mạch, phòng chống cao huyết áp, tốt cho thai phụ bị huyết áp cao. Có nhiều trong chuối, cam, dưa hấu, lê, cà rốt, gan lợn, lưỡi lơn, cật, thịt bò…

C:\Users\Tuan\Downloads\phu nu\kali1_kienthuc_iaxm.jpg

5. Kẽm: Giảm nguy cơ sẩy thai, đẻ khó và thai chết lưu. Có nhiều trong sò, củ cải, cùi dừa già, đậu hà lan, đậu nành, lòng đỏ trứng gà, thịt lợn, thịt bò, khoai lang, đậu phộng…

C:\Users\Tuan\Downloads\phu nu\thuc-pham-giau-kem.jpg

6. Magie: Giảm hiện tượng chuột rút khi mang thai, tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi. Chứa nhiều trong lúa mì, đậu các loại, thịt, hải sản, các sản phẩm từ sữa bò, sôcôla, hạt dẻ, dưa hấu, chè, cà phê, đậu nành, bắp cải xanh, bắp cải tím, vừng...

C:\Users\Tuan\Downloads\phu nu\images.jpg

7. Sắt: Là thành phần không thể thiếu trong việc sản sinh hồng cầu, ngăn ngừa thiếu máu. Chứa nhiều trong thịt đỏ, thịt bò, thịt gà, trứng, sò, trai, mộc nhĩ, nấm hương…

C:\Users\Tuan\Downloads\phu nu\thuc-pham-co-chua-nhieu-sat-cho-ba-bau.jpg


8. Ngoài ra cần bổ sung các vitamin A,B,C,D: Giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng, chống loãng xương, tránh việc còi xương ở trẻ, hạn chế tình trạng xuất huyết ở mẹ bầu… Các vitamin chứa nhiều trong các loại rau xanh và hoa quả tươi.

Vắc-xin là chế phẩm có tính kháng nguyên dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một số tác nhân gây bệnh cụ thể. 

Tiêm vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất giúp bảo vệ trẻ hạn chế mắc bệnh, đồng thời tránh xảy ra các vụ “đại dịch” ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng và tiền bạc của cả cộng đồng.

1. Vắc-xin là gì?

Theo Wikipedia, Vắc-xin là chế phẩm có tính kháng nguyên dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một (số) tác nhân gây bệnh cụ thể.

Các nghiên cứu mới còn mở ra hướng dùng vắc-xin để điều trị một số bệnh (vắc-xin liệu pháp, một hướng trong các miễn dịch liệu pháp). Thuật ngữ vắc-xin xuất phát từ vaccinia, loại virus gây bệnh đậu bò nhưng khi đem chủng cho người lại giúp ngừa được bệnh đậu mùa (tiếng Latinh vacca nghĩa là "con bò cái"). Việc dùng vắc-xin để phòng bệnh gọi chung là chủng ngừa hay tiêm phòng hoặc tiêm chủng, mặc dù vắc-xin không những được cấy (chủng), tiêm mà còn có thể được đưa vào cơ thể qua đường miệng.

2. Vì sao cần tiêm vắc-xin cho trẻ?

Xem thêm: 14 loại vắc-xin mà cha mẹ bắt buộc phải tiêm cho trẻ

Tiêm vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất giúp bảo vệ trẻ hạn chế mắc bệnh, đồng thời tránh xảy ra các vụ “đại dịch” ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng và tiền bạc của cả cộng đồng.

Lợi ích của tiêm vắc-xin

Trước khi vắc xin tiêm chủng được phát minh đã có rất nhiều trẻ em bị tử vong bởi bạch hầu, uốn ván, ho gà, lao, viêm màng não, viêm não Nhật Bản… Từ khi khoa học tìm ra được vắc xin, các tác nhân gây bệnh ở trẻ dù không mất hẳn đi nhưng trẻ lại được bảo vệ tốt hơn và tránh được nhiều bệnh tật tấn công hơn.


Tiêm phòng là cách để cha mẹ bảo vệ con khỏi những tác nhân gây bệnh

Tiêm vắc xin mặc dù không thể bảo vệ trẻ tránh được bệnh tật hoàn toàn nhưng nó được đánh giá là phương pháp tốt nhất giúp giảm thiểu các bệnh nguy hiểm ở trẻ. Tiêm phòng là cách để cha mẹ bảo vệ con khỏi những tác nhân gây bệnh, phòng ngừa bệnh tật và giảm thiểu mức thấp nhất tỷ lệ tử vong do bệnh tật ở trẻ em.

Trong trường hợp, khi trẻ đã tiêm phòng nhưng vẫn bị bệnh thì bệnh sẽ nhẹ hơn và tránh được nguy hiểm cho con. Hơn nữa, các bác sĩ cũng sẽ có phác đồ điều trị hiệu quả và trẻ sẽ nhanh chóng phục hồi hơn.

Nước ta thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, khí hậu quanh năm ẩm ướt tạo môi trường cho vi khuẩn gây bệnh sinh sôi phát triển và gây ra nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho mọi người. Vì thế, tiêm vắc xin phòng bệnh là điều mà cha mẹ cần thiết phải làm để bảo vệ con khỏi bệnh tật.

Nên cho trẻ tiêm phòng những bệnh gì?

Hiện nay, ở nước ta đã có vắc xin phòng ngừa cho trên 20 căn bệnh truyền nhiễm. Và trong số đó đáng kể hơn cả là chương trình tiêm chủng miễn phí cho trẻ em dưới 1 tuổi để phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, sởi, lao, viêm gan siêu vi B. Ngoài ra, chương trình còn áp dụng tiêm phòng miễn phí cho bệnh thương hàn, viêm não Nhật Bản B và tả…

Bên cạnh đó, còn có những vắc xin phòng các bệnh khác rất cần thiết đối với trẻ em như: Vắc xin phòng viêm não, viêm màng não mủ do vi trùng, viêm màng não nước trong do virus, viêm màng não mô cầu type A+C, viêm gan A, B, thủy đậu, trái rạ, cúm A, quai bị, rubella, dại...

Tùy thuộc vào từng bệnh khác nhau mà thời gian tiêm phòng cũng như khoảng cách giữa hai lần tiêm cũng khác nhau. Cha mẹ nên đến cơ sở y tế để tìm hiểu thêm thông tin và được tư vấn để có thể tiêm phòng đúng thời hạn và lịch trình cho con.

Cần cho trẻ tiêm đúng hẹn, đúng lịch

Theo các chuyên gia, đa số trường hợp trẻ đã được tiêm vắc xin nhưng vẫn bị nhiễm bệnh là do trẻ không được tiêm đúng hẹn và đủ liều. Để giảm tình trạng đã tiêm vắc xin rồi mà vẫn bị mắc bệnh, cần cho trẻ tiêm đầy đủ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. 

Trẻ em nếu được tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch trình, hiệu quả ngừa bệnh đạt tới 90%


Trẻ em nếu được tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch trình, hiệu quả ngừa bệnh đạt tới 90%. Riêng với trẻ sơ sinh khả năng phòng bệnh cao hơn rất nhiều.

Như vậy tiêm phòng có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe và sự phát thể chất của trẻ. Việc cho trẻ tiêm phòng đầy đủ là điều mà cha mẹ nên làm cho em bé của mình.

Tiêm phòng là việc làm cần thiết để giúp trẻ phòng tránh được nhiều bệnh tật. Nhưng nhiều bà mẹ tỏ ra lo lắng và không biết có bao nhiêu loại vắcxin trẻ cần được tiêm phòng. Bài viết dưới dây có thể giúp các mẹ giải đáp các thắc mắc về việc tiêm bao nhiêu loại vắcxin cho con.





Các loại vắc-xin cần tiêm phòng cho trẻ

1. Vắc-xin ngừa bệnh lao

Tiêm vắc-xin BCG cho trẻ nhỏ có thể phòng được lao màng não và các thể lao nặng khác ở trẻ em dưới 5 tuổi. Tất cả trẻ em dưới 12 tháng tuổi đều cần phải được tiêm phòng bệnh lao, càng sớm càng tốt sau khi sinh.

Những phản ứng hiếm gặp gồm: Sưng hoặc áp xe tại chỗ tiêm. Sưng hạch có thể gây mủ, xảy ra trong vòng 2- 6 tháng sau khi tiêm, tại cùng một bên người với chỗ tiêm chủng.

Sưng hạch hoặc áp xe thường xảy ra do tiêm không đảm bảo vô trùng hoặc tiêm quá nhiều vắc-xin, nhưng phổ biến nhất là do thay vì tiêm trong da thì lại tiêm dưới da. Hoãn tiêm đối với trẻ: đẻ non cân nặng dưới 2,5kg, trẻ đang bị sốt, bị bệnh truyền nhiễm cấp tính và bị viêm da có mủ.

Có rất ít phản ứng nặng sau tiêm BCG. Có khoảng 1/1.000.000 trường hợp bị nhiễm lao sau tiêm BCG, hay xảy ra ở những trường hợp nhiễm HIV hoặc những trường hợp thiếu hụt miễn dịch nặng.

Xem thêm: Tiêm mũi vắc xin phòng lao cho trẻ sơ sinh

2. Vắc-xin ngừa thủy đậu

Bệnh thủy đậu, là loại bệnh phát ban rất dễ lây ở trẻ do virus thủy đậu gây ra. Bệnh thủy đậu có thể gây ra nhiễm trùng và các biến chứng nguy hiểm khác. Thường trẻ bị thủy đậu có thể dẫn đến bị bệnh zona, một bệnh phát ban phồng rộp rất đau đớn.

Loại vắc-xin phòng bệnh này được tiêm chủng cho trẻ tốt nhất ở độ tuổi 12 đến 15 tháng và nhắc lại vào độ tuổi giữa 4 và 6 tuổi.

Đối với trẻ nhạy cảm, triệu chứng thường thấy khi tiêm vắc-xin là sốt hay phát ban nhẹ.

Đọc thêm: 

Nên tiêm vắc xin ngừa thủy đậu nào: Varivax (Mỹ) hay loại của Bỉ

Trẻ tiêm mũi vắc xin ngừa thủy đậu khi nào, ở đâu, giá bao nhiêu

3. Vắc-xin phòng ngừa virus Rota (RV)

Thuốc chủng ngừa vi rút rota (RV); (tên thuốc RotaTeq, Rotarix) – một loại virut gây bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ được trao cho trẻ em ở 2 và 4 tháng tuổi (RotaTeq được tiêm cho trẻ vào lúc 6 tháng.) Thuốc chủng này được sản xuất ở dạng lỏng và là dạng thuốc uống. Nó có thể làm cho trẻ khó chịu hơn một chút và cũng có thể gây tiêu chảy nhẹ hoặc nôn mửa.

4. Vắc-xin viêm gan A

Trẻ em có thể bắt viêm gan A từ đồ ăn hay thức uống hoặc khi ăn phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc đưa các vật nhiễm khuẩn vào miệng. Đây là bệnh do virus gây tổn hại đến gan với một số triệu chứng gồm sốt, mệt mỏi, vàng da, và chán ăn.

Trẻ em tuổi từ 12 đến 23 tháng tuổi thường được tiêm hai liều thuốc chủng ngừa viêm gan A, với một khoảng thời gian cách nhau tối thiểu là sáu tháng giữa các mũi tiêm.

Đau nơi tiêm, đau đầu, và chán ăn là những tác dụng phụ thường gặp nhất của loại vắc-xin này.

Xem thêm: AVAXIM – Vắc xin phòng viêm gan A

5. Human papillomavirus (HPV) – Vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung

Human papillomavirus (HPV) chủng ngừa (tên thuốc Gardasil, Cervarix) được đưa ra tiêm cho trẻ ba liều trong thời gian 6 tháng, và được chấp thuận cho các em gái ở độ tuổi từ 9 đến 26 là tốt nhất.

Loại vắc-xin này bảo vệ trẻ chống lại hai loại vi rút lây truyền qua đường tình dục nguyên nhân phổ biến gây bệnh ung thư cổ tử cung.

6. Vắc-xin phòng ngừa viêm màng não (MCV4)

Vắc-xin bảo vệ trẻ khỏi vi khuẩn viêm màng não – bênh phổ biến có thể lây nhiễm ở các màng quanh não và tủy sống.

MCV4 có tác dụng tốt nhất khi trẻ được tiêm ở độ tuổi 11 hoặc 12 tuổi. Khi tiêm vắc-xin này, tác dụng phụ thường thấy là cảm giác đau nhức ở chỗ tiêm.

Xem thêm: Tiêm vắc xin viêm màng não mô cầu AC, BC ở đâu, khi nào, giá bao nhiêu

7. Vắc xin 5 trong 1

Đây là loại vắc–xin đã được WHO tiền kiểm định với chỉ một mũi tiêm nhưng phòng được tất cả các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm màng não mủ (Hib)), thay cho việc phải sử dụng nhiều mũi tiêm ngừa như hiện nay trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

Với vắc-xin 5 trong 1, phản ứng thường gặp là phản ứng tại chỗ tiêm, khoảng 10% có sốt hơn 38 độ C. Riêng với bệnh do Hib, các nghiên cứu cũng cho thấy nếu trẻ được tiêm đủ mũi vắc-xin Hib sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh do Hib ở trẻ nhỏ tới trên 90%.

Vắc-xin này được tiêm mỗi tháng một mũi cho trẻ kể từ khi trẻ được 2-4 tháng tuổi, mũi thứ tư nhắc lại khi trẻ khoảng 18 tháng tuổi.

Tìm hiểu về vắc xin 5 trong 1




Vắc xin Quinvaxem 5 trong 1

8. Vắc-xin MMR (sởi, quai bị, rubella)

Vắc-xin MMR giúp trẻ phòng ngừa bệnh sởi (gây sốt cao và phát ban ở trẻ nhỏ); quai bị (gây sưng mặt, sưng tuyến nước bọt, sưng ‘cậu nhỏ’ của bé trai); rubella (còn gọi là bệnh sởi Đức) (có thể gây ra dị tật bẩm sinh cho trẻ).

Bạn nên tiêm cho trẻ liều vắc-xin MMR đầu tiên khi trẻ 12 – 15 tháng tuổi và tiêm liều thứ hai khi trẻ 4 – 6 tuổi.

Đôi khi, vắc-xin MMR có thể được tiêm kết hợp cùng vắc-xin ngừa thủy đậu.

9. Vacxin phòng tránh bại liệt (IPV)

Bại liệt có thể gây tê liệt và thậm chí tử vong cho trẻ. Thuốc chủng ngừa bệnh bại liệt là một thành côngbởi vì vắc-xin loại trừ hoàn toàn các loại vi rút gây bệnh bại liệt ở trẻ.

Trẻ em nên được tiêm IPV ở độ tuổi 2 tháng, 4 tháng, 6 đến 18 tháng tuổi và sau đó tiêm nhắc lại một lần nữa trong độ tuổi từ 4 đến 6 tuổi.

10. Vacxin ngừa viêm gan B

Trẻ sơ sinh cần phải được tiêm ngay sau khi sinh 24h, và nhận được một liều lượng tương tự từ khi được 1 đến 2 tháng tuổi và một phần ba liều tương tự vào lúc 6 đến 18 tháng tuổi.

Thuốc chủng ngừa này bảo vệ trẻ chống lại virus viêm gan B – virus lây lan qua tiếp xúc với máu hoặc chất dịch cơ thể (bàn chải đánh răng chia sẻ và một vài dụng cụ, đồ dùng cá nhân).

Triệu chứng khi trẻ tiêm thuốc thường gặp phải khi tiêm loại thuốc này là đau ở vết tiêm, hay sốt nhẹ.

Xem thêm: ENGERIX B – Vắc xin phòng Viêm gan B

11. Vacxin DTaP

Thuốc chủng ngừa DTaP bảo vệ trẻ chống lại bệnh bạch hầu (một loại vi khuẩn có thể tạo khiến cổ họng của trẻ biến thành màu xám hoặc đen), bệnh uốn ván (một bệnh nhiễm trùng có thể gây co thắt cơ bắp rất mạnh khiến trẻ có thể phá vỡ xương), và ho gà (một căn bệnh rất dễ lây gây ra nghiêm trọng , không thể kiểm soát ho, được biết đến như ho gà).

Năm liều vắc-xin cho trẻ em tại các độ tuổi 2 tháng, 4 tháng, 6 tháng, 15 đến 18 tháng, và 4 đến 6 tuổi. (Và tiêm nhắc lại ở độ tuổi 11 hoặc 12 và sau đó cứ mỗi 10 năm.)

12. Vắc xin Haemophilus cúm B (Hib)

Haemophilus cúm B là loại vi khuẩn gây viêm màng não biểu hiện mức viêm bao quanh não và tủy sống, là đặc biệt nguy hiểm cho trẻ em dưới 5 tuổi.

Vắc-xin Hib được khuyến khích tiêm cho trẻ trong độ tuổi 2, 4, 6, và 12 đến 15 tháng tuổi. Sốt, sưng và tấy đỏ tại nơi tiêm là tác dụng phụ tthường gặp khi trẻ tiêm loại vắc xin này.

13. Vacxin ngăn ngừa bệnh cúm

Mỗi năm, tiêm chủng phòng ngừa bệnh cúm cho trẻ nên được bắt đầu vào mùa thu, khi trẻ được 6 tháng tuổi hoặc hơn.

Trẻ có thể bị đau nhức, sưng tấy ở chỗ tiêm, sốt nhẹ… khi tiêm vacxin phòng ngừa cúm.

Mẹo nhỏ: Nếu con bạn bị dị ứng trứng, bạn không nên tiêm vacxin phòng cúm cho bé vì bé có thể sẽ dị ứng với vacxin này.

Xem thêm: Tiêm phòng vắc xin ngừa cúm cho trẻ em và người lớn ở đâu

14. Phế cầu khuẩn liên hợp (PCV)

Loại vacxin này được biết đến với tên gọi PCV 13 ( tên thường gọi là Prevnar 13). Vacxin bảo vệ trẻ chống lại virus gây viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng tai, nhiễm trùng máu… những virus có thể dẫn đến tử vong cho trẻ nhỏ.

Với vacxin này, có tổng cộng 4 mũi tiêm khi trẻ 2 tháng tuổi, 4 tháng tuổi, 6 tháng tuổi và 12 – 15 tháng tuổi.

Tác dụng phụ sau khi tiêm thường gặp ở trẻ là buồn ngủ, tấy sưng ở chỗ tiêm, sốt nhẹ hoặc trẻ cau có, khó chịu.

Xem thêm: Có nên tiêm vắc xin phế cầu?

Sức Khỏe

[Suc-khoe][fbig1]

Làm Đẹp

[Lam-dep][fbig2]

Làm Mẹ

[Lam-me][column1]

Ẩm Thực

[Am-thuc][column2]

Khám Phá

[Kham-pha][hot]

Thời Trang

[Thoi-trang][gallery1]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.