Articles by "Suc-khoe"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Suc-khoe. Hiển thị tất cả bài đăng

Phụ nữ khi mang thai tháng thường có rất nhiều thay đổi trong cơ thể như: buồn nôn, mệt mỏi, tâm trạng lo âu sợ hãi... trong đó có triệu chứng đau lưng. Vậy tại sao lại có hiện tượng đau lưng khi mang thai và làm thế nào để khắc phục? Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay.


Nguyên nhân:

-   Đau lưng là triệu chứng phổ biến khi mang thai do tử cung và bụng to lên chèn vào cột sống, các cơ cột sống vùng thắt lưng giãn ra quá mức hoặc do giãn khớp cột sống.

-   Trong suốt thời kỳ mang thai, cơ thể người phụ nữ tiết ra các hoóc-môn làm căng các dây cơ bụng và giảm hoạt động của các dây chằng ở vùng thắt lưng và xương chậu.

-   Phần lớn thai phụ có biểu hiện đau lưng ở những tháng cuối thai kỳ, nhưng cũng có một số thai phụ cảm thấy đau ngay từ những tháng thứ 3 - 4.

-   Cơn đau lưng có thể xảy ra bất kỳ lúc nào khi thay đổi tư thế, nhất là khi đang nằm ngủ rất khó xoay người.

-  Nếu như thai phụ không được chăm sóc tốt về dinh dưỡng, lao động quá sức, thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, vận động sai tư thế,…cũng làm cho các cơn đau lưng nặng hơn.

Biện pháp:

-  Cần có chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý, vận động nhẹ nhàng.

-  Hạn chế ngồi hoặc đứng quá lâu. Tư thế ngồi phải thật vững sao cho hai chân có thể nâng lên nhẹ nhàng.

-  Nên nằm nghiêng để tránh đau lưng khi mang thai.

-  Không khiêng, nhấc vật nặng. Khi lên xuống cầu thang nên đặt hai chân trên một bậc rồi mới bước tiếp. Tránh thay đổi tư thế đột ngột.

-  Nên chọn quần áo thoáng rộng dễ mặc, giày đế bằng, quai dễ xỏ… Khi mặc quần áo, mang giày… cần ngồi xuống hoặc đứng có chỗ dựa.

- Giữ ấm cơ thể và vùng lưng. Tắm nước ấm cũng là cách giúp bạn giảm bớt cơn đau khó chịu.

- Nếu có biểu hiện đau tăng, đau âm ỉ kéo dài, thai phụ cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa sản để khám và được tư vấn điều trị.

Thời gian bầu bí khiến bạn mệt mỏi rã rời và tất cả những gì bạn muốn là một giấc ngủ yên tĩnh. Dưới đây là một vài bí quyết giúp mẹ bầu ngủ đúng cách khi mang thai để đảm bảo an toàn cho bé.

C:\Users\Tuan\Downloads\phu nu\0b418c6f3a01b64494d0541ab7711224.jpg

1. Những đặc điểm của phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai khi ngủ

-    Đối với phụ nữ đang mang thai từ 6 –12 tuần: Trong thời gian này, cơ thể phụ nữ có rất nhiều biểu hiện khác nhau: Buồn nôn, cơ thể mệt mỏi… Những triệu chứng này khiến cho người phụ nữ luôn thèm ngủ nên trong thời gian này họ ngủ nhiều hơn. Trạng thái giấc ngủ này kéo dài không lâu, chỉ khoảng 12 tuần rồi lại thay đổi.

-   Đối với phụ nữ đang mang thai khoảng 13 – 14 tuần: Lúc này trạng thái giấc ngủ dao động nhanh sẽ dài hơn, giấc ngủ dao động chậm thì được rút ngắn nên thường sẽ không sâu giấc.

2.Tư thế ngủ thích hợp cho những phụ nữ đang mang thai

-   Khi mang thai nên nằm nghiêng khi ngủ: Đối với những phụ nữ đang mang thai đặc biệt là trong giai đoạn cuối của thời kỳ mang thai, khi ngủ nên giữ tư thế nằm nghiêng. Bởi nằm nghiêng sẽ đem lại nhiều điều tốt:
     
+ Bảo đảm cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bào thai.
      
+ Nằm nghiêng sẽ tránh huyết áp quá cao khi mang thai: Phụ nữ khi mang thai rất dễ bị tăng huyết áp. 

-  Trong khi mang thai tuyệt đối không nên nằm ngửa: Trong khi mang thai nếu nằm ngửa để ngủ sẽ không tốt cho sự phát triển của bào thai và sức khỏe của người mẹ.
     
+ Nằm ngửa không tốt cho sự phát triển của bào thai: Nếu mang thai mà nằm ngửa khi ngủ tử cung sẽ gây ra áp lực cho động mạch phần bụng bị phình ra, làm huyết quản bị gấp khúc, ảnh hưởng đến sự cung cấp máu của cơ thể cho bào thai.
    
+ Nằm ngửa khiến cho huyết áp của cơ thể quá cao hoặc quá thấp: Khi ngủ nằm ngửa, tử cung gây ra áp lực rất lớn cho động mạch tĩnh, làm cho máu không được cung cấp đầy đủ cho tim, dẫn đến hạ huyết áp. Khi huyết áp tiếp tục giảm, làm cho các khoáng chất sinh ra trong thận càng nhiều, huyết áp lại tiếp tục tăng, đến một lúc nào đó huyết áp sẽ lại trở nên quá cao, rất có hại cho sức khỏe.
    
+ Nằm ngửa còn có thể gây ra một số bệnh khác: Khi nằm ngửa, tử cung gây ra áp lực rất lớn đối với động mạch tĩnh của khoang dưới, làm cho máu không được tuần hoàn một cách bình thường. Như vậy rất dễ làm cho chân bị phù hoặc có thể gây ra bệnh trĩ.

3. Chăm sóc giấc ngủ cho những phụ nữ đang mang thai

-  Những thay đổi trong giấc ngủ của người phụ nữ đang mang thai: Khi mang thai, người phụ nữ sẽ cảm thấy buồn nôn, toàn cơ thể mệt mỏi; giấc ngủ sẽ kéo dài và thường rất khó ngủ.

-  Những nguyên nhân làm cho phụ nữ dễ mất ngủ khi đang mang thai:
    
+ Khi mang thai, huyết áp sẽ rất cao: Rất nhiều người mang thai khi ngủ thường có tư thế không đúng như nằm ngửa. Vì vậy làm cho huyết áp tăng, cảm thấy nhức đầu, buồn nôn, thị lực giảm, chân phù… Những triệu chứng này rất dễ khiến cho cơ thể bị mất ngủ.
  
+ Tử cung tăng: Khi bào thai ngày càng phát triển thì trọng lượng và thể tích của tử cung ngày càng tăng theo cơ thể sẽ trở nên rất nặng nề, do vậy sẽ rất khó khăn trong việc đi lại. 
   
+ Cơ thể thiếu canxi: Người phụ nữ khi mang thai nếu bị thiếu canxi sẽ khiến cho vùng ngực bị sưng phồng, vùng ngực sẽ rất đau đặc biệt là xương sườn. Vì vậy người mang thai dễ bị mất ngủ.

-  Những điều cần lưu ý khi chăm sóc giấc ngủ cho phụ nữ mang thai:
   
+ Uốn nắn tư thế ngủ: Nằm nghiêng là tư thế ngủ phù hợp nhất cho những người mang thai đặc biệt là trong giai đoạn cuối của thời kỳ mang thai. 
   
+ Khai thông tinh thần: Một số phụ nữ mang thai không hề gặp phải các vấn đề về sinh lý mà là các vấn đề về tinh thần như quá căng thẳng, lo lắng, bất an… Khi đó cần phải khắc phục vấn đề về tâm lí, làm giải tỏa tâm trạng không tốt cho người mẹ, giúp họ luôn vui vẻ, thoải mái.
  
+ Môi trường ngủ: tạo một môi trường ngủ thích hợp cho những người mang thai. Phòng ngủ cần phải sạch sẽ, gọn gàng, không khí trong lành, ánh sáng dịu vừa phải, nhiệt độ, độ ẩm vừa phải, đồng thời không được quá ầm ĩ, ồn ào…

+ Chữa trị bệnh bằng thuốc: Nếu người mang thai bị ốm cần phải đến bệnh viện khám xét để được kê đơn thuốc uống. Tuyệt đối không được uống thuốc tùy tiện mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Các mẹ thường hay biết mình đã mang thai hay chưa khi đã trễ kinh nguyệt và hoặc có kết quả thử máu. Tuy nhiên, rất nhiều mẹ thường phân vân không biết mình đã có thai chưa ngay sau khi “quan hệ” 1-2 tuần. Liệu có cách nào để nhận biết được không?

Câu trả lời là có. Ngay sau khi thụ thai, cơ thể bạn đã có thể cho bạn biết rằng mình đã có thai. Vì vậy, bạn có thể có các dấu hiệu nhận biết có thai sau 1 tuần  sau khi thụ thai.


1. Chất nhày ở tử cung

Dấu hiệu có thai sớm 1 tuần đầu tiên là thay đổi chất nhầy ở cổ tử cung. Chúng sẽ cô đặc tạo thành nút nhầy bít chặt cổ tử cung nhằm ngăn cản không cho sự tác động của tất cả các chất hay yếu tố bên ngoài qua âm đạo để vào bên trong buồng tử cung. Do vậy chị em sẽ cảm nhận được chất nhầy ở cổ tử cung trở nên đặc hơn.

2. Màu sắc âm hộ và âm đạo thay đổi

Một trong những dấu hiệu tuần đầu mang thai là sự thay đổi màu sắc của âm hộ và âm đạo. Nó có thể xảy ra sớm nhất sau tuần thứ 4 của thai kỳ, thường là trước khi bạn nhận thấy các dấu hiệu khác.  m hộ và âm đạo thường có màu sắc hồng, nhưng sẽ chuyển sang màu tím đỏ thẫm khi thai kỳ tiến triển. Điều này là do sự gia tăng lượng máu được cung cấp đến các mô ở khu vực này.

3. Có đốm dịch

Bạn có thể nhận thấy có đốm dịch màu hồng nhạt hoặc nâu trong quần lót, hoặc chỉ một chút xíu, hoặc cảm thấy bị chuột rút nhẹ. Đây là dấu hiệu nhận biết có thai trong tuần đầu tiên. Hiện tượng này thường xảy ra ở thời điểm đáng lẽ là chu kỳ kinh nguyệt của bạn.

Các chuyên gia không xác định được chính xác nguyên nhân gây ra đốm này trong thời kỳ đầu mang thai, nhưng có khả năng nó là do trứng đã thụ tinh làm tổ trong tử cung, hoặc các hormone kiểm soát trong kỳ kinh nguyệt gây ra. 



4. Nhạy cảm đặc biệt với mùi: 

Nhiều thai phụ cho biết ngay từ giai đoạn rất sớm của thai kỳ, họ đã nhạy mùi hơn nhiều. Đây là một trong những tác dụng phụ do mức estrogen tăng cao.

5. Huyết áp thấp hơn bình thường

Nếu như mẹ thường xuyên theo dõi huyết áp của mình sẽ nhận thấy một chút thay đổi nhỏ khi huyết áp thấp hơn bình thường. Nếu đi kèm với các triệu chứng như buồn ngủ, mệt mỏi, nhức đầu hoặc buồn nôn… thì rất có thể mẹ đã “dính” bầu.

6. Mệt mỏi đột ngột dù không làm gì quá sức cả: 

Phụ nữ khi mang thai thường có biểu hiện mệt mỏi và buồn ngủ do lượng progesterone đột nhiên tăng cao hơn bình thường. Nhưng bạn cũng chú ý mệt mỏi và buồn ngủ cũng có thể do bạn làm thiếu ngủ hoặc việc quá sức.

7. Thử thai

Các xét nghiệm mang thai nhạy cảm có thể phát hiện hormone thai kỳ sớm nhất là bốn ngày trước khi đến chu kỳ, hoặc bảy ngày sau khi đã thụ thai. Tuy nhiên, những dấu hiệu mang thai đáng tin cậy nhất nằm ở thời điểm chu kỳ tiếp theo. Thử thai sẽ cho kết quả chính xác nhất nếu thực hiện không sớm hơn thời điểm đáng lẽ là chu kỳ tiếp theo này. 

Que thử thai chính là dấu hiệu có thai sau 2 tuần khá chính xác

Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể đã có thai, hãy điểm qua danh sách những việc cần làm khi mang thai và tìm hiểu làm thế nào để chuẩn bị sẵn sàng cho những thay đổi thú vị phía trước.

Thật không dễ dàng để phân biệt những dấu hiệu có thai sớm từ khi mới đậu thai và những dấu hiệu bình thường của việc sắp đến kỳ nguyệt. Bởi vì các dấu hiệu này thường tương tự nhau nên không ít cô gái trẻ do chưa có kinh nghiệm đã bị nhầm lẫn giữa việc mang thai và đến kỳ. Vậy làm sao để nhận biết là bạn đã mang thai sớm nhất?



Những dấu hiệu có thai sớm mà chị em nên biết

Sau khi quan hệ mà không dùng biện pháp phòng tránh, đa số các cô gái đều có tâm lý lo lắng nếu chưa thực sự sẵn sàng làm mẹ. Một vài người thậm chí không thể nào phân biệt được là mình căng tức ngực là do đến ngày hay do đã có thai. Trong thực tế thì ngay sau khi thụ thai, cơ thể của bạn đã bắt đầu phát đi các “tín hiệu” cho thấy bạn đãi mang thai. Các dấu hiệu này xuất hiện chỉ 2 tuần sau khi đậu thai, lúc này, tuổi của thai sẽ được tính là 4 tuần. 

Tuy nhiên, cơ thể và sức khỏe của mỗi thai phụ hoàn toàn không giống nhau, vì vậy cũng sẽ khó để dự đoán khi nào có thai và cả những dấu hiệu cũng không giống nhau. Một vài triệu chứng phổ biến và hay gặp nhất để biết bạn đã mang thai sớm nhất chính là ngực mềm, thường xuyên mỏi mệt và luôn có cảm giác ốm yếu. Nhưng đây cũng chính là những biểu hiện thường thấy nhất khi đến thời kỳ đèn đỏ.

Bên cạnh những biểu hiện thường thấy như trên, một dấu hiệu dễ biết khác mà nhiều chị em thường bỏ qua, đó là sự thay đổi của màu sắc âm đạo – âm hộ. Hiện tượng này xảy ra sớm nhất sau tuần thứ 4 của thai kỳ và thường lá trước khi bạn nhận ra các dấu hiệu còn lại. Thông thường thì âm hộ và âm đão có màu hồng, nhưng khi bạn đậu thai, sẽ chuyển sang màu tím đỏ thẫm. Nguyên nhân là do sự gia tăng lượng máu được cung cấp đến các mô ở khu vực này. Dịch âm đạo cũng được tiết nhiều hơn trong thai kỳ. Trong thời gian mang thai, bạn cũng dễ bị vấn đề tưa miệng.


Kiêng cữ và chăm sóc thế nào khi đã mang thai

Ngay khi bạn đã biết chắc chắn mình mang thai, đừng quên bắt đầu tìm hiểu các kiến thức cần thiết dành cho thai phụ. Có rất nhiều điều cần thay đổi trong việc ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc cơ thể khi các chị em có em bé. Một số lưu ý bắt buộc dành cho mẹ bầu trong suốt quá trình mang thai đó là:

_ Khám thai đều đặn
_ Tiêm phòng các loại bệnh
_ Cung cấp đầy đủ các loại vitamin, uống viên sắt và axit folic
_Cung cấp thuốc thiết yếu
_ Theo dõi cân nặng thường xuyên
_Theo dõi sự phát triển của thai nhi


Về chế độ dinh dưỡng, nên ăn nhiều bữa trong ngày hơn và tăng khẩu phần ăn. Ăn nhiều thực phẩm chứa sắt, ăn chất bột đường, ăn các thức ăn giàu canxi, chứa nhiều muối khoáng,… Đừng quên uống đủ lượng nước cần thiết khi có thai và lúc nuôi con (từ 8 đến 12 cốc nước sạch, nước hoa quả hoặc chè thảo dược mỗi ngày). Mẹ bầu nào mắc bệnh mãn tính thì nên hỏi ý kiến  bác sĩ về chế độ ăn của mình.

Khám phụ khoa là thăm khám cơ quan sinh dục nữ, khi khám phụ khoa bác sĩ sẽ xác định tình trạng sức khỏe của người bệnh và sớm phát hiện những bất thường tại cơ quan sinh dục, từ đó đưa ra phương hướng khắc phục thích hợp, kịp thời.



Khám phụ khoa là gì

Khám phụ khoa là cách để các bác sĩ tìm kiếm dấu hiệu của bệnh từ các cơ quan trong cơ thể của người phụ nữ. Trong các thủ thuật kiểm tra phụ khoa, các bác sĩ sẽ thăm khám toàn bộ các cơ quan như: 

  • Âm hộ (cơ quan sinh dục ngoài)
  • Tử cung (dạ con)
  • Cổ tử cung (cửa vào từ âm đạo đến tử cung)
  • Ống dẫn trứng (nơi chuyển trứng đến tử cung)
  • Buồng trứng (cơ quan sản xuất trứng)
  • Bàng quang (túi chứa nước tiểu)
  • Trực tràng (khoang nối đại tràng hậu môn)

Thực hiện khám tổng quát sẽ bao gồm thăm khám bên ngoài, khám âm đạo, khám tử cung, … bằng những trang thiết bị chuyên dụng. Bên cạnh đó, bác sĩ còn tiến hành những xét nghiệm cần thiết như: Xét nghiệm dịch tiết âm đạo, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, …

Trường hợp nghi ngờ người bệnh bị ung thư cổ tử cung, bệnh nhân bắt buộc phải thực hiện những xét nghiệm chuyên sâu, có thể bao gồm test Pap, sinh thiết cổ tử cung, ..

Lý do nên khám sản phụ khoa nữ

Khám sản phụ khoa nên thực hiện định kỳ từ 3-6 tháng/lần; thăm khám trước khi kết hôn hoặc có ý định mang thai và ngay khi có những biểu hiện bất thường như:

– Nữ giới có hiện tượng bất thường về khí hư (khí hư ra nhiều, loãng như nước hoặc đặc sánh, vón cục, màu vàng xanh, có máu, có mùi hôi), vùng kín ngứa ngáy, nổi mụn, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh dữ dội…

Nam giới có hiện tượng: Xuất tinh sớm, xuất tinh ngược, tinh trùng loãng như nước hoặc vón cục, xuất tinh ra máu, đau khi quan hệ và xuất tinh, dương vật không cương cứng…

– Sau sáu tháng quan hệ đều đặn không sử dụng biện pháp tránh thai mà chưa có “tin vui”.


Hiểu biết đúng đắn về việc khám sản phụ khoa nữ sẽ giúp chị em phụ nữ hiểu rõ được lợi ích và tránh tâm lý lo ngại. Việc khám phụ khoa không quá khó khăn hay nghiêm trọng, chị em không nên vì bất cứ băn khoăn nào mà không đi khám. Để biết được tình trạng sức khỏe của mình và có phương pháp điều trị thích hợp nên đi khám 6 tháng/lần.

Cần phải làm gì khi khám phụ khoa?

Trong lúc khám phụ khoa, bác sĩ hoặc y tá sẽ:

Trước khi khám phụ khoa bạn phải thay váy của bệnh viện

  • 1. Yêu cầu bạn cởi quần áo và mặc váy của phòng khám hoặc bệnh viện
  • 2. Hỏi bạn về bất kỳ vấn đề sức khỏe nào có hoặc không liên quan đến phụ khoa
  • 3. Yêu cầu bạn nằm ngửa và thư giãn
  • 4. Nhấn vào vùng bụng dưới để cảm nhận các cơ quan từ bên ngoài
  • 5. Hướng dẫn bạn nằm đúng tư thể để cho mỏ vịt vào kiểm tra 
  • 6. Yêu cầu cong đầu gối và đặt bàn chân lên bàn đạp của giường khám
  • 7. Thực hiện các thao tác kiểm tra với chiếc mỏ vịt ( mỏ vịt giúp âm đạo mở rộng để thấy rõ âm đạo và cổ tử cung)
  • 8. Xét nghiệm Pap (Phương pháp lấy mẫu phết tế bào cổ tử cung nhúng dịch): Bác sĩ sẽ sử dụng thìa nhựa và một chiếc cọ nhỏ để lấy mẫu tế bào từ cổ tử cung để kiểm tra khả năng nhiễm trùng (thường dùng để phát hiện bệnh ung thư cổ tử cung).
  • 9. Tháo mỏ vịt
  • 10. Thăm khám bằng hai tay: Bác sĩ sẽ đặt hai ngón tay vào bên trong âm đạo và dùng tay kia ấn nhẹ xuống trên các khu vực bên trong âm đạo để kiểm tra kích thước hoặc hình dạng của các cơ quan nếu chúng có thay đổi. 
  • 11. Đôi khi, bác sĩ có thể thăm khám trực tràng: Bác sĩ cho ngón tay đeo găng vào trực tràng để phát hiện khối u hoặc các bất thường khác.
  • 12. Nói chuyện với bạn về kết quả các thăm khám và xét nghiệm.



Thụ tinh trong ống nghiệm là một phương pháp thụ tinh theo đó trứng được thụ tinh bằng tinh trùng bên ngoài cơ thể, trong ống nghiệm. 

Đây là một phương pháp được áp dụng sau khi kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đã thất bại, được áp dụng cho những được dành cho những cặp vợ chồng hay những người phụ nữ đang ở độ tuổi sinh sản, vì bất kỳ lý do gì đó, tinh trùng không thể thụ tinh cho trứng bằng phương pháp tự nhiên. 

Tìm hiểu thêm: Thụ tinh ống nghiệm mất bao lâu, giá bao nhiêu
Nhóm người được chỉ định thụ tinh ống nghiệm. 

- Nguyên nhân hiếm muộn từ người vợ như tổn thương tắc, ứ dịch vòi trứng, lạc nội mạc tử cung hay rối loạn phóng noãn sau khi thất bại bơm tinh trùng nhiều lần.

- Nguyên nhân hiếm muộn từ người chồng như tinh trùng ít, yếu và dị dạng hoặc không có tinh trùng.


- Hiếm muộn chưa rõ nguyên nhân và đã bơm tinh trùng nhiều lần thất bại.



Đọc thêm: 

Thụ tinh trong ống nghiệm IVF là gì
Các yếu tố tăng khả năng thành công khi thụ tinh trong ống nghiệm
Thụ tinh nhân tạo IUI là gì
7 lý do nên thụ tinh ống nghiệm trong nước

8 lầm tưởng về thụ tinh trong ống nghiệm

Quy trình làm thụ tinh trong ống nghiệm

1. Xét nghiệm đánh giá khả năng sinh sản


  • Xét nghiệm vợ


- Xét nghiệm nội tiết

Xét nghiệm nội tiết là xét nghiệm định lượng nồng độ các loại nội tiết sinh dục trong máu như FSH, LH, estradiol, testosterone, SHBG nhằm đánh giá tình trạng nội tiết của buồng trứng và các cơ quan có liên quan đến hoạt động sinh sản. Đây là một trong những xét nghiệm góp phần chẩn đoán số lượng noãn còn lại trong buồng trứng cũng như tiên lượng đáp ứng của buồng trứng với thuốc kích thích trong trường hợp sẽ làm thụ tinh trong ống nghiệm hay bơm tinh trùng vào buồng tử cung.

Thời gian gần đây, AMH (anti-Mullerian hormone) được xem là một xét nghiệm nội tiết chính xác hơn và có thể thay thế cho FSH, LH và estradiol trong đánh giá dự trữ buồng trứng. Nếu như FSH, LH và estradiol cần được xét nghiệm vào những ngày đầu của chu kỳ kinh - từ ngày 1 đến ngày 5, AMH có thể được tiến hành vào bất kỳ thời điểm nào của chu kỳ kinh.

- Xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Thông thường, tất cả bệnh nhân đến khám hiếm muộn đều được cho thực hiện các xét nghiệm máu về HIV, viêm gan siêu vi B, giang mai và Chlamydia trachomatis.

Chlamydia trachomatis là một loại vi khuẩn có thể được lây truyền qua đường tình dục. Đối với đa số các phụ nữ, Chlamydia trachomatis tự khỏi và không để lại di chứng. Tuy nhiên, với một số trường hợp khác, sự viêm nhiễm có thể lan lên tử cung và hai vòi trứng, làm tăng nguy cơ hiếm muộn do tổn thương vòi trứng. Do đó, xét nghiệm tầm soát Chlamydia thường được phối hợp với các xét nghiệm khác trong chẩn đoán các tổn thương do vòi trứng.       

- Siêu âm phụ khoa, đếm nang noãn trên buồng trứng

Siêu âm phụ khoa qua ngả âm đạo giúp phát hiện các bất thường về phụ khoa như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, các bất thường bẩm sinh của đường sinh dục (tử cung đôi, tử cung 2 sừng, tử cung có vách ngăn, không có tử cung,…), buồng trứng dạng đa nang.

Trong khám hiếm muộn, siêu âm phụ khoa cũng nên được tiến hành vào những ngày đầu của chu kỳ kinh, không những để chẩn đoán các bất thường nêu trên mà còn giúp đếm số nang noãn có trên buồng trứng. Siêu âm đếm nang noãn cũng là một yếu tố cận lâm sàng giúp đánh giá số trứng còn lại trên buồng trứng và tiên lượng đáp ứng buồng trứng với thuốc kích thích buồng trứng.


  • Xét nghiệm chồng


- Tinh dịch đồ

Tinh dịch đồ là một xét nghiệm đơn giản, chi phí chấp nhận được, đồng thời cung cấp nhiều thông tin quan trọng trong chẩn đoán và điều trị. Mẫu tinh dịch được lấy bằng cách thủ dâm sau 2-7 ngày kiêng quan hệ tình dục. Lấy tinh dịch khi kiêng quan hệ dưới 2 ngày thường cho kết quả với số lượng tinh trùng ít. Ngược lại, khi kiêng quan hệ quá lâu sẽ làm cho tỷ lệ phần trăm tinh trùng di động giảm. Mẫu tinh dịch phải được chứa trong một dụng cụ đặc biệt, được làm bằng chất liệu không độc cho tinh trùng.

Thông qua kết quả tinh dịch đồ, bác sĩ sẽ đánh giá về chất lượng của mẫu tinh dịch được xét nghiệm: tinh trùng ít, tinh trùng yếu, tinh trùng bất thường hay không có tinh trùng. Ngoại trừ trường hợp không tinh trùng, tinh dịch đồ không giúp khẳng định khả năng sinh sản của bệnh nhân, chỉ mang tính chất gợi ý. Chất lượng tinh trùng có thể thay đổi giữa các lần làm tinh dịch đồ khác nhau.

Trong năm 2010, Tổ chức Y tế Thế giới đã chuẩn hóa và đưa ra tiêu chuẩn tối thiểu của một tinh dịch đồ bình thường:

- Thể tích ≥ 1,5 ml.

- Mật độ tinh trùng ≥ 15 triệu/ml.

- Tổng số tinh trùng ≥ 39 triệu.

- Tỷ lệ tinh trùng di động tiến tới ≥ 32%.

- Hình dạng bình thường của tinh trùng ≥ 4%.

Các xét nghiệm khác

Người chồng cũng được làm xét nghiệm tầm soát các bệnh lây truyền qua đường tình dục như viêm gan, HIV, giang mai. Đối với trường hợp không có tinh trùng, bệnh nhân có thể được chỉ định thực hiện tiếp các xét nghiệm chuyên biệt khác như định lượng nội tiết sinh dục trong máu (FSH, LH, Testosterone), siêu âm bìu, siêu âm qua ngả trực tràng. Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể được mổ sinh thiết tinh hoàn trước khi có quyết định điều trị.

2. Xét nghiệm tiền mê

Bệnh nhân được xét nghiệm máu, nước tiểu, đo điện tim, X-quang phổi giúp đánh giá thể trạng trước khi thực hiện thủ thuật chọc hút noãn và mang thai.

3. Kích thích buồng trứng

Kích thích buồng trứng được thực hiện tùy từng trường hợp cụ thể. Thời gian kích thích buồng trứng có thể thay đổi từ 2 tuần đến 4 tuần lễ, tùy bệnh nhân được áp dụng phác đồ tiêm thuốc ngắn ngày hay dài ngày.

- Siêu âm nang noãn và định lượng nội tiết

Số lượng nang noãn và tốc độ phát triển nang noãn trong các chu kỳ có kích thích buồng trứng phụ thuộc vào loại thuốc và phác đồ kích thích buồng trứng được sử dụng. Siêu âm giúp đánh giá số lượng và sự phát triển của nang noãn, từ đó giúp điều chỉnh liều lượng thuốc kịp thời để đạt được sự đáp ứng buồng trứng tối ưu và giảm thiểu các biến chứng có thể có. Trong quá trình kích thích buồng trứng, bệnh nhân sẽ được siêu âm nang noãn từ 2 đến 3 lần. Khi nang noãn đạt kích thước 18-20 mm, bệnh nhân sẽ được tiêm hCG, thuốc giúp trưởng thành noãn và gây phóng noãn.

Song song quá trình siêu âm nang noãn, việc định lượng nội tiết cũng cần thiết trong quá trình theo dõi sự phát triển nang noãn. Định lượng estradiol (E2) thường được sử dụng trong quá trình theo dõi sự phát triển của nang noãn do có sự tương quan giữa nồng độ E2 trong máu và sự phát triển của nang noãn. Thông thường nồng độ E2 sẽ tăng gấp rưỡi hay gấp đôi ngày hôm trước dự báo nang noãn phát triển tốt.

Ngoài ra, định lượng nồng độ LH và progesterone cũng sẽ giúp tiên đoán về chất lượng của trứng. Thông thường nồng độ 2 chất này trong máu thường thấp trong quá trình kích thích buồng trứng. Nếu nồng độ LH và progesterone tăng cao có thể làm giảm chất lượng noãn, chất lượng phôi.

4. Chọc hút noãn

Bệnh nhân sẽ được chọc hút noãn khoảng 36-40 giờ sau tiêm hCG. Chọc hút noãn được thực hiện qua ngả âm đạo và bệnh nhân sẽ được gây tê tại chỗ và gây mê toàn thân. Bệnh nhân không ăn uống trước chọc hút trứng 4 giờ. Noãn sau khi được chọc hút sẽ được chuyển qua phòng labo để xử lý và kết hợp với tinh trùng người chồng để tạo thành phôi. Sau khi kết hợp trứng và tinh trùng tạo thành phôi, phôi sẽ được nuôi cấy trong ống nghiệm từ 2 đến 3 ngày hay 5 ngày trước khi chuyển vào buồng tử cung của người vợ.

5. Chuyển phôi

Phôi sau khi được nuôi trong ống nghiệm 2-3 ngày (hoặc 5 ngày) sẽ được chuyển vào buồng tử cung của người vợ. Số phôi chuyển tùy thuộc vào tuổi người vợ, nguyên nhân hiếm muộn, số chu kỳ thực hiện trước đó cũng như chất lượng hiện tại của phôi. Bác sĩ sẽ quyết định số phôi chuyển sao cho đạt tỷ lệ có thai cao nhất và giảm thiểu nguy cơ đa thai.

Thông thường chuyển trung bình khoảng 2-3 phôi với tỷ lệ thai đạt được khoảng 35-40%. Sau chuyển phôi bệnh nhân chỉ cần nằm nghỉ tại chỗ 1-2 giờ, sau đó có thể đi lại bình thường. Sau chuyển phôi, nếu còn phôi dư và tốt bệnh nhân sẽ được tư vấn trữ lạnh phôi để có thể sử dụng cho những chu kỳ sau. Bệnh nhân được dùng thuốc hỗ trợ cho quá trình làm tổ của phôi 2 tuần trước khi thử thai.

6. Thử thai

Thực hiện sau 2 tuần chuyển phôi. Bệnh nhân sẽ được định lượng beta-hCG trong máu. Nếu kết quả thử thai dương tính, bệnh nhân được hẹn siêu âm để xác định thai 3 tuần sau. Giá trị beta-hCG càng cao, khả năng đa thai càng cao.

7. Siêu âm thai

Siêu âm thực hiện sau 3 tuần nếu kết quả beta-hCG dương tính. Siêu âm nhằm xác định chính xác có thai hay không, số lượng thai và tình trạng thai.




Những điều nên và không nên làm khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm

- Chế độ dinh dưỡng

Bệnh nhân ăn uống bình thường, không cần kiêng cữ bất cứ thức ăn gì trong quá trình kích thích buồng trứng và sau chuyển phôi. Những bệnh nhân có nguy cơ quá kích buồng trứng nên ăn nhiều chất đạm (thịt, cá) và uống nhiều nước có thể giúp giảm nhanh tình trạng quá kích buồng trứng.

- Lối sống


Người chồng không nên hút thuốc lá vì có thể ảnh hưởng lên chất lượng tinh trùng, từ đó ảnh hưởng lên chất lượng của phôi và kết quả có thai. Người vợ không làm việc nặng cũng như không tập những môn thể thao nặng trong quá trình kích thích buồng trứng và sau chuyển phôi. Quan hệ vợ chồng nên tránh trong giai đoạn kích thích buồng trứng và sau chuyển phôi.



Bốc hỏa, vã mồ hôi ban đêm, rối loạn kinh nguyệt, 'khô hạn'... gây cảm giác khó chịu, song có thể xoa dịu bằng cách bổ sung estrogen.

Mãn kinh là giai đoạn phụ nữ nào cũng đều trải qua. Nguyên nhân chủ yếu do suy giảm estrogen, nội tiết tố nữ giúp người phụ nữ có vóc dáng mềm mại, tươi trẻ và quyến rũ, đồng thời phát triển đặc tính sinh lý. 

Bước vào độ tuổi 30, lượng estrogen bắt đầu giảm 15% mỗi năm. Ở tuổi mãn kinh, hormone này sụt giảm nhanh chóng, chỉ còn 10% so với thời trẻ và gây ra hàng loạt các rối loạn ở nữ giới.


Triệu chứng mãn kinh theo từng giai đoạn.

Mãn kinh được đánh dấu bằng chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng, sau 12 tháng mất kinh hoàn toàn. Trước khi bước vào thời kỳ này, phụ nữ phải trải qua giai đoạn tiền mãn kinh. Cơ thể chưa kịp thích nghi với lượng nội tiết tố thấp và dao động, nên gặp nhiều rối loạn khó chịu, như:

Triệu chứng rối loạn vận mạch: Khoảng hai phần ba phụ nữ mãn kinh gặp rối loạn vận mạch từ nhẹ đến nặng, bao gồm các cơn bốc hỏa (cảm giác nóng bừng mặt) đi kèm vã mồ hôi ban đêm, dẫn đến rối loạn giấc ngủ. Tình trạng này kéo dài khiến nhiều phụ nữ mệt mỏi và trầm cảm.

Thay đổi tâm lý: Chị em thường thấy nhức nửa đầu, tim đập nhanh, bứt rứt, lo âu, dễ nóng giận, trầm cảm, thiếu tập trung…

Rối loạn kinh nguyệt: Triệu chứng thường gặp ở giai đoạn tiền mãn kinh, có thể rong kinh thất thường.

Khô hạn: Suy giảm estrogen làm niêm mạc âm đạo teo, khô, dẫn đến đau rát, dễ trầy xước và chảy máu khi gần gũi bạn đời.

Bệnh lý liên quan: Loãng xương, bệnh tim mạch, suy giảm trí nhớ Alzheimer... thường xuất hiện khi mãn kinh. Ung thư cổ tử cung, buồng trứng, vú, nội mạc tử cung... cũng có nguy cơ tăng lên.


Theo Y học cổ truyền, mụn nhọt phần nhiều do huyết nhiệt và nhiệt độc gây nên. Nguyên nhân liên quan đến chế độ ăn uống không phù hợp, vệ sinh kém… đều có thể sinh mụn nhọt. Chọn những món ăn thuốc bổ mát có tác dụng thanh nhiệt tiêu độc rất cần thiết. Sau đây là một số món ăn thuốc từ rau củ quả trị mụn nhọt.

Rau càng cua: vị ngọt, tính mát. 

Tác dụng thanh nhiệt dưỡng âm, giải độc, hành ứ, chỉ thống, lợi tiểu tiện… Trị mụn nhọt do can hỏa độc, mụn nhọt mới sưng nóng đỏ đau, huyết nhiệt mụn trứng cá, đinh râu, đầu ngón tay chín mé sưng đau, mụn hạch, polip đại tràng do huyết thực nhiệt. Dùng ngày 50g hoặc hơn bằng cách ăn sống, bóp dấm ăn, ăn kèm với cua, cá.


Rau càng cua trị mụn nhọt do can hỏa độc, mụn trứng cá do huyết nhiệt.

Rau má: vị đắng tính hàn. 

Tác dụng thanh nhiệt mát gan, nhuận phế, giải độc, dưỡng âm. Chữa mụn nhọt da khô sần, chàm vẩy nến, rôm sảy, phong ngứa và các chứng liên quan đến huyết nhiệt. Dùng ngày 50g hoặc hơn nấu canh với thịt, cá, hoặc luộc, xay sinh tố uống.

Theo Đông y, mụn nhọt phần lớn do nhiệt độc và huyết nhiệt gây nên, liên quan đến chế độ ăn uống không phù hợp, vệ sinh kém…

Dấp cá: vị cay, mùi hơi tanh của cá, tính mát, hơi có độc. 

Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm, trừ mụn trĩ... Dùng rất tốt cho thanh thiếu niên người nóng nhiệt nổi mụn nhọt, trứng cá, đinh râu, trĩ mụn nhọt hậu môn, mụn lở ngứa làm độc... Dùng ngày 50g hoặc hơn bằng cách ăn sống, xay ép nước uống, hoặc sắc nước uống.


Rau dấp cá

Rau diếp: 

vị ngọt hơi đắng tính hàn, không độc, tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, an thần, nhuận trường, lợi sữa… Trị chứng mụn nhọt, lở ngứa, vảy nến, phụ nữ sau sinh tắc tia sữa. Dùng ngày 80g hoặc hơn, ăn sống, nhúng dấm, ăn canh, luộc, xay sinh tố uống.

Rau bát: 

vị ngọt, tính mát. Tác dụng thanh nhiệt, mát phế, thanh vị, nhuận táo, sinh tân dịch, thanh giải nhiệt độc... Trị các chứng mụn nhọt phong ngứa, vảy nến, người đái tháo đường ngoài da lở ngứa lâu lành. Dùng ngày 50g hoặc hơn nấu canh cua cá, hoặc ăn sống, xay nước sinh tố uống đều tốt.

Atiso: 

vị ngọt, tính mát, tác dụng thông mật mát gan, lọc máu tiêu độc… Trị chứng mụn nhọt, trứng cá, phong ngứa, chàm vảy nến do huyết nhiệt. Dùng bông tươi nấu canh, thịt giò heo, thịt vịt hoặc nấu nước uống.

Đậu xanh:

vị ngọt, tính mát, mùi hơi tanh, tác dụng bổ tỳ, thanh nhiệt, giảm khát, giải tất cả các chất độc, trừ phiền nhiệt, tiêu phù, hạ khí, lợi ngũ tạng. Dùng nấu chè, nấu cháo, hầm ăn, xay bột làm bánh ăn.

Bí đao: 

vị ngọt, tính mát, không độc, tác dụng thanh phế mát vị, sinh tân, hoá đàm, lợi đại tiểu tiện, trừ mụn nhọt, nhuận da… Phòng trị chứng mụn nhọt, rôm sẩy, da khô sần, nám mặt lâu ngày, các chứng liên quan huyết hư táo... Dùng bằng cách nấu canh thịt vịt, chân giò ăn đều ngon.

Mã đề: 

vị ngọt tính hàn, không độc, tác dụng lợi tiểu, thanh phế, mát gan… Trị chứng mụn nhọt do thấp nhiệt thường lở ngứa mông đùi, hai chân chảy nước lâu lành. Bằng cách nấu canh với cá thịt hoặc tươi, phơi khô nấu nước uống.

Lô hội: 

vị đắng tính hàn. Tác dụng sát trùng, thông tiện, thanh nhiệt. Trị mụn, trứng cá, đinh râu kèm đi cầu táo bón. Bằng cách hái lá, tước vỏ cứng 50g hoặc nhiều hơn phối hợp đậu xanh nấu chè ăn.

Không chỉ các em nhỏ cần tiêm vắc xin phòng ngừa một số bệnh nghiêm trọng, là người lớn, bạn cũng nên tiêm ngừa những loại vắc xin sau nhé!

Bạn hãy xem những loại vắc xin trong danh sách dưới đây để tìm ra loại vắc xin bạn đã tiêm ngừa hay chưa. Nếu chưa, hãy chắc chắn thu xếp đi tiêm ngừa các  chủng này ở Bệnh viện và Trung tâm sức khỏe nhé!

1. Vắc xin ngừa cúm

Ai cần tiêm nó?

Bạn nên tiêm phòng chủng ngừa này nếu bạn đang ở độ tuổi 50 hoặc độ tuổi lớn hơn. Hay như bạn có một bệnh mãn tính hoặc một hệ thống miễn dịch yếu. Bạn làm việc trong môi chăm sóc sức khỏe.



Bạn sống ở một cơ sở chăm sóc sức khỏe; bạn đang sống hoặc chăm sóc cho bất cứ người có nguy cơ biến chứng cao; bạn cũng nên tiêm phòng ngừa cho trẻ 5 tuổi hoặc trẻ nhỏ hơn; hoặc bất kỳ độ tuổi nào chỉ vì muốn giảm nguy cơ mắc bệnh cúm. 

Thuốc chủng ngừa cúm cũng được đề nghị tiêm cho phụ nữ mang thai nếu bạn chưa được chích ngừa cúm.

Khi nào nên thực hiện tiêm ngừa?

Bạn nên được tiêm ngừa một chủng liều thuốc ngừa cúm hàng năm và lý tưởng nhất là nên tiêm phòng ngừa vào tháng 10 -11.

Những đối tượng không nên tiêm ngừa?

Thuốc chủng ngừa cúm không nên được tiêm ngừa nếu bạn bị dị ứng với trứng, nếu bạn đã có một phản ứng dị ứng với thuốc chủng ngừa cúm trước đó hoặc bạn đang bị bệnh. 

2. Vắc xin viêm phổi

Ai cần tiêm nó?

Bạn nên tiêm ngừa vắc xin viêm phổi nếu bạn đang ở độ tuổi 65 trở lên; bạn có một bệnh mãn tính hoặc một hệ thống miễn dịch yếu; hoặc lá lách của bạn đã bị cắt.



Khi nào nên thực hiện tiêm ngừa?

Bạn nên nhận được một liều thuốc chủng ngừa bệnh viêm phổi tại bất kỳ thời điểm nào. Bạn có thể cần tiêm một liều thứ hai nếu bạn 65 tuổi hoặc lớn tuổi hơn và đã được tiêm liều đầu tiên trước khi 65 tuổi; 

Bạn có hệ thống miễn dịch yếu hoặc bệnh thận; bạn đã cấy ghép tủy xương hoặc lá lách đã bị cắt.

Những đối tượng không nên tiêm ngừa?

 Không nên tiêm ngừa chủng ngừa viêm phổi nếu bạn đã có một phản ứng dị ứng với thuốc chủng ngừa viêm phổi trước đó hoặc bạn đang bị bệnh.

3. Vắc xin uốn ván, bạch hầu và ho gà

Ai cần tiêm nó? 

Bạn nên tiêm phòng vắc-xin uốn ván, bạch hầu và ho gà kết hợp nếu bạn đang trong độ tuổi từ 19-64. Hoặc bạn đã tiêm chủng ngừa uốn ván mũi cuối cùng đã hơn 10 năm trước đây.

Bạn có một vết thương dễ bị viêm nhiễm và vắc-xin uốn ván bạn đã tiêm cách đây 5 năm trở lên. 

Khi nào nên thực hiện tiêm ngừa?

Nhận một liều vắc xin này nếu bạn không bao biết bạn đã bao giờ có thuốc chủng ngừa bệnh này hay chưa. Tiêm nhắc lại một liều thứ hai 4 tuần sau liều đầu tiên. 

Nhắc lại một liều thứ ba 6- 12 tháng sau liều thứ hai. Nếu bạn đang độ tuổi 19-64 và chưa nhận được một liều vắc xin nào thì có thể tiêm ngừa bất cứ lúc nào nhé.

Những đối tượng không nên tiêm ngừa?

Thuốc chủng ngừa vắc-xin uốn ván, bạch hầu và ho gà kết hợp không nên tiêm nếu bạn đã có một phản ứng dị ứng với một liều vắc xin cuốn ván, ho gà hoặc bạch hầu nhé. Bạn đang mang thai, bạn đã bị hôn mê hoặc co giật trong vòng 7 ngày khi dùng thuốc chủng ngừa bệnh ho gà trước đó, hoặc bạn đang bị bệnh.  

Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn có bệnh động kinh hoặc bạn đã có hội chứng Guillain-Barre.

4. Viêm màng não

Ai cần tiêm nó?

Bạn nên tiêm vắc-xin viêm màng não nếu bạn có một đứa trẻ hoặc thanh thiếu niên hoặc bạn đang sống trong ký túc xá. Bạn đi du lịch hoặc làm việc trong môi trường nơi mà bệnh viêm màng não phổ biến, hoặc lá lách của bạn đã bị cắt. 



Thuốc chủng này cũng có thể được khuyến khích nếu bạn có nguy cơ cao hoặc phát sinh ổ dịch xảy ra trong cộng đồng.

Khi nào nên thực hiện tiêm ngừa?

Bạn nên tiêm một liều thuốc chủng ngừa viêm màng não bất cứ lúc nào.

Những đối tượng không nên tiêm ngừa?

Thuốc chủng ngừa viêm màng não không được khuyến cáo nếu bạn đang bị bệnh. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn đã có hội chứng Guillain-Barre.

5. Bệnh thủy đậu 

Ai cần tiêm nó? 

Bạn nên tiêm phòng chủng ngừa thủy đậu nếu bạn chưa bao giờ bị bệnh thủy đậu (đặc biệt là nếu bạn sống với một người có hệ thống miễn dịch yếu). 

Hay như bạn không chắc chắn cho dù bạn đã bị bệnh thủy đậu hoặc bạn đang xem xét việc mang thai và không biết bạn đang miễn dịch với bệnh thủy đậu hay không.

Khi nào nên thực hiện tiêm ngừa?

Nên tiến hành nhận được một liều thuốc chủng ngừa bệnh thủy đậu bất cứ lúc nào. Và lưu ý sau khi tiêm mũi đầu tiên, bạn hãy tiêm nhắc lại mũi thứ hai 4-8 tuần sau liều đầu tiên.

Những đối tượng không nên tiêm ngừa?

Thuốc chủng ngừa thủy đậu không nên tiêm ngừa nếu bạn có một hệ thống miễn dịch yếu, bạn đang mang thai, hoặc bạn có thể có thai trong vòng 4 tuần.

6. Bệnh sởi, quai bị và rubella

Ai cần tiêm nó?

Bạn nên tiêm phòng bệnh sởi- quai bị- rubella kết hợp (MMR) nếu bạn được sinh ra trong hoặc sau năm 1957 và chưa bao giờ được tiêm phòng một chủng ngừa MMR.

Khi nào nên thực hiện tiêm ngừa?

Bạn có thể tiêm phòng một liều vắc-xin MMR bất kỳ lúc nào. Tiêm nhắc lại một liều thứ hai 4 tuần sau liều đầu tiên nếu mới đây bạn tiếp xúc với bệnh sởi hay phát sinh ổ dịch xảy ra trong cộng đồng của bạn.

Bạn là một nhân viên y tế, bạn đã được chích ngừa với thuốc chủng ngừa bệnh sởi. Bạn đi du lịch thường xuyên, bạn đang là một sinh viên đại học, hoặc bạn đã có một xét nghiệm máu cho thấy không bị rubella miễn dịch.

Những đối tượng không nên tiêm ngừa?

Thuốc chủng ngừa MMR không được khuyến cáo nếu bạn được sinh ra trước năm 1957, bạn có hệ thống miễn dịch yếu, bạn đang mang thai, hoặc bạn có thể có thai trong vòng bốn tuần sau khi tiêm chủng ngừa.

7. Bệnh HPV

Ai cần tiêm nó?

Bạn nên tiêm chủng ngừa HPV (ung thư cổ tử cung) nếu bạn là một người phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 26 hoặc trẻ hơn. Hoặc khi còn vị thành niên, bạn chưa được tiêm ngừa. 

Nếu bạn là nam giới, bạn cũng nên xem xét việc tiêm chủng ngừa HPV nhất là những người đàn ông độ tuổi 26 hoặc trẻ hơn. Đối với nam giới, vắc-xin HPV sẽ giúp ngăn ngừa mụn cóc sinh dục.

Khi nào nên thực hiện tiêm ngừa?

Nên nhận được một liều thuốc chủng ngừa HPV bất kỳ lúc nào. Nhắc lại một liều thứ hai 2 tháng sau liều đầu tiên, và liều thứ ba 6 tháng sau liều đầu tiên.

Những đối tượng không nên tiêm ngừa?

Bạn không nên tiêm phòng chủng ngừa này nếu bạn bị dị ứng với nấm men; bạn đã có một phản ứng dị ứng với một liều vắc-xin, bạn đang mang thai hoặc đang bị bệnh.

8. Viêm gan A

Ai cần tiêm nó?

Bạn nên tiêm thuốc chủng ngừa viêm gan A nếu bạn muốn bảo vệ mình khỏi bệnh viêm gan A, bạn có một rối loạn đông máu, yếu tố hoặc bệnh gan mãn tính.

Bạn là một người đàn ông có quan hệ tình dục với người đàn ông khác, bạn chích ma túy bất hợp pháp hoặc có quan hệ tình dục với một người nào đó.

Bạn là một nhân viên y tế chăm sóc những người có thể được tiếp xúc với virus trong phòng thí nghiệm, hoặc bạn đi du lịch hoặc làm việc trong môi trường mà nhiều người nhiễm bệnh viêm gan A.

Khi nào nên thực hiện tiêm ngừa?

Nên nhận được một liều vắc xin viêm gan A bất cứ lúc nào. Nhắc lại một liều thứ hai từ 6- 18 tháng sau liều đầu tiên.

Những đối tượng không nên tiêm ngừa?

Thuốc chủng ngừa viêm gan A không được khuyến cáo nếu bạn đã có một phản ứng dị ứng với một liều thuốc chủng ngừa hoặc bạn đang bị bệnh.

9. Bệnh viêm gan B

Ai cần tiêm nó

Bạn nên tiêm thuốc chủng ngừa viêm gan B nếu bạn đang sinh hoạt tình dục không chung thủy. Bạn là một người đàn ông có quan hệ tình dục với người đàn ông khác, bạn có quan hệ tình dục với một người bị nhiễm viêm gan B, bạn chích ma túy bất hợp pháp.

Bạn đang nhận chạy thận nhân tạo, là một người chăm sóc sức khỏe hoặc an toàn công cộng, hoặc bạn sống với người bị nhiễm viêm gan B mãn tính.

Khi nào nên thực hiện tiêm ngừa?

Nên nhận được một liều vắc-xin viêm gan B bất lúc nào. Nhắc lại một liều thứ hai 1 tháng sau liều đầu tiên. Nhắc lại một liều thứ ba ít nhất 2 tháng sau liều thứ hai và ít nhất 4 tháng sau liều đầu tiên.

Những đối tượng không nên tiêm ngừa?

Thuốc chủng ngừa viêm gan B không nên tiêm ngừa nếu bạn bị dị ứng với nấm men, bạn đã có một phản ứng dị ứng với một liều thuốc chủng ngừa hoặc bạn đang bị bệnh.

10. Bệnh zona

Ai cần tiêm nó?

Bạn nên tiêm phòng chủng ngừa bệnh zona nếu bạn lớn hơn tuổi 60.

Khi nào nên thực hiện tiêm ngừa?

Nên tiêm một liều thuốc chủng ngừa bệnh zona bất kỳ lúc nào.

Những đối tượng không nên tiêm ngừa?

Thuốc chủng ngừa bệnh zona không nên tiêm nếu bạn đang mang thai, bạn đang bị bệnh, bạn đã có một phản ứng dị ứng với gelatin, kháng sinh hoặc một thành phần nào khác của thuốc chủng ngừa bệnh zona.

Bạn có hệ thống miễn dịch yếu do nhiễm HIV/AIDS, bạn đang điều trị bằng các phương pháp như bức xạ, steroid hoặc hóa trị liệu. Bạn bị ung thư bạch huyết, hoặc có bệnh lao mà không được điều trị.

Vắc xin Quinvaxem là loại vắc xin phối hợp phòng được 5 bệnh: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não do vi khuẩn Hib.

Vắc xin 5 trong 1 quinvaxem là gì?

Vắc xin Quinvaxem còn gọi là vắc xin 5 trong 1 là vắc xin phối hợp gồm giải độc tố vi khuẩn bạch hầu, uốn ván, vi khuẩn ho gà bất hoạt, kháng nguyên vi rút viêm gan B và kháng nguyên vi khuẩn Haemophilus influenzae type b (Hib).

Vắc xin Quinvaxem là loại vắc xin phối hợp phòng được 5 bệnh: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não do vi khuẩn Hib. Đây là những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh này, ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Sử dụng vắc xin phối hợp Quinvaxem sẽ giảm số mũi tiêm cho trẻ, tiết kiệm thời gian cho các bà mẹ và gia đình đồng thời trẻ em có cơ hội phòng được 5 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Hiệu quả phòng bệnh của vắc xin Quinvaxem cũng như tính an toàn của vắc xin đã được Tổ chức Y tế thế giới xác nhận. Tuy nhiên, cũng như các thuốc hay loại vắc xin khác khi tiêm đều có thể xảy ra các phản ứng. Theo khuyên cáo của Tổ chức Y tế thế giới, các phản ứng nặng thường rất hiếm gặp.

Sau tiêm chủng trẻ có thể có một số các phản ứng thông thường như sốt nhẹ (< 38,5°C), đau hoặc sưng tấy nhẹ tại chỗ tiêm, quấy khóc… Tuy nhiên các phản ứng này sẽ tự khỏi trong vòng 1 ngày.



Một số phản ứng có thể gặp khi sử dụng vắc xin Quinvaxem cũng giống như sử dụng vắc xin DPT có thành phần ho gà toàn tế bào như:

- Khóc thét dai dẳng trên 3 giờ trong vòng 48 giờ sau tiêm vắc xin với tỷ lệ là <1/100 liều sử dụng.

- Co giật có kèm theo sốt hoặc không sốt trong vòng 3 ngày sau tiêm vắc xin với tỷ lệ là <1/100 liều sử dụng.

- Giảm trương lực cơ, giảm đáp ứng xảy ra trong vòng 48 giờ với tỷ lệ là 1-2/1 triệu liều.

- Sốc phản vệ có thể xảy ra với tỷ lệ 20/1 triệu liều.

Tiêm Quinvaxem có nguy hiểm không?

Trước đó, WHO và UNICEF nhấn mạnh, vắcxin 5 trong 1 bảo vệ trẻ em chống lại 5 căn bệnh đe dọa cuộc sống. Nguy cơ tử vong hoặc bị các bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, Hib hoặc viêm gan B là lớn hơn nhiều so với bất kỳ tác dụng phụ nào có thể có từ vắcxin.

WHO cũng từng gửi thông báo tới Bộ Y tế Việt Nam khẳng định văcxin 5 trong 1 Quivaxem an toàn sau khi có kết quả đánh giá độc lập.

Sau 5 tháng tạm dừng tiêm ngừa loại vắcxin này, từ tháng 10 Bộ Y tế cho phép tiêm trở lại. Trong đó có ghi nhận một số trường hợp phản ứng sau tiêm chủ yếu là quấy khóc, sưng tại chỗ tiêm, sốt; một vài trường hợp có biểu hiện tím tái, co giật nhưng không nặng. Bộ Y tế nhận định đây là những phản ứng thông thường sau tiêm vắcxin. Bên cạnh đó, có 2 trẻ tử vong sau tiêm. Một trường hợp được xác định là do viêm phổi nặng, còn lại có thể do sốc phản vệ trên cơ địa quá mẫn cảm song chưa loại trừ nguyên nhân do trùng hợp bệnh lý khác dẫn đến tử vong.

Vắcxin Quinvaxem được đưa vào Chương trình tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam từ tháng 6/2010 theo diện viện trợ, dùng để phòng các bệnh: ho gà, bạch hầu, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi, viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib. 400 triệu liều đã được sử dụng tại 91 quốc gia trên toàn thế giới.

Sức Khỏe

[Suc-khoe][fbig1]

Làm Đẹp

[Lam-dep][fbig2]

Làm Mẹ

[Lam-me][column1]

Ẩm Thực

[Am-thuc][column2]

Khám Phá

[Kham-pha][hot]

Thời Trang

[Thoi-trang][gallery1]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.