Latest Post

Có những người không thể ăn nước mắm, đó là một số người mắc những căn bệnh dưới đây.


Ai cũng biết, nước mắm là một gia vị phụ trợ rất quan trong cho các món ăn, nhất là thức ăn luộc. Tuy nhiên, rất nhiều người mắc các bệnh không được ăn nước mắm mà lại không biết, bạn hãy chú ý tới chế độ ăn uống của mình nhé!
người không nên ăn nước mắm
Nước mắm là một gia vị phụ trợ rất quan trong cho các món ăn.

Người bị bệnh suy thận và suy thận mãn tính

Những người mắc các bệnh về thận như suy thận và suy thận mãn tính tuyệt đối kiêng sử dụng muối và các gia vị có chứa muối. Trong khi đó, nước mắm là gia vị chứa hàm lượng muối rất lớn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Nguyên nhân là ăn nhiều thức ăn có chứa muối, bệnh nhân sẽ nhanh suy sụp hơn. Hơn thế nữa, muối còn là nguyên nhân dẫn đến các bệnh nguy hiểm về thận khác như sỏi thận và thận nhiễm mỡ.
Người bị suy thận mạn tính bắt buộc phải có chế độ kiêng muối. Ngoài việc phải kiêng nước mắm thì bệnh nhân suy thận còn phải kiêng các loại thức ăn nhiều muối như mắm khô, nước tương, xì dầu, chao…

Người bị cao huyết áp

Những người bị huyết áp cao nên kiêng ăn mước mắm bởi vì trong nước mắm có hàm lượng muối rất lớn, gây nên tình trạng co thắt động mạch, tăng huyết áp, gây xơ cứng động mạch. Ăn quá nhiều nước mắm cũng khiến lượng muối natri và lượng nước trong cơ thể bị giữ lại và gây nên tình trạng phù nề.
Những người bị bệnh cao huyết áp tuyệt đối không được ăn nước mắm khi huyết áp đang tăng cao, vì nó có thể khiến người bệnh bị choáng váng, hoa mắt, chóng mặt và có thể gây ra những tai biến đáng tiếc như đột quỵ, suy tim... Chính vì vậy, với những người bị cao huyết áp thì tránh sử dụng nước mắm và các gia vị mặn là điều cần thiết.

Bệnh tim

Ăn quá nhiều mắm sẽ uống nước nhiều làm tăng khối lượng máu tuần hoàn thì tim phải làm việc nhiều hơn, lâu ngày tim thất trái to lên rồi dẫn đến bị suy tim. Nếu bạn phát hiện và giảm ăn muối, ít nước mắm thì tim thất trái sẽ trở lại bình thường.

Lưu ý khi chọn nước mắm: 

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người tiêu dùng nên chọn nước mắm có màu nâu cánh gián sậm đến nâu vàng, hương thơm nồng, có vị đạm cá nhiều, nước trong, không vẩn đục. Những loại nước mắm khi nêm, nấu có vị mặn gắt và chát ở đầu lưỡi thì đó là nước mắm có độ đạm thấp.
Theo Khỏe và Đẹp

Mẹ để ngón tay trên tay của trẻ để trẻ nắm chặt. Khi cảm thấy trẻ đang nắm chặt, mẹ có thể từ từ nâng cao ngón tay mình lên, mẹ có thể vừa hát vừa lặp lại động tác này.


Trẻ sau 7 tháng, khả năng dùng tay thao tác với đồ vật được tăng cường nhanh chóng. Vì vậy, các bậc phụ huynh hãy nắm bắt cơ hội này, cho trẻ sử dụng đôi tay bé nhỏ của mình như thử nắm đồ vật, nghịch đồ chơi. Điều này có thể cải thiện cảm nhận lực bàn tay, tăng cường lực tay để đôi tay của trẻ càng trở nên linh hoạt, khéo léo.

1. Nắm chặt ngón tay của mẹ
Mẹ để ngón tay trên tay của trẻ để trẻ nắm chặt. Khi cảm thấy trẻ đang nắm chặt, mẹ có thể từ từ nâng cao ngón tay mình lên, mẹ có thể vừa hát vừa lặp lại động tác này.

Hiệu quả: Có thể tăng cường lực nắm của trẻ, còn có thể luyện tập lực ở vai cho trẻ.

1437928411_con-tang-thanh-ha-jpg

2. Rút tờ giấy ăn

Mẹ chuẩn bị sẵn một hộp đựng giấy ăn, cho giấy vào trong đó. Mẹ nắm lấy tay của trẻ, chỉ cho trẻ cách rút từng tờ giấy ăn ra khỏi hộp giấy. Chờ trẻ tự rút được giấy, mẹ chỉ cần giúp trẻ giữ chặt hộp giấy là được.

Hiệu quả: Có thể phát triển lực ngón tay và cổ tay của trẻ, giúp xúc giác của trẻ trở nên nhạy bén hơn.

3. Bắt bóng

Bố mẹ chuẩn bị một quả bóng bay dày một chút, có chất lượng tốt. Đầu tiên, bố mẹ hứng một chút nước vào trong bóng, sau đó thổi thổi bóng căng lên. Tuy nhiên không nên thổi quá căng. Sau đó thắt chặt cổ bóng lại. Bố hoặc mẹ truyền quả bóng đó cho trẻ bắt chơi.

Hiệu quả: Có thể thúc đẩy phát triển xúc giác và động tác tinh tế của trẻ.

4. Tùy ý vò tờ giấy

Đưa cho trẻ mấy tờ giấy, cho trẻ cầm chơi. Đầu tiên, mẹ làm mẫu cho trẻ xem, dùng hai tay gấp hoặc vò tờ giấy lại, trẻ sẽ rất nhanh sẽ học được cách làm như mẹ.

Hiệu quả: Khi vò, cần dùng toàn bộ lực tay, vì vậy rất có lợi để tăng cường lực tay.

Lưu ý:  Tốt nhất không nên dùng giấy báo và giấy in, giấy copy vì có mực đen.

5. Lắc trống
1001435_380x380

Mẹ đưa cho trẻ một cái trống hoặc một cái chuông nhỏ, cho trẻ lắc chơi. Hoặc cho trẻ cầm đồ vật khác lắc cũng được nhưng kích thước lớn, bé cần phù hợp, thuận tiện cho trẻ cầm nắm. Âm thanh phát ra từ đó cần nhẹ nhàng, vui tai.

Hiệu quả: Có thể huấn luyện sức mạnh bàn tay, nâng cao độ nhạy cảm của thính giác.

6. Sờ vải

Chuẩn bị một vài đồ vật có chất liệu khác nhau như khăn quàng cổ, khăn tay… để trẻ sờ vào, vò nhẹ, cảm nhận các chất liệu không giống nhau này. Mẹ cũng có thể nắm một góc của chiếc khăn, sau đó cho trẻ nắm một góc khăn bên kia để kéo thử. Chú ý kéo nhẹ, chỉ cần căng là được.

Hiệu quả: Có thể làm cho xúc giác của trẻ nhạy cảm hơn.

7. Vứt đi, nhặt lên

Mẹ chuẩn bị một chiếc thìa nhựa hoặc thép không gỉ, cho trẻ đập chơi. Nếu trẻ cố ý ném thìa xuống đất, mẹ giúp trẻ nhặt lên. Trẻ vẫn vứt, mẹ tiếp tục nhặt. Trẻ sau 8 tháng thích làm như vậy, các bà mẹ không nên cảm thấy phiền phức.

Hiệu quả: Có thể luyện tập độ linh hoạt ngón tay của trẻ, còn có thể giúp trẻ hiểu mối quan hệ giữa đồ vật và động tác của mình.

3 trò chơi về tay

1. Trò chơi vỗ tay và đẩy tay

Mẹ nắm lấy tay của trẻ, miệng đếm 1, 2, 3… Đồng thời dạy trẻ luyện tập vỗ tay. Sau đó, tay mẹ và tay trẻ đối diện với nhau, từ từ đẩy từ trên xuống dưới, từ trái qua phải.

Infant Playing with Mother

Hiệu quả: Có lợi để luyện tập xúc giác của trẻ. Đây cũng là một cách vuốt ve trẻ.

2. Trò chơi 10 ngón tay

Mẹ đặt trẻ ngồi trên gối của mình, lấy từng ngón tay của trẻ  theo thứ tự một lượt, gập ngón tay trẻ lại, sau đó lại mở từng ngón ra.

Hiệu quả: Có thể giúp khớp ngón tay của trẻ tăng cường độ mềm mại, dẻo dai.

3. Trò chơi nắm tay và chỉ tay

Mẹ dạy trẻ luyện tập nắm tay lại và mở ra, làm đi làm lại nhiều lần. Sau đó, dạy trẻ dùng ngón tay trái chỉ đến bàn tay phải và làm ngược lại. Hai tay hoán đổi lặp lại nhiều lần như thế.

Hiệu quả: Có thể luyện tập xúc giác của trẻ, tăng cường độ linh hoạt cho ngón tay.

6 trò chơi tập luyện cơ bắp

1. Bóng kích thích xúc giác

Lựa chọn một quả bóng có chất liệu mềm mại, kích thước vừa vặn để tiện cho trẻ cầm trong tay. Một số loại bóng có bề mặt như những hạt cát nổi lên, rất thích hợp để kích thích xúc giác cho trẻ.

2. Album bằng bìa cứng

do choi phu hop cho tre duoi 3 thang tuoi

Niềm hứng thú của trẻ trước 1 tuổi chủ yếu không nằm ở sách in hình gì mà nằm ở động tác lật sách. Album bằng bìa cứng có thể để trẻ lật trang, thậm chí, không sợ trẻ ngứa răng cắn vào. Album bìa cứng này có thể tập luyện cơ bắp cho tay trẻ, cũng rất có lợi để kích thích xúc giác.

3. Chuông

Chuông có thể kích thích thị giác và thính giác của trẻ đầu tiên. Đồng thời do trẻ có thể nắm lấy chuông lắc đi lắc lại, vì vậy cũng có thể luyện tập lực  cánh tay. Bố mẹ lưu ý lựa chọn cái chuông có âm thanh dễ chịu, khoan thai.

4. Dây chìa khóa nhựa

Trên chìa khóa có rất nhiều cạnh khía giúp trẻ sờ chạm và cắn chặt. Đây là một vật rất dễ làm cho trẻ nghiện nghịch, cũng có tác dụng tập luyện xúc giác cho trẻ.

5. Nhấn nhút điện thoại

Có thể cho trẻ tùy tiện ấn, luyện tập lực tay, giúp đôi mắt trẻ phối hợp linh hoạt hơn.

6. Đồ chơi không mất tiền

Bố mẹ chuẩn bị một cái thùng nhựa, sau đó để một số vật dụng nhỏ an toàn (vật nào cũng đều không được nhỏ hơn 4cm) vào trong hộp cho trẻ chơi, ví dụ như những cái  thìa nhỏ, lõi cuộn cuốn giấy đã hết, lõi cuộn chỉ. Sau đó đặt thùng bên cạnh trẻ. Trẻ sẽ nhặt ra từng cái vứt sang một bên hoặc ra xa, hoặc bỏ những đồ vật đó vào lại trong thùng. Trò này sẽ giúp trẻ tập luyệt độ linh hoạt  của cơ bắp.

Trong cuộc sống thường ngày còn có những vật khác như công tắc đèn, điều khiển ti vi, công tắc bật mở nhạc, chỉ cần không có nguy hiểm đều có thể để cho trẻ cầm chơi. Đây đều là những vật rèn luyện cơ bắp cho trẻ rất tốt.

Sưu Tầm

Đồ chơi là một người bạn vô cùng thân thiết của trẻ nhỏ, mỗi đứa trẻ lại yêu thích một hoặc một vài món đồ chơi khác nhau và những món đồ chơi tưởng chừng như đơn giản ấy lại có những ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, sự phát triển thể chất và tinh thần của các bé yêu. Chính vì thế các bạn cần lưu ý khi chọn đồ chơi cho bé yêu nhé. Dưới đây là 5 lưu ý khi chọn mua đồ chơi cho bé mà mọi người nên biết.

Tìm hiểu thêm: Đồ chơi trẻ em tphcm

Lưu ý khi chọn mua đồ chơi cho bé

Đảm bảo an toàn khi mua đồ chơi cho bé


  • Tính an toàn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc chọn đồ chơi cho trẻ bởi rất nhiều trẻ em bị đồ chơi làm chảy máu, trầy xước da hay bị đồ chơi bắn vào mắt, nuốt nhầm vào miệng,… Thêm vào đó ngày càng có nhiều đồ chơi có xuất xứ từ Trung Quốc có tính nguy hại và bạo lực, không đạt tiêu chuẩn an toàn cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của bé.
  • Khi lực đồ chơi cho bé, bố mẹ cần lưu ý về nơi xuất xứ, thương hiệu của sản phẩm, tính an toàn cũng như tham khảo các thông tin trên các phương tiện truyền thống để biết loại đồ chơi nào đang bị cấm, đang bị thu hồi để tránh khỏi mua nhầm, “tiền mất tật mang”.
  • Không mua những loại đồ chơi có cấu tạo từ những mảnh nhỏ khác nhau hay có góc cạnh sắc bén.
  • Đồ chơi phải đảm bảo tính chắc chắn, không dễ vỡ có thể làm tổn thương cơ thể trẻ.
  • Hạn chế cho trẻ chơi các loại đồ chơi có thể gây nguy hiểm như: Súng bán bi, súng bắn dây, súng bắn nước, cung tên bằng nhựa,…
5 lưu ý khi chọn mua đồ chơi cho bé, 5 luu y khi chon mua do choi cho be

Chọn mua đồ chơi cho bé có tính giáo dục cao

  • Mở rộng kiến thức cho trẻ hay kích thích trẻ suy nghĩ, lý luận, đặt ra câu hỏi, tìm ra câu trả lời như đồ chơi xếp hình, ghép chữ,…
  • Xây dựng và cho trẻ thực hành một số kỹ năng như sự khéo tay, tính chăm chỉ,…
  • Giáo dục cho trẻ sự hiểu biết về cuộc sống, về môi trường, về an toàn giao thông, về chăm sóc sức khỏe như cột đèn giao thông 3 màu, vườn cây nhân tạo cho bé chăm sóc, tai nghe để bé làm bác sĩ,….

Chọn mua đồ chơi theo sở thích của bé

  • Một món đồ chơi dù mang tính giáo dục cao, dù kích thích bé suy nghĩ, phát triển trí thông minh, đảm bảo tính an toàn đến đâu nhưng các bé không yêu thích, không muốn chơi và cho vào góc tủ thì bố mẹ không nên mua còn hơn.
  • Chính vì thế khi chọn mua đồ chơi cho các bé, bố mẹ cần lưu ý:
    – Hiểu rõ tính cách, sở thích của các bé để mua đồ chơi, ví dụ đa phần các bé trai sẽ thích chơi siêu nhân, các bé gái lại thích búp bê, gấu bông xinh xắn,….
    – Một bé trai thích chơi siêu nhân thì sẽ không bao giờ có hứng thú với những đồ chơi mang tính thụ động, chậm chạp.
    – Con trai không thích đồ chơi của con gái và ngược lại.
    – Đồ chơi phải mang tính thời thượng, đa số các bé thường yêu thích đồ chơi theo mùa do ảnh hưởng của phim ảnh và ảnh hưởng lẫn nhau.

Chọn mua đồ chơi cho bé phù hợp với lứa tuổi

  • Vì đồ chơi sẽ kích thích được trí tưởng tượng và óc sáng tạo theo độ tuổi.
  • Một bé 5 tuổi mà chơi đồ chơi của bé 7-8 tuổi sẽ dễ nổi nóng, bỏ cuộc, khó chịu vì độ khó của trò chơi và ngược lại những bé 7-8 tuổi sẽ không hứng thú với đồ chơi của những bé nhỏ tuổi hơn đâu nhé.

Chọn mua đồ chơi cho bé phải hợp túi tiền

  • Vì trẻ em rất dễ “cả thèm chóng chán” và không hẳn những món đồ chơi đắt tiền đã thu hút chúng hơn những đồ chơi rẻ tiền.
  • Không nên chiều theo sở thích của trẻ vì có khi chúng nằng nặc đòi một món đồ chơi đắt tiền rồi lại bỏ xó, rất lãng phí.
  • Những món đồ chơi hợp túi tiền bố mẹ, tạo hứng thú cho trẻ luôn là sự lựa chọn hợp lý.
Trên đây là 5 lưu ý khi chọn mua đồ chơi cho bé yêu mà các bậc làm cha mẹ có thể tham khảo để có thêm kinh nghiệm để lựa chọn cho các bé những món đồ chơi phù hợp, hiệu quả. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất vẫn là việc các bạn hãy biết cùng học, cùng chơi với bé để có thể hiểu rõ tâm lý, suy nghĩ, sở thích, cảm nhận của các bé, đó là tiền đề, là cơ sở để bạn có biện pháp giáo dục, chăm sóc bé phát triển toàn diện hơn đấy. Chúc các bạn luôn biết chăm sóc các bé thật tốt và hiệu quả nhé.

Đồ chơi là món đồ không thể thiếu với trẻ con, nhưng làm sao để biết được món đồ đó có tốt hay không khi mà càng ngày càng xảy ra nhiều vụ ngộ độc từ đồ chơi độc hại?

Hãy cùng tham khảo một số gợi ý sau đây để lựa chọn đồ chơi tốt nhất cho bé.
Những lưu ý khi mua đồ chơi cho bé tại hcm:
1. Luôn luôn làm theo những khuyến cáo mà nhà sản xuất đưa ra trên sản phẩm. Một số loại đồ chơi có những bộ phận nhỏ có thể gây hại cho trẻ em vì thế bạn nên chú ý đến các cảnh báo trên món đồ.
2. Đồ chơi phải đủ lớn ít nhất là 3 cm với đường kính và 6cm với chiều dài – điều này đảm bảo cho việc trẻ sẽ không nuốt đồ chơi và bị kẹt lại trong khí quản. Khi chọn đồ chơi cho trẻ, đừng bao giờ chọn những đồ chơi quá nhỏ vì như thế sẽ gây nguy hiểm cho con bạn.
3. Tránh cho trẻ cầm nắm những thứ như bi, tiền xu và các quả bóng có đường kính 4,4 cm hoặc nhỏ hơn vì nếu không cẩn thận sẽ nuốt phải và sẽ kẹt lại bên trong cổ họng, ảnh hưởng đến vấn đề hô hấp của trẻ.
4. Đối với những đồ chơi chạy bằng pin thì chỗ nắp pin phải đủ chặt để trẻ không thể mở ra. Pin và chất lỏng chảy ra từ pin có thể gây ra những nguy hiểm cho con bạn như : nghẹt thở, chảy máu thậm chí là bị bỏng do hóa chất gây ra.
5. Đồ chơi an toàn là đồ chơi mà bé không thể phá vỡ  và đủ dẻo dai để bé có thể nhai mà không gây ra nguy hiểm gì.
Cách lựa chọn đồ chơi an toàn cho bé
Lựa chọn đồ chơi an toàn để bảo vệ sức khỏe của bé.
Cần tránh những loại đồ chơi:
1. Những loại đồ chơi có đầu nhọn hoặc đồ chơi có những chi tiết nhỏ như mắt, răng cưa hay bánh xe..
2. Những đồ chơi có đầu nhỏ sẽ làm cho trẻ dễ nuốt.
3. Những loại đồ chơi có những đoạn dây dài hơn 18 cm.
4. Những loại đồ chơi có  thể làm trẻ bị kẹt tay.
5. Những kiểu đồ chơi như ngựa bập bênh hay những loại xe dành cho trẻ cũng nên kiểm tra kỹ các khuyến cáo từ nhà sản xuất. Bạn nên đảm bảo rằng những loại đồ chơi này luôn có dây bảo vệ để tránh cho những rủi ro có thể xảy ra với bé.
6. Những loại đồ chơi được làm thủ công cũng nên được xem xét cẩn thận, rất có thể những món đồ chơi này chưa được qua kiểm tra an toàn. Không nên cho trẻ chơi những đồ chơi được sản xuất trước năm 1978 vì những đồ chơi này có thể chứa chì rất nguy hiểm với trẻ.
7. Thú nhồi bông và các đồ chơi được bán trong các hội chợ , cửa hàng chưa chắc đã đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn an toàn. Hãy kiểm tra cẩn thận các bộ phận có thể tháo rời hoặc các cạnh sắc, đảm bảo nó đủ an toàn cho con bạn.
8. Kiểm tra xem món đồ chơi bạn mua có nằm trong danh sách các đồ chơi đã bị thu hồi của các cơ quan chức năng hay không.
Cách lựa chọn đồ chơi an toàn cho bé
Đồ chơi an toàn giúp bé tránh khỏi những tác nhân nguy hiểm đồng thời giúp phát triển trí não.
 Đặc biệt lưu ý:
1. Không cho trẻ dưới 8 tuổi chơi bóng bay hoặc găng tay cao su. Việc hít phải hơi bóng hoặc nhai chúng có thể khiến cho trẻ bị ngạt thở. Bóng bay  khi bị kéo căng sẽ bị bật lại gây nguy hiểm cho trẻ.
2. Không bao giờ cho trẻ dưới 7 tuổi chơi những đồ chơi lắp ráp, chúng thường có những bộ phận nhỏ, trẻ rất dễ nuốt phải.
4. Để những đồ chơi của anh chị lớn xa tầm với của trẻ nhỏ.
Việc chọn lựa đồ chơi cho con yêu không nên xem nhẹ. Các bậc cha mẹ hãy ghi nhớ kỹ những lưu ý trên để lựa chọn đồ chơi cho bé sao cho an toàn và bổ ích nhất.

Nên đọc: 

Đồ chơi cho bé 1 - 2 tuổi
Đồ chơi cho bé 3 - 4 tuổi
Đồ chơi cho trẻ sơ sinh

Tổng hợp

1. Lần đó giận nhau, tôi và mẹ đã không nói chuyện với nhau hết mấy ngày, tôi cũng xem như mẹ tàng hình vậy. Hôm ấy mẹ vừa ăn cơm vừa khóc, bảo rằng: "Con đừng bỏ lơ mẹ nữa được không?". Tôi nhìn thấy mẹ khóc cũng nhịn không được bèn òa khóc theo. Và sau lần đó, tôi cũng hạ quyết tâm không để mẹ mình phải buồn thêm lần nào nữa

2. "Bốp"! Ném cái ly thủy tinh xuống đất, xem thử rằng có thể dằn lại được cơn điên của cô ấy không. Nếu dằn được, hết chuyện! Nếu dằn không được, sẵn tiện lấy đà quỳ lên đống kính vỡ ấy để nhận tội, hết chuyện!
3. "Chúng ta đừng cãi nhau nữa được không em? Có cãi nữa thì cũng không chia tay được đâu mà!"

4. Có lần tôi cãi nhau với bố, hai bên cãi rất là dữ dội, bố tôi còn chỉ vào tôi bảo tôi cút đi, đừng bao giờ về nhà nữa. Tôi liền cầm lấy ví tiền rồi đi ngay lập tức, cũng không thèm ngoảnh đầu lại. Nhưng chưa bước ra khỏi khu nhà thì bố đã vội vã chạy theo, vừa chạy theo tôi vừa hét: "Con bé này đợi bố mày với! Bố "cút" chung với con nào!". Phút giây đó tôi bị bố làm cho cảm động vô cùng!

5. Cô ấy nói “Anh nói thêm câu nào nữa xem!!!” là em “teo” ngay chả dám giận, chả dám nói gì nữa.

6. Có một lần hai đứa cãi nhau, nàng tức giận liền bỏ về phòng ở kí túc xá. Trên đường đi, tôi luôn phải dỗ dành nàng liên tục, nhưng nàng chẳng thèm nói lời nào, khiến tôi sợ là nàng sẽ nói chia tay. Nào ngờ đâu khi đến dưới lầu, nàng đột nhiên xoay lại hướng của tôi, chu môi nói: "Ôm ôm!". Lúc đó tim tôi như tan chảy, lập tức kéo nàng vào lòng, nàng còn bổ sung: "Người ta vẫn còn đang giận đấy". Bây giờ thì hai đứa ở bên nhau lâu rồi.



7. Mỗi lần em ấy mắng tôi, tôi liền bắt đầu nói: "Mì tôm! Thịt nướng! Sushi! Pizza! Bánh canh! Bánh mì! Hủ tiếu...". Còn chưa nói hết thì em ấy đã chạy đến ôm tôi ngay và nói: "Đói bụng quá, chút nữa chúng ta đi đâu ăn đây?".

8. Có một lần tôi không ăn cơm (do không cảm thấy đói), cả ngày chỉ trốn trong phòng trông coi cửa tiệm online của mình. Sau đó bà nội tìm tôi hỏi rằng vì sao lại không ăn cơm. Tôi nói mình không đói. Thế là bà nói: "Cháu không ăn, người cháu thấy đói, còn lòng bà thấy đau" khiến tôi khóc ngay tại chỗ. Bà của tôi đã 81 tuổi rồi. Từ sau đó tôi đều ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa nữa.

9. Đêm hôm đó cả 2 đứa chiến tranh lạnh với nhau, lúc nằm ngủ mỗi đứa một bên giường, không nói gì cũng không động đậy. Được một hồi khi tôi sắp ngủ đến nơi, thì bỗng dưng cảm giác được chân của anh ấy dịch qua động vào chân mình vài cái rồi rút về. Lúc đó tôi liền không giận anh ấy nữa. Vì chân tôi thường hay bị lạnh, buổi tối đi ngủ chân bị lạnh cũng chỉ có anh ấy biết. Chỉ cần có anh kế bên thì anh sẽ luôn làm ấm chân cho tôi. Khi ấy là vì lo cho tôi lại bị lạnh chân nên mặc dù đang giận nhau, anh vẫn chủ động kiểm tra xem chân tôi có bị lạnh không đấy!

10. Chúng tôi yêu xa. Có một lần tôi bị đau lưng, vốn đã đau trong thời gian rất lâu rồi. Anh ấy muốn tôi đi bệnh viện nhưng tôi lại không chịu đi, thế là cãi nhau. Tôi không nói gì, anh cũng không nói gì nữa, sau đó một hồi thì anh bảo "Lưng đau, tim cũng đau luôn rồi nè". Lúc đó tôi liền mềm lòng ngay tắp lự.

11. Lần đó không biết vì lý do gì mà cãi nhau với cô ấy, cuối cùng đến mức thật sự không còn muốn cãi nữa, chỉ nói với cô ấy: "Thôi, đừng cãi nhau nữa, cứ thế đi, chia tay đi...". Cô ấy nhanh chóng rơi nước mắt, kéo tay tôi mà nói: “Đừng xua em đi. Em đi rồi, sẽ không còn ai lo anh hút thuốc hại sức khỏe nữa, không còn ai lo anh ăn thế nào, nghỉ ngơi ra sao…”. Lúc nghe đến đó tôi đã ngơ ngẩn cả người rồi, liền ôm cô ấy vào lòng, cả buổi chẳng nói nên lời gì, trong lòng chỉ nghĩ, cả đời này nhất định phải đối tốt với cô ấy!

12. Tôi cãi nhau với bạn trai, anh ấy ra ngoài sập cửa và nói: “Đứa nào trở lại đây nữa thì đứa đó là cháu đứa kia !”. Một hồi sau thì có tiếng gõ cửa: “Bà ơi, cháu về rồi này!”. Thế là mềm lòng luôn!

13. Mùa đông, đang lúc quá tức giận, vung tay tát anh ấy một cái. Anh ấy "đứng hình" rồi nói: "Tay em lạnh quá à!". Còn giận được sao?

14. “Em có thai rồi!”. Bảo đảm hiệu quả!

15. “Đừng giận nữa mà, anh dắt em đi ăn thịt nướng nhé!”

16. Năm lớp 12, bố tôi có người khác ở bên ngoài, còn sắp sinh con nữa, mẹ tôi bắt quả tang tại chỗ rồi li hôn. Sau đó đến vài tháng cuối cùng trước khi thi đại học, áp lực quá lớn nên có lần cãi nhau với mẹ. Lúc cãi dữ dội nhất, thì mẹ tôi vừa khóc vừa nói: “Mẹ thực sự chỉ còn có một mình con mà thôi!”. Lúc đó mỗi chữ của mẹ đều như cắt vào tim tôi vậy! Mẹ ơi, mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi, con sẽ cố gắng thi đại học, mẹ đừng buồn nữa nhé!

17. Có lần cãi nhau gay gắt với thằng em trai, còn ra tay đánh nó một cái, nó vừa khóc vừa hét vào tôi: "Mốt chị đi học rồi em cũng không thèm đợi chị về nhà nữa!". Thế là bỗng dưng hết giận luôn!

18. Chắc là chuyện cũng hai năm trước rồi. Khi đó chiến tranh lạnh với nhỏ bạn thân, suốt cả kì nghỉ cũng không có liên lạc với nhau. Đến lúc vừa khai giảng thì nhận được điện thoại của nó, tôi còn vờ như không quan tâm, bỗng dưng nó nói một câu: "Đồ quỷ này, tao làm lơ mà thì mày lơ tao thật luôn sao?". Lúc đó tự nhiên nước mắt cũng rơi luôn.

19. Lúc đó cãi nhau rất gay gắt, tôi tức giận quá, bèn đánh vào ngực anh ấy mấy cái. Anh ấy nói: "Nơi này có tên của em đấy" khiến tôi khóc luôn. Bởi vì trước ngực anh có xăm tên của tôi.

20. Có lần cãi nhau, tôi gây sự vô cớ, anh ấy tức giận sập cửa ra ngoài đi mất tiêu. Tôi cứ tưởng là anh ấy bỏ đi rồi. Kết quả lát sau anh ấy cầm theo cây kem về nhà. Tuy rằng không nói gì cả, nhưng từ khoảnh khắc đó tôi hạ quyết tâm sẽ không kiếm chuyện vô cớ nữa.

21. Ngày trước còn bé không hiểu chuyện, chỉ vì một chuyện nhỏ xíu mà tôi cũng tức giận cãi nhau với bà nội. Kết quả ngày hôm sau bà liền hỏi tôi muốn ăn món gì để bà làm cho. Thế là tôi nguôi ngoai ngay tức khắc. Sau đó lúc tôi học đại học chưa đến 3 tháng thì bà bị bệnh tim qua đời. Câu cuối cùng bà nói với tôi là muốn đợi cháu gái về để nấu nhiều món ngon cho cháu gái ăn.

22. Có lần cãi nhau đòi chia tay, tôi vừa la lối khóc vừa quấy phá lung tung. Sau đó anh ấy liền hỏi tôi một câu: "Em thích chó hay mèo?". Tôi trả lời theo quán tính là mèo. Sau đó bỗng dưng anh ấy kêu "meo!" một tiếng, rồi ôm lấy tôi mà nói: "Bắt đầu từ bây giờ anh chỉ là một con thú cưng của em thôi". Thế là mềm lòng ngay tắp lự.

23. Thật tốt là các bạn còn có thể cãi nhau! Điều đáng buồn nhất chính là khi đến cãi nhau với bạn anh ấy cũng thấy lười chẳng muốn cãi!

24. Cãi nhau với mẹ, mẹ nói: "Con gái cưng đừng ồn nữa, mẹ đau đầu, mà này, đồ ăn con thích để trên bàn đấy, nhớ ăn nghe chưa!". Thật là lệ tuôn ào ào luôn!

25. "Em đấy, cứ ỷ là anh thích em nhiều như vậy!"

26. Anh nói: "Xin lỗi, không thể ở cạnh em được" (vì cả hai yêu xa). Thật sự chỉ muốn nhắn rằng, mỗi lần em giận anh, đều là vì nhớ anh quá thôi!

27. Mỗi lần cãi vả giận nhau đều là một mình tôi tự ôm cơn giận, anh ấy chưa bao giờ dỗ dành an ủi tôi, thậm chí có khi còn không biết là tôi đang giận. Mà cho dù có biết thì cũng không biết nói gì, không biết nên làm gì. Sau này tôi cũng nghĩ thông suốt rồi, bản thân hà tất phải chấp nhất làm gì? Cứ cố gắng bao dung sống tốt, chuyện nào nhỏ nhặt quá cũng đừng nên chấp nhặt là được rồi.

28. Lần nọ hai đứa cãi nhau ngoài phố, lúc ấy đã là gần nửa đêm nên trời rất tối. Một mình tôi liền chạy men theo đường cái, không nghe được tiếng bước chân đằng sau mình, cũng không muốn quay đầu nhìn lại xem là ai, vì trong lòng luôn có cảm giác là anh ấy sẽ không đuổi theo đâu. Sau đó một mình tôi vừa ngồi cạnh chỗ bậc thang có ánh đèn ở gần đó vừa sợ hãi khóc. Không lâu sau cảm nhận được kế bên mình có một người, khiến tôi giật cả mình, hóa ra là anh ấy. "Ngốc, sợ tối em còn chạy cho lắm vào làm gì, không dọa em lần sau em lại chạy nữa! Chạy mệt chưa, lên đây anh cõng". Nghe xong ai mà giận được nữa!

29. Anh ấy dập cửa ra ngoài, trước lúc đi còn buông một câu bảo tôi tự mà bình tĩnh lại. Tôi liền khóc một mình. Ít phút sau anh ấy đột ngột trở lại, hỏi tôi muốn ăn gì để anh ấy mua. Lần khác, hai đứa bỗng giận nhau ngoài đường nên vẫn phải đi cùng nhau nhưng không nói chuyện gì cả. Anh ấy vẫn đi kè kè sau lưng tôi. Nhưng lát sau khi tôi quay đầu lại thì không thấy bóng dáng đâu nữa. Quay đầu tìm quanh quất thì thấy anh ấy đang đứng trước một tiệm thịt nướng mà gọi tên tôi, giọng chẳng êm dịu gì làm tôi càng thêm bực mình nên quay lưng dỗi không thèm đáp. Anh ấy vẫn kiên nhẫn: "Em có muốn ăn thêm xúc xích hay trứng không nào?". Lúc đó không hiểu sao tôi lại âm thầm chạy đến mà nói: "Đều muốn tất!"

30. Có lần tôi cãi nhau với mẹ vì chuyện mình ăn uống quá kén chọn, mẹ đã nói là: "Nếu như sau này mẹ không còn trên đời nữa, làm sao con tự chăm sóc cho bản thân mình được đây?"

31. Tôi cảm thấy khi cãi nhau, điều hữu hiệu nhất để xoa dịu cơn giận đối phương chính là lời nói chân thành. Bạn có thể nói rất nhiều, hoặc có thể chẳng nói gì cả, hoặc dùng hành động để chứng minh, quan trọng là phải để đối phương cảm nhận được rằng bạn thật sự muốn làm hòa. Đôi khi, chỉ cần hai chữ "Xin lỗi" đầy giản đơn cũng đã đủ khiến đối phương mềm lòng rồi đó!


Nguồn: Yan

Sức Khỏe

[Suc-khoe][fbig1]

Làm Đẹp

[Lam-dep][fbig2]

Làm Mẹ

[Lam-me][column1]

Ẩm Thực

[Am-thuc][column2]

Khám Phá

[Kham-pha][hot]

Thời Trang

[Thoi-trang][gallery1]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.