Latest Post

Muốn giảm béo an toàn, hiệu quả bạn chỉ cần chọn đúng thời điểm để tắm nắng.

Theo thông tin được đăng tải trên hãng AFP, các nhà nghiên cứu Mỹ đã đề xuất một phương pháp giảm béo an toàn hiệu quả đó chính là tắm nắng.

Đây là kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trường Đại học Northwestern được đăng tải trên Tạp chí "Tạp chí Khoa học Thư viện toàn cầu". Trong một nghiên cứu với quy mô nhỏ cho thấy, những người muốn giảm béo hiệu quả không nhất thiết phải ăn ít hơn và tập luyện nhiều hơn người khác mà chỉ cần phơi nắng.


Độ tuổi trung bình của các đối tượng tham gia nghiên cứu là 30 tuổi. Tất cả đều đeo một dây đeo cổ tay dùng để đo lượng ánh sáng mặt trời và chu kì giấc ngủ. Ngoài ra,nhật ký ăn uống của những người này cũng được ghi đầy đủ, chi tiết trong 7 ngày. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ánh nắng mặt trời có thể ảnh hưởng 20% đến chỉ số khối cơ thể.

Một tác giả khác tên Phyllis Qi cũng cho biết: "Ánh sáng mặt trời chính là vật truyền dẫn hiệu quả nhất trong việc điều chỉnh nhịp sinh học và đồng hồ sinh học của cơ thể. Nó cũng có thể điều chỉnh và cân bằng năng lượng trong cơ thể".

Được làm mẹ là một hạnh phúc, nhưng xen lẫn đó là những băn khoăn, lo lắng thậm chí áp lực về thai kỳ, nhất là với những người lần đầu làm mẹ. Do đó, nếu người chồng không quan tâm và chia sẻ đúng cách sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý và sức khỏe của cả mẹ và bé.

Dưới đây là 19 điều đàn ông phải chấp nhận khi vợ mang thai.

1. Bạn sẽ bị cho ra “rìa”

Đây là điều mà các ông bố trẻ dù muốn hay không thì vẫn phải chấp nhận. Khi mang thai, mọi sự quan tâm, tình cảm của cô ấy sẽ dồn hết cho em bé trong bụng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn không còn là số 1 với cô ấy nữa. 



Có những thời điểm các bố sẽ ghen tỵ với em bé trong bụng vì được cô ấy yêu thương, chiều chuộng quá mức. Nhưng các bố cũng đừng quá buồn nhé. Như thế không có nghĩa là cô ấy không yêu bạn nữa, mà đơn giản cô ấy chỉ đang háo hức trong niềm hạnh phúc làm mẹ và tập trung mọi thứ để chăm lo cho em bé một cách tốt nhất mà thôi.

2. Vợ phải luôn được ưu tiên số 1

Khi vợ mang thai bạn sẽ không còn được rảnh rang để nằm dài chân chờ vợ nấu cơm tối cho nữa, mà lúc này cô ấy sẽ cần bạn giúp đỡ và chia sẻ việc nhà nhiều hơn. Và cho đến khi cô ấy sinh con xong, thì cô ấy vẫn là "trung tâm của vũ trụ", cần được chồng quan tâm, sẻ chia và nâng niu nhiều hơn. Vì thế các bố hãy cố gắng chịu đựng và chia sẻ với vợ nhiều hơn nhé.

3. Các bố sẽ phải chịu nhiều áp lực hơn

Cuộc sống vợ chồng son bạn có thể tự do tận hưởng mọi thứ, không phải quá lo lắng về tài chính, về nghĩa vụ với con cái, về trách nhiệm làm cha. Nhưng khi lên chức bố bạn phải đối diện với nhiều áp lực về tài chính, trách nhiệm và nghĩa vụ làm cha. Mà điều này với một người lần đầu tiên làm cha thì quả thật không hề dễ dàng. 

4. Phải đáp ứng vô điều kiện mong muốn được chọn phương pháp sinh của cô ấy




Có thể bạn cho rằng sinh mổ hoặc gây tê ngoài màng cứng quá tốn kém không phù hợp với điều kiện gia đình. Nhưng bạn nên nhớ việc sinh con là của vợ bạn, chỉ cô ấy mới biết cách sinh nào là tốt nhất cho cả mẹ và con. Do vậy, nếu cô ấy thích chọn bất cứ phương pháp sinh nào bạn phải đáp ứng một cách vô điều kiện nhé. 

5. Phải luôn giữ cho cơ thể sạch sẽ nếu không muốn bị vợ xa lánh

Khi mang thai người phụ nữ rất nhạy cảm với mùi, do vậy các ông bố phải thường xuyên tắm rửa, giặt giũ, giữ cho quần áo được thơm tho, giúp cô ấy dễ chịu hơn để không bị vợ cho “ra rìa” nhé!

6. Bạn sẽ không còn được thoải mái mua sắm cho bản thân nữa

Khi vợ mang thai mọi chi phí phải dồn hết cho việc chăm sóc sức khỏe mẹ và bé trong suốt thai kỳ, chi phí mua sắm đồ cho em bé, chi phí sinh con và chi phí nuôi con trong 1 năm đầu tiên. Vì thế, các bố sẽ “không được mua sắm thả ga” như trước đây nữa, lúc này việc các bố cần làm là tiết kiệm và tiết kiệm nhiều hơn. 

7. Bố cũng cần học cách ẵm bồng và thay tã cho em bé

Để có thể chia sẻ trách nhiệm chăm sóc con cùng vợ, ngay từ khi vợ mang thai các bố cũng nên tìm hiểu kiến thức chăm sóc em bé sơ sinh từ những việc đơn giản nhất như ẵm bồng, thay tã… điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc làm bố sau này đấy. 

8. Cấm “dạy khôn” cô ấy về việc mang thai và sinh con

Nên nhớ dù bạn có đọc nhiều thông tin và sách báo về việc mang thai và sinh con nhiều đến đâu, thì bạn cũng chỉ là “kẻ ngoại đạo”, trong lĩnh vực này cô ấy mới là chuyên gia. Vì thế để tránh làm mất hòa khí, ảnh hưởng đến tâm lý của bã xã, các bố tuyệt đối không được “dạy khôn” vợ phải mang thai và sinh con như thế nào nhé.

9. Hãy đưa vợ đến bệnh viện ngay nếu như cô ấy cảm thấy không ổn

Khi vợ xuất hiện những cơn đau và co thắt dữ dội trong thai kỳ mà chưa đến kỳ sinh nở, nếu cô ấy yêu cầu bạn đưa cô ấy đến bệnh viện thì hãy nhanh chóng đưa cô ấy đi. Đừng chủ quan và bỏ mặc cô ấy tự xoay xở một mình. Vì đây có thể là dấu hiệu cảnh bảo sinh non hoặc sẩy thai rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé. 

10. Một giấc ngủ ngon là khá xa xỉ với bà bầu càng xa xỉ hơn khi cô ấy sinh con

Càng vào những tháng cuối của thai kỳ, cô ấy càng khó tìm được một tư thế ngủ thoái mái. Do em bé ngày càng lớn tạo sức ép lên vùng bụng khiến cô ấy khó thở là thường xuyên phải đi tiểu. Còn sau sinh, vợ bạn phải dành nhiều thời gian để chăm con nên việc thiếu ngủ là điều khó tránh khỏi. Hãy chọn cô ấy một chiếc gối ngủ dành cho bà bầu và trông con giúp vợ để cô ấy có nhiều thời gian để ngủ và ngủ ngon hơn. 

11. Đừng quên báo tin vui vợ có bầu cho mọi người

Những người thân, bạn bè và đồng nghiệp xung quanh bạn sẽ rất vui mừng nếu như bạn báo tin vui vợ có bầu cho họ. Và biết đâu bạn sẽ được chia sẻ nhiều kinh nghiệm làm cha từ những người xung quanh. Điều này rất có ích cho việc làm cha của bạn đấy.

12. Đừng thắc mắc tại sao cô ấy lại mua quá nhiều đồ cho em bé

Em bé sơ sinh cần rất nhiều quần áo, tã lót và bỉm vì thế bạn đừng bao giờ khó chịu hoặc thắc mắc tại sao vợ lại mua quá nhiều đồ cho em bé đến vậy. 

13. Kiên nhẫn đáp ứng mọi yêu cầu hoặc vòi vĩnh của cô ấy

Khi mang thai do thay đổi hormone nên người phụ thường trái tính trái nết, chưa kể chứng ốm nghén thai kỳ “hành hạ”. Khoảng thời gian này cô ấy sẽ có nhiều đòi hỏi vô lý. Và việc mà bạn phải làm là kiên nhẫn đáp ứng mọi yêu cầu và vòi vĩnh của cô ấy mà thôi.

14. Không cần kiêng hẳn “chuyện ấy”

Nhiều người nghĩ rằng trong suốt thời gian vợ mang thai nên kiêng hẳn “chuyện ấy”, vì nếu “yêu” sẽ ảnh hưởng đến em bé trong bụng. Các bác sĩ cho biết, quan hệ tình dục trong thai kỳ không nguy hiểm như nhiều người lầm tưởng. Vì thế các cặp vợ chồng nên duy trì đều đặn “chuyện ấy” khi vợ mang thai, nhưng nên hạn chế “yêu” vào những tháng đầu thai kỳ vì dễ bị sẩy thai và tháng cuối thai kỳ có thể sinh non, vỡ ối sớm.

15. Nên thông báo sớm cho bác sĩ nếu cô ấy gặp khó khăn trong việc chuyển dạ

Nếu cô ấy đăng ký sinh thường nhưng vào lúc lâm bồn lại không thể chịu đựng được những cơn đau và muốn được gây tê màng cứng. Lúc này, đừng ngần ngại hỏi cô ấy có chắc về lựa chọn của mình không mà nên thông báo ngay cho bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời.

17. Đừng cố gắng thay đổi suy nghĩ của cô ấy

Lúc lâm bồn, những cơn đau chuyển dạ sẽ khiến vợ bạn mất kiểm soát và cô ấy sẽ yêu cầu bạn làm nhiều việc không được bình thường. Do đó, thay vì cố gắng làm thay đổi suy nghĩ của cô ấy hãy ở bên và động viên tinh thần để giúp vợ an tâm và vượt cạn dễ dàng hơn. 

18. Khi mang thai cô ấy sẽ trở thành người đa tính cách 

Do hormone thay đổi nên cô ấy sẽ biến thành một người khác hẳn hoàn toàn "vợ bạn" trước đó. Thường xuyên cáu gắt, giận dữ, oán trách thậm chí là quát mắng chồng. Nhưng bạn đừng quá lo lắng đó chỉ là những thay đổi tạm thời mà thôi. Hãy cố gắng chịu đựng và chiều chuộng cô ấy nhiều hơn nhé, rất nhanh thôi cô ấy sẽ nhanh chóng trở lại là "người cũ". 

19. Cuộc sống của bạn sẽ bị đảo lộn khi vợ mang thai

Đây là điều hết sức bình thường, không còn cách nào khác là bạn phải chấp nhận điều này và sống chung với nó trong suốt 9 tháng 10 ngày sắp tới.

Bốc hỏa, vã mồ hôi ban đêm, rối loạn kinh nguyệt, 'khô hạn'... gây cảm giác khó chịu, song có thể xoa dịu bằng cách bổ sung estrogen.

Mãn kinh là giai đoạn phụ nữ nào cũng đều trải qua. Nguyên nhân chủ yếu do suy giảm estrogen, nội tiết tố nữ giúp người phụ nữ có vóc dáng mềm mại, tươi trẻ và quyến rũ, đồng thời phát triển đặc tính sinh lý. 

Bước vào độ tuổi 30, lượng estrogen bắt đầu giảm 15% mỗi năm. Ở tuổi mãn kinh, hormone này sụt giảm nhanh chóng, chỉ còn 10% so với thời trẻ và gây ra hàng loạt các rối loạn ở nữ giới.


Triệu chứng mãn kinh theo từng giai đoạn.

Mãn kinh được đánh dấu bằng chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng, sau 12 tháng mất kinh hoàn toàn. Trước khi bước vào thời kỳ này, phụ nữ phải trải qua giai đoạn tiền mãn kinh. Cơ thể chưa kịp thích nghi với lượng nội tiết tố thấp và dao động, nên gặp nhiều rối loạn khó chịu, như:

Triệu chứng rối loạn vận mạch: Khoảng hai phần ba phụ nữ mãn kinh gặp rối loạn vận mạch từ nhẹ đến nặng, bao gồm các cơn bốc hỏa (cảm giác nóng bừng mặt) đi kèm vã mồ hôi ban đêm, dẫn đến rối loạn giấc ngủ. Tình trạng này kéo dài khiến nhiều phụ nữ mệt mỏi và trầm cảm.

Thay đổi tâm lý: Chị em thường thấy nhức nửa đầu, tim đập nhanh, bứt rứt, lo âu, dễ nóng giận, trầm cảm, thiếu tập trung…

Rối loạn kinh nguyệt: Triệu chứng thường gặp ở giai đoạn tiền mãn kinh, có thể rong kinh thất thường.

Khô hạn: Suy giảm estrogen làm niêm mạc âm đạo teo, khô, dẫn đến đau rát, dễ trầy xước và chảy máu khi gần gũi bạn đời.

Bệnh lý liên quan: Loãng xương, bệnh tim mạch, suy giảm trí nhớ Alzheimer... thường xuất hiện khi mãn kinh. Ung thư cổ tử cung, buồng trứng, vú, nội mạc tử cung... cũng có nguy cơ tăng lên.


Suy nhược cơ thể, căng thẳng, rối loạn giấc ngủ, có cảm giác bị ám ảnh... là dấu hiệu thường gặp của chứng trầm cảm ở phụ nữ sau sinh.

Suy nhược cơ thể

Nhiều sản phụ cảm thấy đau khổ, vô vọng tăng dần sau khi sinh con, thậm chí khóc cả ngày mà không có lý do cụ thể. Một số người cảm thấy bị chồng, gia đình, bạn bè bỏ rơi, những cảm giác này thường không có căn cứ. Theo bác sĩ Xuyến, tình trạng này kéo dài khiến người mẹ bị suy nhược, mệt mỏi triền miên, thờ ơ với công việc nhà, không buồn tắm rửa, chải chuốt.



Lo lắng, căng thẳng

Dấu hiệu phổ biến của chứng trầm cảm là người mẹ thường cảm thấy đau một vùng nào đó trên cơ thể và có cảm giác bệnh. Một số bà mẹ yếu sức càng có nhiều mối lo về sức khỏe của mình. Có thể họ cảm thấy đau dữ dội ở đâu đó nhưng bác sĩ lại không tìm ra nguyên nhân, thường là đau ở đầu và cổ, đau lưng, ngực hay các vấn đề về tim. Sự lo lắng về sức khỏe gia tăng khiến họ càng stress thêm. Các triệu chứng này thường trở nên trầm trọng nếu không được chữa trị.

Nhiều sản phụ luôn cảm thấy căng thẳng và thiếu tự tin khi ra khỏi nhà. Họ thậm chí khó gặp gỡ người bạn thân, từ chối trả lời điện thoại hay tin nhắn, thư từ. Bệnh nhân thường không muốn đến gặp bác sĩ, do đó gia đình nên mời bác sĩ tới nhà.

Rối loạn giấc ngủ

Người bị trầm cảm thường rất khó ngủ. Họ có thể thao thức đến gần sáng hoặc hoàn toàn không ngủ được. Một số bệnh nhân ngủ không liên tục, hay thức giấc vào giữa đêm, thỉnh thoảng gặp ác mộng và không thể ngủ lại. Nhiều bà mẹ cảm thấy stress hơn vào buổi tối nên bị mất ngủ kéo dài. Lúc này,  gia đình nên bố trí người giúp sản phụ cho con bú vào buổi tối.

Có cảm giác bị ám ảnh

Sản phụ mắc bệnh trầm cảm thường bị ám ảnh về một người, một tình huống hay một hoạt động cụ thể nào đó. Vài người trở nên sợ hãi và tin rằng mình là mối nguy hại cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt là đứa trẻ. Những nỗi sợ này là triệu chứng thường gặp của trầm cảm, có thể đi kèm với cảm giác tội lỗi.

Khó suy nghĩ, tập trung hoặc ra quyết định

Các bà mẹ bị trầm cảm thường cảm thấy rất khó khăn để đưa ra quyết định. Họ thường phải mất rất nhiều thời gian để cân nhắc những vấn đề thông thường. Việc khó tập trung chú ý còn thể hiện ở những khía cạnh đơn giản như không thể đọc xong một bài báo ngắn, không thể nghe hết một bài hát yêu thích hay xem hết một chương trình tivi mà họ thường quan tâm trước đây.

Theo VnExpress

Một số thói quen hàng ngày trong sinh hoạt có thể khiến vòng hai của bạn ngày càng trở nên đầy đặn hơn mong muốn do tích tụ… mỡ. Vì vậy, bạn nên chấm dứt những thói quen này càng sớm càng tốt để giảm mỡ bụng mà không cần luyện tập thể dục hay áp dụng chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt.

Ăn quá no

Biết khi nào ngừng ăn là khá quan trọng. Khi cơ thể gợi ý rằng bạn đã bổ sung đủ năng lượng trong bữa ăn thì đây được coi là tín hiệu để ngừng ăn. Nhưng nếu ăn quá mức hay quá no sẽ làm tăng lớp mỡ ở bụng nên biết khi nào ngừng ăn là rất quan trọng.



Ăn uống thận trọng nghĩa là bạn có kế hoạch ăn thực phẩm nào, ăn bao nhiêu thực sự rất quan trọng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người ăn có kế hoạch ăn uống thích hợp như thực phẩm ít chất béo, nhiều rau xanh, trái cây, uống rượu, bia ở mức độ cho phép… có phản ứng tích cực hơn với căng thẳng xảy ra trong cuộc sống và có vòng hai lý tưởng hơn.

Ngồi nhiều



Nếu bạn chỉ ngồi và duyệt web trên Internet trong nhiều giờ đồng hồ thay vì hoạt động và đốt cháy calo thì chính là bạn đang tạo thói quen làm cho mỡ bụng ngày càng tích tụ nhiều hơn.

Không tập trung khi ăn


Có nhiều lý do khiến chúng ta ăn nhưng chủ yếu là do tín hiệu đói của cơ thể đòi hỏi. Nhưng nếu bạn ăn ở bàn làm việc, vừa ăn vừa xem ti vi hay sử dụng điện thoại, bạn sẽ không tập trung vào bữa ăn và đây là một trong những thói quen xấu có thể dẫn đến mỡ bụng.

Thường xuyên cáu gắt

Bạn có biết rằng nếu có một tâm trạng vui vẻ, thoải mái sẽ giúp bạn hài lòng hơn với thức ăn của mình và bạn có xu hướng ăn ít hơn?!

Do vậy, bạn nên dành thời gian để tạo cho mình tâm trạng thoải mái nhất, tránh cáu gắt, giận dữ để làm tăng sự hài lòng về bữa ăn cũng như kiểm soát được lượng thức ăn đưa vào cơ thể, tránh ăn quá mức dẫn đến mỡ bụng.

Sử dụng nhiều kích cỡ bát khác nhau

Đơn giản chỉ cần nhận thức được kích thước của bát của bạn sẽ biết mình ăn bao nhiêu. Do đó, không nên sử dụng nhiều kích cỡ bát khác nhau vì sẽ khiến bạn không lượng được thức ăn đưa vào cơ thể.

Ngoài ra, kích thước về ly uống trà bạn cũng cần chú ý vì việc làm đơn giản này giúp bạn kiểm soát tốt cân nặng và số đo vòng hai lý tưởng trong thời gian dài mà không quá khó khăn.

Lười vận động

Bên cạnh nhứng thói quen không tốt trên thì lười vận động lại là yếu tố khiến vòng hai ngày càng “phát tướng” nhanh hơn. Do vậy, bạn cần tạo cơ hội để cơ thể vận động và vượt qua ngưỡng “lười” của bản thân và đánh tan mỡ bụng.

Bạn có thể thực hiện các hoạt động đơn giản, vừa sức như đi bộ, chạy bộ hoặc đi xe đạp chứ không nhất thiết phải là một cuộc chạy marathon hay cuộc đua về bơi lội.

Theo SKĐS

Sức Khỏe

[Suc-khoe][fbig1]

Làm Đẹp

[Lam-dep][fbig2]

Làm Mẹ

[Lam-me][column1]

Ẩm Thực

[Am-thuc][column2]

Khám Phá

[Kham-pha][hot]

Thời Trang

[Thoi-trang][gallery1]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.