Latest Post

Mang thai 3 tháng đầu là giai đoạn cơ thể mẹ sẽ có những biến đổi sinh lý đồng thời là thời gian quan trọng cho sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của bé.  Bởi vậy mẹ bầu rất cần chú ý chế độ ăn để thai nhi phát triển tốt trong thời kỳ này.  

Bài viết Những thực phẩm mẹ bầu không nên ăn khi mang thai tháng thứ 3 sẽ giúp mẹ bầu thay đổi một số thói quen và sở thích ăn uống không tốt. 


1. Thức ăn vặt

Đồ ăn vặt tạo ra nhiều tác hại cho cơ thể bạn. Những món ăn vặt đầy chất béo, giàu mỡ và lượng calo cao như pizza, kẹo và những món chiên cũng có thể làm phiền bạn vì phải đi tiêu nhiều hơn. Đồ ăn vặt cũng chứa lượng đường và chất béo bất thường rất có hại cho cơ thể mẹ bầu.

2. Hải sản

Một trong những lý do quan trọng nhất để tránh ăn hải sản là lượng thủy ngân chứa trong đó. Thủy ngân là một chất rất độc có hại được tìm thấy trong hải sản khiến thai nhi suy yếu và làm giảm quá trình phát triển của bé. Do đó cần tránh xa hải sản trong chế độ ăn hàng ngày ở tháng thứ 3 của thai kỳ. Nên hạn chế một vài loại cá như cá ngừ, sò, cá hun khói và sushi càng nhiều càng tốt.

3. Những thực phẩm đóng hộp

Bất cứ loại thực phẩm đóng hộp vào cũng có hại cho sự phát triển của bé. Đồ đóng hộp chứa các hương vị nhân tạo, chất bảo quản với hàm lượng đường và muối cao. Chất bảo quản luôn độc hại để sử dụng và gây ra nhiều tác dụng phụ hơn nữa trong thai  kỳ.

4. Những sản phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng.

Trong giai đoạn quan trọng này, hãy bảo vệ bản thân và bé khỏi nguy cơ bị nhiễm trùng và ngộ độc thực phẩm bằng cách chỉ sử dụng các sản phẩm từ sữa tiệt trùng. Pho mát mềm nên được thay thế bằng việc cố gắng sử dụng những sản phẩm được làm từ sữa tự làm.

5.  Cà phê và trà

Caffeine rất có hại cho bé bởi nó có thể ảnh hưởng đến nhịp tim bằng cách đi qua nhau thai. Nó cũng làm tăng huyết áp và nhịp tim của bạn trong thời kỳ mang thai. Nên tránh điều này trong chế độ ăn uống ở 3 tháng đầu thai kỳ vì cà phê và trà có thể gây ra tác dụng phụ.

6. Đồ ăn cay

Ăn nhiều đồ ăn cay như ớt, mù tạt, tiêu... có thể gây ra hiện tượng sinh non, dễ sảy thai.



Mang thai là một quá trình gian nan của người mẹ mà không phải ai cũng thấu hiểu được. Biết  được điều đó, sức khỏe của mẹ bầu trước khi mang thai là vô cùng quan trọng. 

Vậy cần bổ sung dưỡng chất gì trước khi mang thai để có một thai kì khỏe mạnh nhất. dưới đây là các loại dưỡng chất bắt buộc mẹ bầu phải bổ sung khi mang thai :

C:\Users\Tuan\Downloads\phu nu\13220991_1367301249965520_7797290948646972425_n.jpg

1. Protein: Có vai trò cấu thành nên cơ thể thai nhi, ảnh hưởng lớn tới sự hình thành và phát triển trí não của thai nhi. Có nhiều trong thịt gà, trứng, sữa, cá…

C:\Users\Tuan\Downloads\phu nu\top-5-thuc-pham-giam-mo-bung-theo-chuyen-gia.jpg


2. Chất béo: Cung cấp nhiệt lượng cho cơ thể thai phụ. Có nhiều trong lạc, vừng, dầu, mỡ…

C:\Users\Tuan\Downloads\phu nu\muon-co-thai-nhanh-2.jpg


3. Axit folic: Giảm nguy cơ bị khuyết tật bẩm sinh hệ thần kinh và cột sống ở trẻ sơ sinh. Có nhiều trong vừng, lạc, súp lơ xanh, măng tây, quả bơ, cà chua, cam, bưởi…

C:\Users\Tuan\Downloads\phu nu\thuc-pham-giau-axit-folic.jpg

4. Kali: Ổn định tim mạch, phòng chống cao huyết áp, tốt cho thai phụ bị huyết áp cao. Có nhiều trong chuối, cam, dưa hấu, lê, cà rốt, gan lợn, lưỡi lơn, cật, thịt bò…

C:\Users\Tuan\Downloads\phu nu\kali1_kienthuc_iaxm.jpg

5. Kẽm: Giảm nguy cơ sẩy thai, đẻ khó và thai chết lưu. Có nhiều trong sò, củ cải, cùi dừa già, đậu hà lan, đậu nành, lòng đỏ trứng gà, thịt lợn, thịt bò, khoai lang, đậu phộng…

C:\Users\Tuan\Downloads\phu nu\thuc-pham-giau-kem.jpg

6. Magie: Giảm hiện tượng chuột rút khi mang thai, tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi. Chứa nhiều trong lúa mì, đậu các loại, thịt, hải sản, các sản phẩm từ sữa bò, sôcôla, hạt dẻ, dưa hấu, chè, cà phê, đậu nành, bắp cải xanh, bắp cải tím, vừng...

C:\Users\Tuan\Downloads\phu nu\images.jpg

7. Sắt: Là thành phần không thể thiếu trong việc sản sinh hồng cầu, ngăn ngừa thiếu máu. Chứa nhiều trong thịt đỏ, thịt bò, thịt gà, trứng, sò, trai, mộc nhĩ, nấm hương…

C:\Users\Tuan\Downloads\phu nu\thuc-pham-co-chua-nhieu-sat-cho-ba-bau.jpg


8. Ngoài ra cần bổ sung các vitamin A,B,C,D: Giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng, chống loãng xương, tránh việc còi xương ở trẻ, hạn chế tình trạng xuất huyết ở mẹ bầu… Các vitamin chứa nhiều trong các loại rau xanh và hoa quả tươi.

Phụ nữ khi mang thai tháng thường có rất nhiều thay đổi trong cơ thể như: buồn nôn, mệt mỏi, tâm trạng lo âu sợ hãi... trong đó có triệu chứng đau lưng. Vậy tại sao lại có hiện tượng đau lưng khi mang thai và làm thế nào để khắc phục? Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay.


Nguyên nhân:

-   Đau lưng là triệu chứng phổ biến khi mang thai do tử cung và bụng to lên chèn vào cột sống, các cơ cột sống vùng thắt lưng giãn ra quá mức hoặc do giãn khớp cột sống.

-   Trong suốt thời kỳ mang thai, cơ thể người phụ nữ tiết ra các hoóc-môn làm căng các dây cơ bụng và giảm hoạt động của các dây chằng ở vùng thắt lưng và xương chậu.

-   Phần lớn thai phụ có biểu hiện đau lưng ở những tháng cuối thai kỳ, nhưng cũng có một số thai phụ cảm thấy đau ngay từ những tháng thứ 3 - 4.

-   Cơn đau lưng có thể xảy ra bất kỳ lúc nào khi thay đổi tư thế, nhất là khi đang nằm ngủ rất khó xoay người.

-  Nếu như thai phụ không được chăm sóc tốt về dinh dưỡng, lao động quá sức, thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, vận động sai tư thế,…cũng làm cho các cơn đau lưng nặng hơn.

Biện pháp:

-  Cần có chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý, vận động nhẹ nhàng.

-  Hạn chế ngồi hoặc đứng quá lâu. Tư thế ngồi phải thật vững sao cho hai chân có thể nâng lên nhẹ nhàng.

-  Nên nằm nghiêng để tránh đau lưng khi mang thai.

-  Không khiêng, nhấc vật nặng. Khi lên xuống cầu thang nên đặt hai chân trên một bậc rồi mới bước tiếp. Tránh thay đổi tư thế đột ngột.

-  Nên chọn quần áo thoáng rộng dễ mặc, giày đế bằng, quai dễ xỏ… Khi mặc quần áo, mang giày… cần ngồi xuống hoặc đứng có chỗ dựa.

- Giữ ấm cơ thể và vùng lưng. Tắm nước ấm cũng là cách giúp bạn giảm bớt cơn đau khó chịu.

- Nếu có biểu hiện đau tăng, đau âm ỉ kéo dài, thai phụ cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa sản để khám và được tư vấn điều trị.

Thời gian bầu bí khiến bạn mệt mỏi rã rời và tất cả những gì bạn muốn là một giấc ngủ yên tĩnh. Dưới đây là một vài bí quyết giúp mẹ bầu ngủ đúng cách khi mang thai để đảm bảo an toàn cho bé.

C:\Users\Tuan\Downloads\phu nu\0b418c6f3a01b64494d0541ab7711224.jpg

1. Những đặc điểm của phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai khi ngủ

-    Đối với phụ nữ đang mang thai từ 6 –12 tuần: Trong thời gian này, cơ thể phụ nữ có rất nhiều biểu hiện khác nhau: Buồn nôn, cơ thể mệt mỏi… Những triệu chứng này khiến cho người phụ nữ luôn thèm ngủ nên trong thời gian này họ ngủ nhiều hơn. Trạng thái giấc ngủ này kéo dài không lâu, chỉ khoảng 12 tuần rồi lại thay đổi.

-   Đối với phụ nữ đang mang thai khoảng 13 – 14 tuần: Lúc này trạng thái giấc ngủ dao động nhanh sẽ dài hơn, giấc ngủ dao động chậm thì được rút ngắn nên thường sẽ không sâu giấc.

2.Tư thế ngủ thích hợp cho những phụ nữ đang mang thai

-   Khi mang thai nên nằm nghiêng khi ngủ: Đối với những phụ nữ đang mang thai đặc biệt là trong giai đoạn cuối của thời kỳ mang thai, khi ngủ nên giữ tư thế nằm nghiêng. Bởi nằm nghiêng sẽ đem lại nhiều điều tốt:
     
+ Bảo đảm cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bào thai.
      
+ Nằm nghiêng sẽ tránh huyết áp quá cao khi mang thai: Phụ nữ khi mang thai rất dễ bị tăng huyết áp. 

-  Trong khi mang thai tuyệt đối không nên nằm ngửa: Trong khi mang thai nếu nằm ngửa để ngủ sẽ không tốt cho sự phát triển của bào thai và sức khỏe của người mẹ.
     
+ Nằm ngửa không tốt cho sự phát triển của bào thai: Nếu mang thai mà nằm ngửa khi ngủ tử cung sẽ gây ra áp lực cho động mạch phần bụng bị phình ra, làm huyết quản bị gấp khúc, ảnh hưởng đến sự cung cấp máu của cơ thể cho bào thai.
    
+ Nằm ngửa khiến cho huyết áp của cơ thể quá cao hoặc quá thấp: Khi ngủ nằm ngửa, tử cung gây ra áp lực rất lớn cho động mạch tĩnh, làm cho máu không được cung cấp đầy đủ cho tim, dẫn đến hạ huyết áp. Khi huyết áp tiếp tục giảm, làm cho các khoáng chất sinh ra trong thận càng nhiều, huyết áp lại tiếp tục tăng, đến một lúc nào đó huyết áp sẽ lại trở nên quá cao, rất có hại cho sức khỏe.
    
+ Nằm ngửa còn có thể gây ra một số bệnh khác: Khi nằm ngửa, tử cung gây ra áp lực rất lớn đối với động mạch tĩnh của khoang dưới, làm cho máu không được tuần hoàn một cách bình thường. Như vậy rất dễ làm cho chân bị phù hoặc có thể gây ra bệnh trĩ.

3. Chăm sóc giấc ngủ cho những phụ nữ đang mang thai

-  Những thay đổi trong giấc ngủ của người phụ nữ đang mang thai: Khi mang thai, người phụ nữ sẽ cảm thấy buồn nôn, toàn cơ thể mệt mỏi; giấc ngủ sẽ kéo dài và thường rất khó ngủ.

-  Những nguyên nhân làm cho phụ nữ dễ mất ngủ khi đang mang thai:
    
+ Khi mang thai, huyết áp sẽ rất cao: Rất nhiều người mang thai khi ngủ thường có tư thế không đúng như nằm ngửa. Vì vậy làm cho huyết áp tăng, cảm thấy nhức đầu, buồn nôn, thị lực giảm, chân phù… Những triệu chứng này rất dễ khiến cho cơ thể bị mất ngủ.
  
+ Tử cung tăng: Khi bào thai ngày càng phát triển thì trọng lượng và thể tích của tử cung ngày càng tăng theo cơ thể sẽ trở nên rất nặng nề, do vậy sẽ rất khó khăn trong việc đi lại. 
   
+ Cơ thể thiếu canxi: Người phụ nữ khi mang thai nếu bị thiếu canxi sẽ khiến cho vùng ngực bị sưng phồng, vùng ngực sẽ rất đau đặc biệt là xương sườn. Vì vậy người mang thai dễ bị mất ngủ.

-  Những điều cần lưu ý khi chăm sóc giấc ngủ cho phụ nữ mang thai:
   
+ Uốn nắn tư thế ngủ: Nằm nghiêng là tư thế ngủ phù hợp nhất cho những người mang thai đặc biệt là trong giai đoạn cuối của thời kỳ mang thai. 
   
+ Khai thông tinh thần: Một số phụ nữ mang thai không hề gặp phải các vấn đề về sinh lý mà là các vấn đề về tinh thần như quá căng thẳng, lo lắng, bất an… Khi đó cần phải khắc phục vấn đề về tâm lí, làm giải tỏa tâm trạng không tốt cho người mẹ, giúp họ luôn vui vẻ, thoải mái.
  
+ Môi trường ngủ: tạo một môi trường ngủ thích hợp cho những người mang thai. Phòng ngủ cần phải sạch sẽ, gọn gàng, không khí trong lành, ánh sáng dịu vừa phải, nhiệt độ, độ ẩm vừa phải, đồng thời không được quá ầm ĩ, ồn ào…

+ Chữa trị bệnh bằng thuốc: Nếu người mang thai bị ốm cần phải đến bệnh viện khám xét để được kê đơn thuốc uống. Tuyệt đối không được uống thuốc tùy tiện mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Các mẹ thường hay biết mình đã mang thai hay chưa khi đã trễ kinh nguyệt và hoặc có kết quả thử máu. Tuy nhiên, rất nhiều mẹ thường phân vân không biết mình đã có thai chưa ngay sau khi “quan hệ” 1-2 tuần. Liệu có cách nào để nhận biết được không?

Câu trả lời là có. Ngay sau khi thụ thai, cơ thể bạn đã có thể cho bạn biết rằng mình đã có thai. Vì vậy, bạn có thể có các dấu hiệu nhận biết có thai sau 1 tuần  sau khi thụ thai.


1. Chất nhày ở tử cung

Dấu hiệu có thai sớm 1 tuần đầu tiên là thay đổi chất nhầy ở cổ tử cung. Chúng sẽ cô đặc tạo thành nút nhầy bít chặt cổ tử cung nhằm ngăn cản không cho sự tác động của tất cả các chất hay yếu tố bên ngoài qua âm đạo để vào bên trong buồng tử cung. Do vậy chị em sẽ cảm nhận được chất nhầy ở cổ tử cung trở nên đặc hơn.

2. Màu sắc âm hộ và âm đạo thay đổi

Một trong những dấu hiệu tuần đầu mang thai là sự thay đổi màu sắc của âm hộ và âm đạo. Nó có thể xảy ra sớm nhất sau tuần thứ 4 của thai kỳ, thường là trước khi bạn nhận thấy các dấu hiệu khác.  m hộ và âm đạo thường có màu sắc hồng, nhưng sẽ chuyển sang màu tím đỏ thẫm khi thai kỳ tiến triển. Điều này là do sự gia tăng lượng máu được cung cấp đến các mô ở khu vực này.

3. Có đốm dịch

Bạn có thể nhận thấy có đốm dịch màu hồng nhạt hoặc nâu trong quần lót, hoặc chỉ một chút xíu, hoặc cảm thấy bị chuột rút nhẹ. Đây là dấu hiệu nhận biết có thai trong tuần đầu tiên. Hiện tượng này thường xảy ra ở thời điểm đáng lẽ là chu kỳ kinh nguyệt của bạn.

Các chuyên gia không xác định được chính xác nguyên nhân gây ra đốm này trong thời kỳ đầu mang thai, nhưng có khả năng nó là do trứng đã thụ tinh làm tổ trong tử cung, hoặc các hormone kiểm soát trong kỳ kinh nguyệt gây ra. 



4. Nhạy cảm đặc biệt với mùi: 

Nhiều thai phụ cho biết ngay từ giai đoạn rất sớm của thai kỳ, họ đã nhạy mùi hơn nhiều. Đây là một trong những tác dụng phụ do mức estrogen tăng cao.

5. Huyết áp thấp hơn bình thường

Nếu như mẹ thường xuyên theo dõi huyết áp của mình sẽ nhận thấy một chút thay đổi nhỏ khi huyết áp thấp hơn bình thường. Nếu đi kèm với các triệu chứng như buồn ngủ, mệt mỏi, nhức đầu hoặc buồn nôn… thì rất có thể mẹ đã “dính” bầu.

6. Mệt mỏi đột ngột dù không làm gì quá sức cả: 

Phụ nữ khi mang thai thường có biểu hiện mệt mỏi và buồn ngủ do lượng progesterone đột nhiên tăng cao hơn bình thường. Nhưng bạn cũng chú ý mệt mỏi và buồn ngủ cũng có thể do bạn làm thiếu ngủ hoặc việc quá sức.

7. Thử thai

Các xét nghiệm mang thai nhạy cảm có thể phát hiện hormone thai kỳ sớm nhất là bốn ngày trước khi đến chu kỳ, hoặc bảy ngày sau khi đã thụ thai. Tuy nhiên, những dấu hiệu mang thai đáng tin cậy nhất nằm ở thời điểm chu kỳ tiếp theo. Thử thai sẽ cho kết quả chính xác nhất nếu thực hiện không sớm hơn thời điểm đáng lẽ là chu kỳ tiếp theo này. 

Que thử thai chính là dấu hiệu có thai sau 2 tuần khá chính xác

Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể đã có thai, hãy điểm qua danh sách những việc cần làm khi mang thai và tìm hiểu làm thế nào để chuẩn bị sẵn sàng cho những thay đổi thú vị phía trước.

Sức Khỏe

[Suc-khoe][fbig1]

Làm Đẹp

[Lam-dep][fbig2]

Làm Mẹ

[Lam-me][column1]

Ẩm Thực

[Am-thuc][column2]

Khám Phá

[Kham-pha][hot]

Thời Trang

[Thoi-trang][gallery1]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.