Độ tuổi nào thích hợp để kết hôn?
Khi nào nên kết hôn - đó là một câu hỏi có vô số câu trả lời, mỗi người một cách, một con số khác nhau. Người 22, người 25, người lại 30...vv…vv... với vô vàn những câu trả lời mang tính cá nhân như thế, dư luận đồng tình cũng có, phản bác cũng không ít. Vì đơn giản mỗi người một suy nghĩ, và “chín người mười ý” làm sao có đáp án nào để thỏa lòng tất cả những chàng trai, cô gái, các bậc cô chú phụ huynh, các anh chị và bạn bè ở đây.
“Khi nào nên kết hôn?” là một chủ đề nóng hổi trong các cuộc trò chuyện của các bạn trẻ. Trước câu hỏi tưởng chừng ngắn gọn và súc tích như thế, người chưa có người yêu thì bối rối, kẻ có người yêu rồi nhưng chưa có ý định cưới thì hoang mang. Mỗi người đưa ra một con số khác nhau: người 22, người 25, người lại 30 tuổi... với vô vàn những câu trả lời mang tính cá nhân như thế, dư luận đồng tình cũng có, phản bác cũng không ít. Vì đơn giản mỗi người một suy nghĩ, và “chín người mười ý” làm sao có đáp án nào để thỏa lòng tất cả những chàng trai, cô gái, các bậc cô chú phụ huynh, các anh chị và bạn bè ở đây.
Tôi nghĩ chúng ta không thể trả lời cho câu hỏi bao nhiêu tuổi thì kết hôn, vì đó là duyên số, là tương lai. Thần thánh mấy mới đoán được điều này. Tất cả dường như chỉ nói lên con số mình thích một cách chủ quan mà thôi. Vấn đề không nằm ở tuổi tác (dĩ nhiên là bạn không thể kết hôn khi mà bạn chưa đủ tuổi pháp luật cho phép kết hôn), mà điều quan trọng là bạn đã gặp được đúng người hay chưa, bạn đã hoàn toàn sẵn sàng cho một cuộc hôn nhân, cho cuộc sống gia đình hay chưa, vì kết hôn đồng nghĩa với việc bạn sẽ bước vào một cuộc sống mới.
Trước hết, hãy chỉ kết hôn khi bản thân đã thực sự sẵn sàng
Một cuộc hôn nhân sẽ không thể nào đúng nghĩa nếu một trong hai người không hoặc chưa sẵn sàng. Bạn kết hôn trong trạng thái hoang mang, trong tâm lý lo lắng và sợ sệt, chưa nhận thức được việc bản thân sắp làm có ý nghĩa như thế nào. Nếu người kia, cô dâu hoặc chú rể của bạn biết được điều này thì sao, họ yêu bạn thật lòng, họ chuẩn bị tất cả một cách tốt nhất để cùng bạn đi suốt quãng đường còn lại của cuộc đời, nhưng đổi lại chính sự mơ hồ chưa sẵn sàng của bạn sẽ làm họ tổn thương và thất vọng biết bao. Như thế cả hai cũng chẳng vui sướng gì. Kết hôn là một việc trọng đại nhất đời người, hãy cân nhắc kỹ càng, hãy đối mặt với nó một cách chờ mong hạnh phúc nhất, và đừng làm thấp đi ý nghĩa giá trị của nó.
Nên kết hôn với người bạn thực sự yêu và được yêu chân thành
Kết hôn là bạn và đối phương sẽ hằng ngày gặp mặt, tối ngủ cùng giường, và nắm tay nhau đi đến đầu bạn răng long. Là dung hòa được cái riêng của cả hai thành cái chung của nhau. Là biến nhược điểm của đối phương thành ưu điểm để mà yêu. Nếu hai người kết hôn với nhau mà không thực sự yêu, không thực sự hiểu nhau thì làm sao làm được những điều đó? Đừng nghĩ sống với nhau lâu ngày thì ắt hiểu nhau, đó có chăng cũng chỉ có trong phim mà thôi. Thực tế rất nhiều cuộc hôn nhân đỗ vỡ vì cả hai không chịu đựng được nhau, họ nhìn nhau thôi cũng thấy chán, vì có những người mất cả đời cũng chẳng hiểu được nhau.
Thế nên, trước khi kết hôn, bạn nên tự hỏi bản thân mình kết hôn với người kia vì điều gì, và phải trả lời thật thực tâm. Vì trong xã hội ngày nay người ta đến với nhau vì rất nhiều lý do, không nhất thiết phải là chân tình, mọi thứ đều có thể quy đổi thanh tiền tài, địa vị và hằng hà sa số những thứ khác. Hãy nhớ rằng hôn nhân nên bắt đầu từ tình yêu thực sự. Những toan tính ban đầu sẽ chỉ là yếu tố tạo nên vết thương khó lành cho cuộc hôn nhân của chính bạn mà thôi. Cùng một người mình không yêu đối diện nhau suốt những năm tháng còn lại của cuộc đời là một điều không hề dễ dàng, không tránh khỏi những lúc bạn muốn bỏ cuộc, muốn đường ai nấy đi và thôi ràng buộc nhau, nhưng nếu lỡ hai người đã có những đứa con thì sao? Để con mình chịu cảnh cha mẹ mỗi người một nơi, hay sống trong một gia đình không trọn vẹn? Hãy suy nghĩ cho những đứa trẻ đáng thương ấy. Chúng không có tội.
Kết hôn khi sự nghiệp, kinh tế đã phần nào vững vàng
Tôi nghĩ đây là một vấn đề nên nghiêm túc suy nghĩ trước khi quyết định cưới. Dù hai người bắt đầu “góp gạo thổi cơm chung” nhưng cũng không thể kết hôn khi bản thân không có gì cả, không nhất thiết phải giàu nứt vách hay tiền tiêu không hết nhưng ít nhất cũng phải có một phần tài sản trong tay, để tránh việc trông chờ vào đối phương. Nếu bạn là cô gái sắp lấy một người chồng giàu có cũng đừng hy vọng quá nhiều vào mớ tài sản của anh ta, nên nhớ tiền là thứ nhạy cảm và dễ gây mâu thuẫn nhất, chẳng dễ gì người khác cho không bạn (kể cả chồng bạn). Còn nếu ngược lại, bạn là một người đàn ông thì điều này càng quan trọng, cưới vợ cũng như sắm thêm cho mình cái quyền bảo hộ chăm lo cho cô ấy, nếu là một người đàn ông thực thụ thì chẳng ai muốn bản thân mang tiếng “bám váy đàn bà”. Là một trụ cột gia đình, người đàn ông hẳn biết cách nào để hoàn thành vai trò của mình tốt nhất.
Kết hôn khi đã “mỏi mệt” với tuổi trẻ và mong muốn một gia đình nhỏ an yên
Tuổi trẻ vốn dĩ nhiều ước mơ, thích tự do và rất háo thắng. Nếu bạn vẫn còn thích những chuyến phượt đầy ngẫu hứng đến những nơi xa lạ, thích phóng xe hóng gió khắp thành phố cả đêm, thích vào pup những cuối tuần, thích ngủ đến tận trưa những ngày nghỉ,… thì xin hãy đừng nghĩ đến chuyện kết hôn. Vì đơn giản, tuổi trẻ của bạn chưa đủ, bạn vẫn còn phải làm việc, phải kiếm tiền để thỏa mãn nhưng giấc mơ tuổi trẻ. Đó là những giấc mơ tuyệt vời mà chỉ có tuổi trẻ bạn mới có thể biến chúng thành hiện thực. Thế nên hãy cứ bay đi một cách tự do với những nhiệt huyết của mình, cứ chinh phục những gì bản thân khao khát. Đến khi nào đã thực sự hài lòng, bản thân đã đủ điềm đạm, đến một thời điểm nhất định nào đó, khi một sáng chủ nhật bạn thức dậy, bỗng không muốn ngủ nướng nữa mà lại muốn một ai đó hôn chào buổi sáng, rồi vào bếp làm điểm tâm, pha một cốc cà phê và cùng nhau chào ngày mới. Tối đến bạn chán việc ra ngoài lượn lờ mà lại muốn ở nhà xem tin tức, và trong những chuyến du lịch sắp tới, bạn bỗng thấy cô đơn quá, bạn cần ai đó nắm tay đi cùng cho bớt xa xôi và buồn chán… Thì lúc đấy, là lúc thích hợp để kết hôn.
Như vậy, vấn đề đâu phải là kết hôn khi nào, ở tuổi bao nhiêu, mà là bạn đã sẵn sàng hay chưa thôi. Hôn nhân vốn là chuyện nghiêng về định mệnh, bản thân chúng ta trốn tránh cũng không được mà chờ mong cũng không xong. Nếu bạn không bị bắt ép, bạn có quyền quyết định cuộc hôn nhân của mình thì đó là một điều may mắn, và đừng lãng phí nó. Vì đó có thể là chiếc vé duy nhất trong đời đưa bạn đến hạnh phúc.
Tôi nghĩ chúng ta không thể trả lời cho câu hỏi bao nhiêu tuổi thì kết hôn, vì đó là duyên số, là tương lai. Thần thánh mấy mới đoán được điều này. Tất cả dường như chỉ nói lên con số mình thích một cách chủ quan mà thôi. Vấn đề không nằm ở tuổi tác (dĩ nhiên là bạn không thể kết hôn khi mà bạn chưa đủ tuổi pháp luật cho phép kết hôn), mà điều quan trọng là bạn đã gặp được đúng người hay chưa, bạn đã hoàn toàn sẵn sàng cho một cuộc hôn nhân, cho cuộc sống gia đình hay chưa, vì kết hôn đồng nghĩa với việc bạn sẽ bước vào một cuộc sống mới.
Trước hết, hãy chỉ kết hôn khi bản thân đã thực sự sẵn sàng
Một cuộc hôn nhân sẽ không thể nào đúng nghĩa nếu một trong hai người không hoặc chưa sẵn sàng. Bạn kết hôn trong trạng thái hoang mang, trong tâm lý lo lắng và sợ sệt, chưa nhận thức được việc bản thân sắp làm có ý nghĩa như thế nào. Nếu người kia, cô dâu hoặc chú rể của bạn biết được điều này thì sao, họ yêu bạn thật lòng, họ chuẩn bị tất cả một cách tốt nhất để cùng bạn đi suốt quãng đường còn lại của cuộc đời, nhưng đổi lại chính sự mơ hồ chưa sẵn sàng của bạn sẽ làm họ tổn thương và thất vọng biết bao. Như thế cả hai cũng chẳng vui sướng gì. Kết hôn là một việc trọng đại nhất đời người, hãy cân nhắc kỹ càng, hãy đối mặt với nó một cách chờ mong hạnh phúc nhất, và đừng làm thấp đi ý nghĩa giá trị của nó.
Hãy chỉ kết hôn khi bản thân đã thực sự sẵn sàng
Nên kết hôn với người bạn thực sự yêu và được yêu chân thành
Kết hôn là bạn và đối phương sẽ hằng ngày gặp mặt, tối ngủ cùng giường, và nắm tay nhau đi đến đầu bạn răng long. Là dung hòa được cái riêng của cả hai thành cái chung của nhau. Là biến nhược điểm của đối phương thành ưu điểm để mà yêu. Nếu hai người kết hôn với nhau mà không thực sự yêu, không thực sự hiểu nhau thì làm sao làm được những điều đó? Đừng nghĩ sống với nhau lâu ngày thì ắt hiểu nhau, đó có chăng cũng chỉ có trong phim mà thôi. Thực tế rất nhiều cuộc hôn nhân đỗ vỡ vì cả hai không chịu đựng được nhau, họ nhìn nhau thôi cũng thấy chán, vì có những người mất cả đời cũng chẳng hiểu được nhau.
Thế nên, trước khi kết hôn, bạn nên tự hỏi bản thân mình kết hôn với người kia vì điều gì, và phải trả lời thật thực tâm. Vì trong xã hội ngày nay người ta đến với nhau vì rất nhiều lý do, không nhất thiết phải là chân tình, mọi thứ đều có thể quy đổi thanh tiền tài, địa vị và hằng hà sa số những thứ khác. Hãy nhớ rằng hôn nhân nên bắt đầu từ tình yêu thực sự. Những toan tính ban đầu sẽ chỉ là yếu tố tạo nên vết thương khó lành cho cuộc hôn nhân của chính bạn mà thôi. Cùng một người mình không yêu đối diện nhau suốt những năm tháng còn lại của cuộc đời là một điều không hề dễ dàng, không tránh khỏi những lúc bạn muốn bỏ cuộc, muốn đường ai nấy đi và thôi ràng buộc nhau, nhưng nếu lỡ hai người đã có những đứa con thì sao? Để con mình chịu cảnh cha mẹ mỗi người một nơi, hay sống trong một gia đình không trọn vẹn? Hãy suy nghĩ cho những đứa trẻ đáng thương ấy. Chúng không có tội.
Kết hôn khi sự nghiệp, kinh tế đã phần nào vững vàng
Tôi nghĩ đây là một vấn đề nên nghiêm túc suy nghĩ trước khi quyết định cưới. Dù hai người bắt đầu “góp gạo thổi cơm chung” nhưng cũng không thể kết hôn khi bản thân không có gì cả, không nhất thiết phải giàu nứt vách hay tiền tiêu không hết nhưng ít nhất cũng phải có một phần tài sản trong tay, để tránh việc trông chờ vào đối phương. Nếu bạn là cô gái sắp lấy một người chồng giàu có cũng đừng hy vọng quá nhiều vào mớ tài sản của anh ta, nên nhớ tiền là thứ nhạy cảm và dễ gây mâu thuẫn nhất, chẳng dễ gì người khác cho không bạn (kể cả chồng bạn). Còn nếu ngược lại, bạn là một người đàn ông thì điều này càng quan trọng, cưới vợ cũng như sắm thêm cho mình cái quyền bảo hộ chăm lo cho cô ấy, nếu là một người đàn ông thực thụ thì chẳng ai muốn bản thân mang tiếng “bám váy đàn bà”. Là một trụ cột gia đình, người đàn ông hẳn biết cách nào để hoàn thành vai trò của mình tốt nhất.
Kinh tế và sự nghiệp vững vàng sẽ đảm bảo cho hôn nhân hạnh phúc
Kết hôn khi đã “mỏi mệt” với tuổi trẻ và mong muốn một gia đình nhỏ an yên
Tuổi trẻ vốn dĩ nhiều ước mơ, thích tự do và rất háo thắng. Nếu bạn vẫn còn thích những chuyến phượt đầy ngẫu hứng đến những nơi xa lạ, thích phóng xe hóng gió khắp thành phố cả đêm, thích vào pup những cuối tuần, thích ngủ đến tận trưa những ngày nghỉ,… thì xin hãy đừng nghĩ đến chuyện kết hôn. Vì đơn giản, tuổi trẻ của bạn chưa đủ, bạn vẫn còn phải làm việc, phải kiếm tiền để thỏa mãn nhưng giấc mơ tuổi trẻ. Đó là những giấc mơ tuyệt vời mà chỉ có tuổi trẻ bạn mới có thể biến chúng thành hiện thực. Thế nên hãy cứ bay đi một cách tự do với những nhiệt huyết của mình, cứ chinh phục những gì bản thân khao khát. Đến khi nào đã thực sự hài lòng, bản thân đã đủ điềm đạm, đến một thời điểm nhất định nào đó, khi một sáng chủ nhật bạn thức dậy, bỗng không muốn ngủ nướng nữa mà lại muốn một ai đó hôn chào buổi sáng, rồi vào bếp làm điểm tâm, pha một cốc cà phê và cùng nhau chào ngày mới. Tối đến bạn chán việc ra ngoài lượn lờ mà lại muốn ở nhà xem tin tức, và trong những chuyến du lịch sắp tới, bạn bỗng thấy cô đơn quá, bạn cần ai đó nắm tay đi cùng cho bớt xa xôi và buồn chán… Thì lúc đấy, là lúc thích hợp để kết hôn.
Như vậy, vấn đề đâu phải là kết hôn khi nào, ở tuổi bao nhiêu, mà là bạn đã sẵn sàng hay chưa thôi. Hôn nhân vốn là chuyện nghiêng về định mệnh, bản thân chúng ta trốn tránh cũng không được mà chờ mong cũng không xong. Nếu bạn không bị bắt ép, bạn có quyền quyết định cuộc hôn nhân của mình thì đó là một điều may mắn, và đừng lãng phí nó. Vì đó có thể là chiếc vé duy nhất trong đời đưa bạn đến hạnh phúc.
Theo Tapchicuoihoi