Latest Post

Hình thức chụp ảnh cưới phóng sư đang được rất nhiều cặp đôi ưa thích và sử dụng cho đám cưới của mình, thay vì sử dụng những hình thức chụp ảnh cưới truyền thống. 

Vậy chụp phóng sự cưới là gì, và chụp ảnh phóng sự cưới có gì khác so với chụp ảnh cưới truyền thống…

Đọc thêm: 





Chụp phóng sự cưới là gì?

Chụp ảnh cưới dạng phóng sự là hình thức chụp ảnh cưới mà ở đó, người chụp ảnh hoàn toàn lựa chọn góc chụp, cảnh chụp một cách thật tự nhiên, hoàn toàn phụ thuộc vào đánh giá cũng như cảm nhận của bản thân mình. 

Điều đó đồng nghĩa với việc, với hình thức này các cặp đôi hoàn toàn trao những khoảnh khắc đẹp nhất của cuộc đời mình vào tay photographer. 

Chụp ảnh cưới phong cách phóng sự đề cao sự ngẫu hứng, tự nhiên, cùng với đó là tài năng và cảm xúc của người chụp ảnh đặt vào viêc ghi lại khoảnh khắc trọng đại.

* Sự khác biệt giữa ảnh cưới phóng sự và thể loại ảnh cưới truyền thống tại Việt Nam: 

– Ảnh cưới phóng sự ghi lại đầy đủ và chân thực nhất những khoảnh khắc xảy ra trong đám cưới theo trình tự thời gian. Tuy nhiên bộ ảnh phóng sự chỉ có thể thực hiện trong ngày ăn hỏi, lễ đón dâu hay trong phần làm lễ, buổi tiệc. Còn album ảnh chụp trước ngày cưới diễn ra không thể được gọi là ảnh cưới phóng sự.

– Ảnh cưới phóng sự luôn đề cao sự tự nhiên, nhiếp ảnh gia chỉ có thể đứng ngoài sự kiện, chụp lại những khoảnh khắc đáng nhớ nhất bằng con mắt nghệ thuật của mình. Nhiếp ảnh gia không được sắp đặt hay can thiệp vào bất cứ hoạt động nào trong ảnh. Điều này là sự khác biệt cơ bản so với kiểu chụp ảnh truyền thống của Việt Nam. Các thợ ảnh Việt trước kia vẫn thường chụp lại hình ảnh nhà trai từ khi sang nhà gái rước dâu, trao mâm quả, cúng gia tiên cho tới khi đãi tiệc. Nhưng những người thợ chụp ảnh thường bắt mọi người tạo dáng hoặc dừng mọi hoạt động họ đang làm để tập trung chụp ảnh. Như vậy, những bộ ảnh này sẽ không được gọi là ảnh cưới phóng sự. * Yêu cầu của ảnh cưới phóng sự – Bộ ảnh phải ghi lại được đầy đủ các nghi lễ cũng như các khoảnh khắc quan trọng trong đám cưới. Thông thường, phải có ít nhất 2 nhiếp ảnh gia cùng chụp các khoảnh khắc diễn ra song song mới có thể đảm bảo bộ ảnh trọn vẹn nhất.

– Những tấm ảnh phải có nhân vật trung tâm, đa phần nên xoay quanh cô dâu chú rể. Khuôn hình phải đẹp, cân đối, màu sắc phải hài hòa.

– Ngoài ra, tùy theo trình độ của nhiếp ảnh gia, góc nhìn sẽ mới lạ hay không. Nhiếp ảnh gia cần biết chọn khung cảnh đẹp, như không gian khách sạn, hay nếu như chụp ảnh trong lúc làm lễ tại nhà, cần chú ý chọn bối cảnh đẹp và loại bỏ những yếu tố có thể làm hỏng vẻ đẹp như đồ đạc cũ, phông tường…


– Một bộ ảnh phóng sự bắt buộc phải chứa đựng cảm xúc, phải ghi lại được những trạng thái tình cảm của cô dâu chú rể, bố mẹ, người thân, bạn bè như căng thẳng, háo hức, vui sướng và cả những giọt nước mắt, nụ cười.

Sự lựa chọn nào là hợp lý

Hiện nay, đa số các đôi uyên ương vẫn lựa chọn hình thức chụp ảnh truyền thống cho lễ thành hôn của mình. Bởi lẽ đám cưới là một dịp quan trọng, có mặt đông đủ họ hàng, bạn bè thân thuộc của hai bên gia đình, vì vậy, những bức ảnh trang trọng chụp lại khoảnh khắc của hai nhân vật chính và mọi người sẽ là kỷ niệm quý giá. 

Vì lẽ đó, khi nghĩ tới ảnh đám cưới, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những bức hình được "pose" dáng nghiêm chỉnh, tất cả mọi người nhìn vào ống kính máy ảnh và cười.

Bên cạnh kiểu chụp ảnh cưới truyền thống, thế mạnh của ảnh cưới phóng sự báo chí (hay ảnh cưới journalistic) là nhiếp ảnh gia sẽ ghi lại các hình ảnh chân thực trong đám cưới bằng con mắt nghệ thuật của mình. 

Điều đặc biệt nhất trong thể loại này là nhiếp ảnh gia chỉ có thể đứng ngoài sự kiện, nhanh tay chụp lại những khoảnh khắc đáng nhớ nhất mà không được sắp đặt hay can thiệp vào bất cứ hoạt động nào của chủ thể trong ảnh. 

Nét độc đáo của ảnh cưới phóng sự theo kiểu báo chí là sự chân thực, xuyên suốt và thể hiện được cảm xúc say mê, hạnh phúc của đôi uyên ương trong ảnh.

Người nhiếp ảnh gia chụp ảnh cưới journalistic chuyên nghiệp sẽ chụp một chuỗi những bức hình có tính liên tục và thể hiện toàn cảnh đám cưới theo một cách hoàn chỉnh. 

Nhiếp ảnh gia sẽ không tạo dáng chụp hình cho các khách mời hay các thành viên gia đình, sẽ không cố ổn định mọi người và không khuyến khích tất cả cùng cười hay nghiêm trang mà để họ tự nhiên trong không gian của đám cưới. 

Rất nhiều những bức hình đến khi xem lại ảnh, mọi người mới biết đã bị "chụp trộm", nhưng đó sẽ là câu chuyện rất thật được kể qua một bức ảnh!

Vậy, đám cưới sẽ chụp ảnh theo kiểu truyền thống hay chụp ảnh phóng sự? Bạn thích phong cách nào hơn? Hay bạn thấy chỉ một phong cách thôi là không đủ và bạn muốn kết hợp cả hai? Cô dâu, chú rể cần có quyết định hợp lý cho lễ thành hôn của mình, tốt hơn cả là nên tìm một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp và bàn bạc cụ thể với họ.

Tham khảo thêm: 

http://www.khamphainfo.com/2017/08/tim-hieu-chup-anh-phong-su-cuoi-la-gi.html
http://www.camnangcuoihoi.info/2017/04/chup-anh-phong-su-cuoi-la-gi.html
http://www.camnangcuoihoi.info/2017/09/chi-phi-chup-anh-cuoi-phong-su-va-can.html
http://www.camnangcuoihoi.info/2017/08/quay-phim-cuoi-phong-su-nen-chu-y-ieu-gi.html
http://www.camnangcuoihoi.info/2017/08/uu-iem-cua-anh-cuoi-phong-su-la-gi.html

Plank là bài tập liên quan tới nhiều nhóm cơ cùng lúc. Tập plank đều đặn giúp cơ bụng săn chắc, giảm mỡ bụng, đồng thời cải thiện tư thế, cải thiện tâm trạng và giảm đau lưng.

Thông tin tham khảo:

7 cách giảm mỡ bụng nhanh hiệu quả
Công thức giảm mỡ bụng tự nhiên
Cách giảm mỡ bụng đơn giản với nước rau mùi
8 cách hiệu quả giúp quý ông giảm mỡ bụng

Chế độ ăn nào giúp giảm mỡ bụng nhanh



Plank là gì ?

Thoạt nhìn, plank là một động tác thể dục đơn giản, song để làm đúng cách, bạn phải hết sức chú tâm để giữ lưng, hông, cổ thành một đường thẳng.

Đầu tiên, bạn cần nằm sấp, chống hai khuỷu tay vuông góc ngay dưới vai. Lưu ý, không đặt hai khuỷu tay quá gần nhau, mắt nhìn về phía trước, không ngước cổ lên, theo Mercola.com.

Tiếp đến, nhón hai mũi chân, nâng thân người lên và giữ đầu, vai, lưng, hông, thành một đường thẳng. Giữ tư thế này từ 15 - 30 giây, cho những lần đầu. Điểm quan trọng trong động tác này là hóp bụng và siết mông, đồng thời duy trì nhịp thở đều đặn. Tuyệt đối không được nín thở. Sau đó, thả lỏng cơ thể, nghỉ ngơi khoảng 1 phút và lặp lại plank từ 3 - 5 lần/ngày. Tăng dần thời gian cho mỗi lần plank lên 45 giây, 1 phút… tùy khả năng.



Lợi ích của plank

Tập plank đều đặn giúp củng cố các cơ sâu bên trong bụng, tạo nền móng cho cơ bụng 6 múi. Plank cũng giúp giảm mỡ bụng và tăng cường sức mạnh của các cơ trung tâm, giúp nâng đỡ cột sống cơ thể, từ đó cải thiện tư thế, tạp chí Time dẫn lời Giáo sư Sherry Pagoto thuộc Đại học Y khoa Massachusetts (Mỹ) cho hay.

Giảm đau lưng là một lợi ích khác của plank. Động tác này tăng cường cơ bắp, đặc biệt là các cơ ở phần lưng trên. Theo Hội đồng Thể dục Mỹ (ACE), tập plank đòi hỏi sự vận động tối thiểu nhiều nhóm cơ, giúp cơ lưng khỏe mạnh, từ đó giảm đau lưng.

Plank mỗi ngày còn giúp tăng cường quá trình trao đổi chất và đốt cháy calo nhiều hơn động tác gập bụng.

Không chỉ củng cố sức mạnh các cơ trung tâm, plank còn tăng tính linh hoạt, dẻo dai trong các nhóm cơ ở phần hông, theo epainassist.com. Các cơ xung quanh vai, xương đòn, xương bả vai, ngón chân và bàn chân cũng được kéo duỗi giúp bạn dễ dàng điều khiển.
Tập plank còn giúp cải thiện tâm trạng. Plank giúp thư giãn các nhóm cơ thường trở nên căng cứng do bạn ngồi hàng giờ trước màn hình máy tính. Sự giải phóng cơ do plank đem lại giúp nâng cao tinh thần.

Những lưu ý khi plank

Tập plank đúng là rất quan trọng, vì làm sai hoặc quá sức có thể dẫn đến chấn thương. Trước khi bắt đầu plank, bạn nhớ thực hiện vài động tác khởi động làm nóng cơ thể. Khi plank, nên giữ tư thế lưng thẳng, gồng bụng, không nên nâng hông lên quá cao và tránh để lưng võng xuống vì dễ gây đau lưng, đau hông.

Theo các chuyên gia sức khỏe, lúc mới tập, bạn chỉ nên plank trong 15 - 30 giây, sau đó tăng dần theo thời gian. Nhiều bạn trẻ cho biết duy trì plank đúng động tác trong khoảng 30 giây là không đơn giản đối với những người mới tập. Tuy nhiên, nếu kiên trì tập luyện, bạn có thể plank được trong khoảng 1 - 3 phút.

Plank mỗi ngày mới đem lại hiệu quả. Lúc mới tập, bạn chỉ cần plank trong 15 giây và 3 lần/ngày. Tập được thời gian thì tăng lên 30 giây với tần suất 3 lần/ngày. Ở những người tập lâu là 60 giây và 4 lần/ngày.

Ngoài ra, hãy cẩn thận để tránh những sai lầm thường gặp khi plank như để hông, đầu hoặc vai sà thấp xuống đất; đặt hai khuỷu tay quá gần nhau, điều này có thể gây không ổn định ở khớp vai; nín thở hoặc cố gắng plank quá lâu, theo Mercola.com.

Duy trì đúng tư thế plank trong một khoảng thời gian ngắn thì tốt hơn là plank lâu mà sai tư thế.


Theo Thanh Niên

Một số bà mẹ thường trì hoãn việc tiêm phòng cho con do lo sợ trẻ phải tiêm quá nhiều và gặp những tác dụng phụ kéo dài (ốm sốt).

Tham khảo thêm: Lịch tiêm chủng mở rộng 2017 cho trẻ em

Nhưng nghiên cứu cho thấy những nỗi sợ này là không có căn cứ và ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của trẻ.



Theo nhóm các nhà khoa học Mỹ, không tạo miễn dịch cho trẻ ở thời điểm sớm nhất trẻ sẽ có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng.

Các nhà nghiên cứu trường Y Louisville (Mỹ) đã xem xét dữ liệu từ các dự án giám sát an toàn vắc-xin Mỹ và so sánh các kết quả tiêm vắc-xin của 1.047 trẻ từ năm 1993 – 1997. Một số trong đó đã được tiêm vắc-xin đúng lịch với 10 mũi tiêm trong 7 tháng đầu đời và một số khác thì trì hoãn việc tiêm vắc-xin.

Các nhà nghiên cứu thực hiện các test về trí thông minh, diễn đạt và hành vi của trẻ 7 năm sau đó và nhận thấy có một số sự khác biệt giữa 2 nhóm tiêm vắc-xin đúng hạn và bị trì hoãn. Nhóm tiêm đúng lịch có điểm kiểm tra IQ nhỉnh hơn và cũng trả lời nhanh hơn 1 chút.

BS Michael Smith, chuyên gia nhi về các bệnh nhiễm trùng, ĐH Louisville cho biết: “Nghiên cứu cho thấy trì hoãn việc tiêm vắc-xin sẽ không giúp trẻ sơ sinh có thêm bất kỳ lợi thế nào về phát triển trí não. Và việc không tiêm vắc-xin còn làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng như viêm gan B”. Và ông so sánh với việc không thắt dây bảo hiểm khi ngồi ô tô: “Bạn sẽ không biết khi nào mình bị “quật ngã””. 

Theo khuyến nghị, trẻ cần được tiêm khoảng 15 mũi trong 18 tháng đầu đời, tính gộp cả các mũi vắc xin 5 trong 1. Giai đoạn cao điểm nhất là tháng tuổi thứ 4, trẻ phải tiêm 3 mũi trong tháng.

Không chỉ các em nhỏ cần tiêm vắc xin phòng ngừa một số bệnh nghiêm trọng, là người lớn, bạn cũng nên tiêm ngừa những loại vắc xin sau nhé!

Bạn hãy xem những loại vắc xin trong danh sách dưới đây để tìm ra loại vắc xin bạn đã tiêm ngừa hay chưa. Nếu chưa, hãy chắc chắn thu xếp đi tiêm ngừa các  chủng này ở Bệnh viện và Trung tâm sức khỏe nhé!

1. Vắc xin ngừa cúm

Ai cần tiêm nó?

Bạn nên tiêm phòng chủng ngừa này nếu bạn đang ở độ tuổi 50 hoặc độ tuổi lớn hơn. Hay như bạn có một bệnh mãn tính hoặc một hệ thống miễn dịch yếu. Bạn làm việc trong môi chăm sóc sức khỏe.



Bạn sống ở một cơ sở chăm sóc sức khỏe; bạn đang sống hoặc chăm sóc cho bất cứ người có nguy cơ biến chứng cao; bạn cũng nên tiêm phòng ngừa cho trẻ 5 tuổi hoặc trẻ nhỏ hơn; hoặc bất kỳ độ tuổi nào chỉ vì muốn giảm nguy cơ mắc bệnh cúm. 

Thuốc chủng ngừa cúm cũng được đề nghị tiêm cho phụ nữ mang thai nếu bạn chưa được chích ngừa cúm.

Khi nào nên thực hiện tiêm ngừa?

Bạn nên được tiêm ngừa một chủng liều thuốc ngừa cúm hàng năm và lý tưởng nhất là nên tiêm phòng ngừa vào tháng 10 -11.

Những đối tượng không nên tiêm ngừa?

Thuốc chủng ngừa cúm không nên được tiêm ngừa nếu bạn bị dị ứng với trứng, nếu bạn đã có một phản ứng dị ứng với thuốc chủng ngừa cúm trước đó hoặc bạn đang bị bệnh. 

2. Vắc xin viêm phổi

Ai cần tiêm nó?

Bạn nên tiêm ngừa vắc xin viêm phổi nếu bạn đang ở độ tuổi 65 trở lên; bạn có một bệnh mãn tính hoặc một hệ thống miễn dịch yếu; hoặc lá lách của bạn đã bị cắt.



Khi nào nên thực hiện tiêm ngừa?

Bạn nên nhận được một liều thuốc chủng ngừa bệnh viêm phổi tại bất kỳ thời điểm nào. Bạn có thể cần tiêm một liều thứ hai nếu bạn 65 tuổi hoặc lớn tuổi hơn và đã được tiêm liều đầu tiên trước khi 65 tuổi; 

Bạn có hệ thống miễn dịch yếu hoặc bệnh thận; bạn đã cấy ghép tủy xương hoặc lá lách đã bị cắt.

Những đối tượng không nên tiêm ngừa?

 Không nên tiêm ngừa chủng ngừa viêm phổi nếu bạn đã có một phản ứng dị ứng với thuốc chủng ngừa viêm phổi trước đó hoặc bạn đang bị bệnh.

3. Vắc xin uốn ván, bạch hầu và ho gà

Ai cần tiêm nó? 

Bạn nên tiêm phòng vắc-xin uốn ván, bạch hầu và ho gà kết hợp nếu bạn đang trong độ tuổi từ 19-64. Hoặc bạn đã tiêm chủng ngừa uốn ván mũi cuối cùng đã hơn 10 năm trước đây.

Bạn có một vết thương dễ bị viêm nhiễm và vắc-xin uốn ván bạn đã tiêm cách đây 5 năm trở lên. 

Khi nào nên thực hiện tiêm ngừa?

Nhận một liều vắc xin này nếu bạn không bao biết bạn đã bao giờ có thuốc chủng ngừa bệnh này hay chưa. Tiêm nhắc lại một liều thứ hai 4 tuần sau liều đầu tiên. 

Nhắc lại một liều thứ ba 6- 12 tháng sau liều thứ hai. Nếu bạn đang độ tuổi 19-64 và chưa nhận được một liều vắc xin nào thì có thể tiêm ngừa bất cứ lúc nào nhé.

Những đối tượng không nên tiêm ngừa?

Thuốc chủng ngừa vắc-xin uốn ván, bạch hầu và ho gà kết hợp không nên tiêm nếu bạn đã có một phản ứng dị ứng với một liều vắc xin cuốn ván, ho gà hoặc bạch hầu nhé. Bạn đang mang thai, bạn đã bị hôn mê hoặc co giật trong vòng 7 ngày khi dùng thuốc chủng ngừa bệnh ho gà trước đó, hoặc bạn đang bị bệnh.  

Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn có bệnh động kinh hoặc bạn đã có hội chứng Guillain-Barre.

4. Viêm màng não

Ai cần tiêm nó?

Bạn nên tiêm vắc-xin viêm màng não nếu bạn có một đứa trẻ hoặc thanh thiếu niên hoặc bạn đang sống trong ký túc xá. Bạn đi du lịch hoặc làm việc trong môi trường nơi mà bệnh viêm màng não phổ biến, hoặc lá lách của bạn đã bị cắt. 



Thuốc chủng này cũng có thể được khuyến khích nếu bạn có nguy cơ cao hoặc phát sinh ổ dịch xảy ra trong cộng đồng.

Khi nào nên thực hiện tiêm ngừa?

Bạn nên tiêm một liều thuốc chủng ngừa viêm màng não bất cứ lúc nào.

Những đối tượng không nên tiêm ngừa?

Thuốc chủng ngừa viêm màng não không được khuyến cáo nếu bạn đang bị bệnh. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn đã có hội chứng Guillain-Barre.

5. Bệnh thủy đậu 

Ai cần tiêm nó? 

Bạn nên tiêm phòng chủng ngừa thủy đậu nếu bạn chưa bao giờ bị bệnh thủy đậu (đặc biệt là nếu bạn sống với một người có hệ thống miễn dịch yếu). 

Hay như bạn không chắc chắn cho dù bạn đã bị bệnh thủy đậu hoặc bạn đang xem xét việc mang thai và không biết bạn đang miễn dịch với bệnh thủy đậu hay không.

Khi nào nên thực hiện tiêm ngừa?

Nên tiến hành nhận được một liều thuốc chủng ngừa bệnh thủy đậu bất cứ lúc nào. Và lưu ý sau khi tiêm mũi đầu tiên, bạn hãy tiêm nhắc lại mũi thứ hai 4-8 tuần sau liều đầu tiên.

Những đối tượng không nên tiêm ngừa?

Thuốc chủng ngừa thủy đậu không nên tiêm ngừa nếu bạn có một hệ thống miễn dịch yếu, bạn đang mang thai, hoặc bạn có thể có thai trong vòng 4 tuần.

6. Bệnh sởi, quai bị và rubella

Ai cần tiêm nó?

Bạn nên tiêm phòng bệnh sởi- quai bị- rubella kết hợp (MMR) nếu bạn được sinh ra trong hoặc sau năm 1957 và chưa bao giờ được tiêm phòng một chủng ngừa MMR.

Khi nào nên thực hiện tiêm ngừa?

Bạn có thể tiêm phòng một liều vắc-xin MMR bất kỳ lúc nào. Tiêm nhắc lại một liều thứ hai 4 tuần sau liều đầu tiên nếu mới đây bạn tiếp xúc với bệnh sởi hay phát sinh ổ dịch xảy ra trong cộng đồng của bạn.

Bạn là một nhân viên y tế, bạn đã được chích ngừa với thuốc chủng ngừa bệnh sởi. Bạn đi du lịch thường xuyên, bạn đang là một sinh viên đại học, hoặc bạn đã có một xét nghiệm máu cho thấy không bị rubella miễn dịch.

Những đối tượng không nên tiêm ngừa?

Thuốc chủng ngừa MMR không được khuyến cáo nếu bạn được sinh ra trước năm 1957, bạn có hệ thống miễn dịch yếu, bạn đang mang thai, hoặc bạn có thể có thai trong vòng bốn tuần sau khi tiêm chủng ngừa.

7. Bệnh HPV

Ai cần tiêm nó?

Bạn nên tiêm chủng ngừa HPV (ung thư cổ tử cung) nếu bạn là một người phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 26 hoặc trẻ hơn. Hoặc khi còn vị thành niên, bạn chưa được tiêm ngừa. 

Nếu bạn là nam giới, bạn cũng nên xem xét việc tiêm chủng ngừa HPV nhất là những người đàn ông độ tuổi 26 hoặc trẻ hơn. Đối với nam giới, vắc-xin HPV sẽ giúp ngăn ngừa mụn cóc sinh dục.

Khi nào nên thực hiện tiêm ngừa?

Nên nhận được một liều thuốc chủng ngừa HPV bất kỳ lúc nào. Nhắc lại một liều thứ hai 2 tháng sau liều đầu tiên, và liều thứ ba 6 tháng sau liều đầu tiên.

Những đối tượng không nên tiêm ngừa?

Bạn không nên tiêm phòng chủng ngừa này nếu bạn bị dị ứng với nấm men; bạn đã có một phản ứng dị ứng với một liều vắc-xin, bạn đang mang thai hoặc đang bị bệnh.

8. Viêm gan A

Ai cần tiêm nó?

Bạn nên tiêm thuốc chủng ngừa viêm gan A nếu bạn muốn bảo vệ mình khỏi bệnh viêm gan A, bạn có một rối loạn đông máu, yếu tố hoặc bệnh gan mãn tính.

Bạn là một người đàn ông có quan hệ tình dục với người đàn ông khác, bạn chích ma túy bất hợp pháp hoặc có quan hệ tình dục với một người nào đó.

Bạn là một nhân viên y tế chăm sóc những người có thể được tiếp xúc với virus trong phòng thí nghiệm, hoặc bạn đi du lịch hoặc làm việc trong môi trường mà nhiều người nhiễm bệnh viêm gan A.

Khi nào nên thực hiện tiêm ngừa?

Nên nhận được một liều vắc xin viêm gan A bất cứ lúc nào. Nhắc lại một liều thứ hai từ 6- 18 tháng sau liều đầu tiên.

Những đối tượng không nên tiêm ngừa?

Thuốc chủng ngừa viêm gan A không được khuyến cáo nếu bạn đã có một phản ứng dị ứng với một liều thuốc chủng ngừa hoặc bạn đang bị bệnh.

9. Bệnh viêm gan B

Ai cần tiêm nó

Bạn nên tiêm thuốc chủng ngừa viêm gan B nếu bạn đang sinh hoạt tình dục không chung thủy. Bạn là một người đàn ông có quan hệ tình dục với người đàn ông khác, bạn có quan hệ tình dục với một người bị nhiễm viêm gan B, bạn chích ma túy bất hợp pháp.

Bạn đang nhận chạy thận nhân tạo, là một người chăm sóc sức khỏe hoặc an toàn công cộng, hoặc bạn sống với người bị nhiễm viêm gan B mãn tính.

Khi nào nên thực hiện tiêm ngừa?

Nên nhận được một liều vắc-xin viêm gan B bất lúc nào. Nhắc lại một liều thứ hai 1 tháng sau liều đầu tiên. Nhắc lại một liều thứ ba ít nhất 2 tháng sau liều thứ hai và ít nhất 4 tháng sau liều đầu tiên.

Những đối tượng không nên tiêm ngừa?

Thuốc chủng ngừa viêm gan B không nên tiêm ngừa nếu bạn bị dị ứng với nấm men, bạn đã có một phản ứng dị ứng với một liều thuốc chủng ngừa hoặc bạn đang bị bệnh.

10. Bệnh zona

Ai cần tiêm nó?

Bạn nên tiêm phòng chủng ngừa bệnh zona nếu bạn lớn hơn tuổi 60.

Khi nào nên thực hiện tiêm ngừa?

Nên tiêm một liều thuốc chủng ngừa bệnh zona bất kỳ lúc nào.

Những đối tượng không nên tiêm ngừa?

Thuốc chủng ngừa bệnh zona không nên tiêm nếu bạn đang mang thai, bạn đang bị bệnh, bạn đã có một phản ứng dị ứng với gelatin, kháng sinh hoặc một thành phần nào khác của thuốc chủng ngừa bệnh zona.

Bạn có hệ thống miễn dịch yếu do nhiễm HIV/AIDS, bạn đang điều trị bằng các phương pháp như bức xạ, steroid hoặc hóa trị liệu. Bạn bị ung thư bạch huyết, hoặc có bệnh lao mà không được điều trị.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến béo bụng như ngủ ít, ăn nhiều, uống quá nhiều bia rượu, di truyền…Đàn ông béo bụng có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm như tim mạch, ung thư, tiểu đường…


Ảnh minh họa từ Internet

1. Thường xuyên ăn trái cây "nhiệt đới"

 Các loại trái cây hay trồng ở vùng nhiệt đới ( trong đó có Việt Nam) là đu đủ, dứa, chuối, thanh long, bưởi, xoài... Có một nghiên cứu đáng ngạc nhiên mà không phải ai cũng biết đó là trái cây nhiệt đới có nhiều loại enzym kích thích tiêu hóa hơn các loại trái cây thông thường. Các loại quả này có thể giúp dạ dày hoạt động tốt hơn, tăng cường khả năng thải độc của cơ thể. Nếu chúng ta lựa chọn ăn những loại trái cây này chắc chắn sẽ làm cho bụng chúng ta nhỏ đi đáng kể.

2. Không nên uống nước ngọt có ga, uống nhiều sữa chua

 Để tốt cho sức khỏe khi chọn trà và đồ uống, người ta sẽ không bao giờ chọn nước ngọt có ga. Nên chọn sữa chua thay cho nước ngọt có ga. Sữa chua thực sự rất tốt cho dạ dày, chứa các axit lactic giúp tiêu hóa hết các năng lượng, chất béo dư thừa. 

3, Không mua đồ ăn vặt, nên ăn nhiều hạt dẻ

Mỗi người đều thích ăn vặt, nhưng về mức độ nói chung, mỗi người đều khác nhau. Không nên mua các đồ ăn chiên giòn như bim bim. Mặc dù có thể trong đó không có chất béo, nhưng muối và đường không nhất thiết phải có chất béo thì thức ăn mới chuyển hóa thành chất béo trong cơ thể. Có một thứ chúng ta nên ăn là hạt dẻ. Nó không chứa các axit béo no, có thể tăng cường hoạt động của hệ tuần hoàn, có lợi cho sức khỏe tim mạch.

4, Việt quất – "vua" của các loại quả giảm béo. 

Một chùm quả việt quất tươi chứa khoảng 4 gam chất xơ, chiếm 14% lượng thức ăn hàng ngày của chúng ta, chất xơ hòa tan trong nước này có thể ngăn ngừa táo bón. Ngoài ra, polyphenol có nhiều trong quả Việt Quất có thể giúp giảm mỡ bụng, giúp kiểm soát cân nặng cơ thể.

5. Ăn chậm, ăn thưởng thức

 Cô gái bụng nhỏ ăn rất chậm, mất một tiếng đồng hồ là chuyện bình thường. Trong thực tế, chế độ ăn uống chậm có thể ức chế béo bụng, ăn quá nhanh có thể cho phép chúng ta ăn quá nhiều không khí, tự nhiên sẽ làm cho cơ thể béo lên.

6, Nên tập aerobic

 Tập thể dục aerobic có thể loại bỏ mỡ bụng lâu ngày tích tụ trong cơ thể. Bài tập thể dục aerobic thông thường rất khó để có kết quả. Vì vậy cần tập những bài tập có cường độ cao liên tục để kích thích đốt cháy mỡ bụng.

7. Đứng thẳng, ngồi đúng

 Đây là một cách đơn giản, có thể nhiều người không tin. Bạn có thể đứng lên ngồi xuống, duy trì tốt động tác này giúp kéo dãn cơ bụng.

8, Thắt chặt bụng mọi lúc mọi nơi

Luôn luôn co bụng lại, không để cho bụng thả lỏng hoàn toàn. Trong thực tế, điều này giống như việc thực hiện thể dục thường xuyên của mình. Nếu thực sự bạn không thể kiên trì hãy dành ra 1 phút mỗi ngày. Chắc chắn sẽ có sự thay đổi lớn.

Ngày nay rất nhiều các phương pháp ăn uống tập luyện giúp giảm mỡ bụng. Người ta có thể hít không khí mà vẫn béo là do các chế độ ăn kiêng không hợp lí. Nhiều trường hợp còn gây nguy hiểm cho sức khỏe nếu không áp dụng các chế độ một cách khoa học.

Sức Khỏe

[Suc-khoe][fbig1]

Làm Đẹp

[Lam-dep][fbig2]

Làm Mẹ

[Lam-me][column1]

Ẩm Thực

[Am-thuc][column2]

Khám Phá

[Kham-pha][hot]

Thời Trang

[Thoi-trang][gallery1]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.